dang_yeu

New Member

Download Phân loại các dạng câu hỏi trong đề thi Đại học, cao đẳng 2007 -2008 -2009-2010 (môn hóa) miễn phí





POLIME – VẬT LIỆU POLIME.
Câu 374. Dãy gồm các chất đều có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là:
A. buta-1,3-đien; cumen; etilen; trans-but-2-en. B. stiren; clobenzen; isopren; but-1-en.
C. 1,2-điclopropan; vinylaxetilen; vinylbenzen; toluen. D. 1,1,2,2-tetrafloeten; propilen; stiren; vinyl clorua.
Câu 375. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Trùng hợp stiren thu được poli(phenol-fomanđehit).
B. Poli(etylen terephtalat) được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng các monome tương ứng.
C. Trùng ngưng buta-1,3-đien với acrilonitrin có xúc tác Na được cao su buna-N.
D. Tơ visco là tơ tổng hợp.
Câu 376. Nilon-6,6 là một loại.
A. tơ axetat. B. tơ visco. C. tơ poliamit. D. polieste.
Câu 377. Dãy gồm các chất được dùng để tổng hợp cao su Buna-S là:
A. CH2=CH-CH=CH2, lưu huỳnh. B. CH2=C(CH3)-CH=CH2, C6H5CH=CH2.
C. CH2=CH-CH=CH2, C6H5CH=CH2. D. CH2=CH-CH=CH2, CH3-CH=CH2.
Câu 378. Polivinyl axetat (hay poli(vinyl axetat)) là polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.
A. CH3COO-CH=CH2. B. C2H5COO-CH=CH2. C. CH2=CH-COO-C2H5. D. CH2=CH-COO-CH3.
Câu 379. Polime dùng để chế tạo thuỷ tinh hữu cơ (plexiglas) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.
A. CH3COOCH=CH2. B. CH2=C(CH3)COOCH3. C. C6H5CH=CH2. D. CH2 =CHCOOCH3.
Câu 380. Trong số các loại tơ sau: tơ tằm, tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ axetat, tơ capron, tơ enang, những loại tơ nào thuộc loại tơ nhân tạo? A. Tơ visco và tơ axetat. B. Tơ tằm và tơ enang.
C. Tơ visco và tơ nilon-6,6. D. Tơ nilon-6,6 và tơ capron.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

hẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của m và V lần lượt là
A. 17,8 và 4,48. B. 17,8 và 2,24. C. 10,8 và 4,48. D. 10,8 và 2,24.
Câu 229. Cho hỗn hợp gồm 1,12 gam Fe và 1,92 gam Cu vào 400 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm H2SO4 0,5M và NaNO3 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Cho V ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch X thì lượng kết tủa thu được là lớn nhất. Giá trị tối thiểu của V là
A. 240. B. 400. C. 120. D. 360.
Câu 230. Nung 6,58 gam Cu(NO3)2 trong bình kín không chứa không khí, sau một thời gian thu được 4,96 gam chất rắn và hỗn hợp khí X. Hấp thụ hoàn toàn X vào nước để được 300 ml dung dịch Y. Dung dịch Y có pH bằng.
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Câu 231. Nhiệt phân hoàn toàn 34,65 gam hỗn hợp gồm KNO3 và Cu(NO3)2, thu được hỗn hợp khí X (tỉ khối của X so với khí hiđro bằng 18,8). Khối lượng Cu(NO3)2 trong hỗn hợp ban đầu là
A. 11,28 gam. B. 8,60 gam. C. 20,50 gam. D. 9,40 gam.
Câu 232. Hoà tan hoàn toàn một lượng bột Zn vào một dung dịch axit X. Sau phản ứng thu được dung dịch Y và khí Z. Nhỏ từ từ dung dịch NaOH (dư) vào Y, đun nóng thu được khí không màu T. Axit X là
A. HNO3. B. H2SO4 loãng. C. H2SO4 đặc. D. H3PO4.
Câu 233. Cho 2,16 gam Mg tác dụng với dung dịch HNO3 (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,896 lít khí NO (ở đktc) và dung dịch X. Khối lượng muối khan thu được khi làm bay hơi dung dịch X là
A. 6,52 gam. B. 13,92 gam. C. 8,88 gam. D. 13,32 gam.
Câu 234. Hoà tan hoàn toàn 12,42 gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch X và 1,344 lít (ở đktc) hỗn hợp khí Y gồm hai khí là N2O và N2. Tỉ khối của hỗn hợp khí Y so với khí H2 là 18. Cô cạn dung dịch X, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 106,38. B. 38,34. C. 97,98. D. 34,08.
ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI. 2.
Dãy thế điện cực chuẩn: 1. Tc vật lí, hóa học, dãy thế điện cực chuẩn.
Câu 235. Dãy các ion xếp theo chiều giảm dần tính oxi hoá là (biết trong dãy điện hóa, cặp Fe3+/Fe2+ đứng trước cặp Ag+/Ag):
A. Ag+, Fe3+, Cu2+, Fe2+. B. Fe3+, Ag+, Cu2+, Fe2+. C. Fe3+, Fe2+, Cu2+, Ag+. D. Ag+, Cu2+, Fe3+, Fe2+.
Câu 236. Cho các phản ứng xảy ra sau đây:
(1)AgNO3 + Fe(NO3)2 → Fe(NO3)3 + Ag↓. (2)Mn + 2HCl → MnCl2 + H2↑.
Dãy các ion được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hoá là
A. Ag+, Fe3+, H+, Mn2+. B. Ag+, Mn2+, H+, Fe3+. C. Mn2+, H+, Ag+, Fe3+. D. Mn2+, H+, Fe3+, Ag+.
Câu 237. Cho các ion kim loại: Zn2+, Sn2+, Ni2+, Fe2+, Pb2+. Thứ tự tính oxi hoá giảm dần là
A. Zn2+>Sn2+ > Ni2+ > Fe2+> Pb2+. B. Pb2+ > Sn2+ > Ni2+ > Fe2+> Zn2+.
C. Pb2+ > Sn2+ > Fe2+> Ni2+ > Zn2+. D. Sn2+ > Ni2+ > Zn2+> Pb2+ > Fe2+.
Câu 238. Cho phản ứng hóa học: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu. Trong phản ứng trên xảy ra.
A. sự oxi hóa Fe và sự khử Cu2+. B. sự oxi hóa Fe và sự oxi hóa Cu.
C. sự khử Fe2+ và sự oxi hóa Cu. D. sự khử Fe2+ và sự khử Cu2+.
Câu 239. Hai kim loại X, Y và các dung dịch muối clorua của chúng có các phản ứng hóa học sau:
X + 2YCl3 → XCl2 + 2YCl2;.Y + XCl2 → YCl2 + X. Phát biểu đúng là:
A. Ion Y2+ có tính oxi hóa mạnh hơn ion X2+. B. Kim loại X khử được ion Y2+.
C. Kim loại X có tính khử mạnh hơn kim loại Y. D. Ion Y3+ có tính oxi hóa mạnh hơn ion X2+.
Câu 240. Thứ tự một số cặp oxi hoá khử trong dãy điện hoá như sau: Fe2+Fe; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+.Cặp chất không p/ ứng với nhau là
A. Fe và dung dịch CuCl2. B. dung dịch FeCl2 và dung dịch CuCl2. C. Cu và dung dịch FeCl3. D. Fe và dung dịch FeCl3.
Câu 241. Cặp chất không xảy ra phản ứng hoá học là
A. Cu + dung dịch FeCl2. B. Fe + dung dịch FeCl3. C. Cu + dung dịch FeCl3. D. Fe + dung dịch HCl.
Câu 242. Để khử ion Fe3+ trong dung dịch thành ion Fe2+ có thể dùng một lượng dư.
A. kim loại Ag. B. kim loại Mg. C. kim loại Ba. D. kim loại Cu.
Câu 243. Mệnh đề không đúng là:
A. Fe2+ oxi hoá được Cu. B. Tính oxi hóa của các ion tăng theo thứ tự: Fe2+, H+, Cu2+, Ag+.
C. Fe3+ có tính oxi hóa mạnh hơn Cu2+. D. Fe khử được Cu2+ trong dung dịch.
Câu 244. Để khử ion Cu2+ trong dung dịch CuSO4 có thể dùng kim loại.
A. Ba. B. K. C. Na. D. Fe.
Câu 245. X là kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng, Y là kim loại tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)3. Hai kim loại X, Y lần lượt là (biết thứ tự trong dãy thế điện hoá: Fe3+/Fe2+ đứng trước Ag+/Ag).
A. Ag, Mg. B. Fe, Cu. C. Cu, Fe. D. Mg, Ag.
Câu 246. Thứ tự một số cặp oxi hoá - khử trong dãy điện hoá như sau: Mg2+/Mg; Fe2+/Fe; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+; Ag+/Ag. Dãy chỉ gồm các chất, ion tác dụng được với ion Fe3+ trong dung dịch là:
A. Fe, Cu, Ag+. B. Mg, Cu, Cu2+. C. Mg, Fe2+, Ag. D. Mg, Fe, Cu.
Câu 247. Dãy nào sau đây chỉ gồm các chất vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch AgNO3?
A. Fe, Ni, Sn. B. Al, Fe, CuO. C. Hg, Na, Ca. D. Zn, Cu, Mg.
Câu 248. Kim loại M phản ứng được với: dung dịch HCl, dung dịch Cu(NO3)2, dung dịch HNO3 (đặc, nguội). Kim loại M là
A. Zn. B. Fe. C. Ag. D. Al.
- Ăn mòn điện hóa, pin điện.
Câu 249. Cho các cặp kim loại nguyên chất tiếp xúc trực tiếp với nhau: Fe và Pb; Fe và Zn; Fe và Sn; Fe và Ni. Khi nhúng các cặp kim loại trên vào dung dịch axit, số cặp kim loại trong đó Fe bị phá huỷ trước là
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.
Câu 250. Cho các hợp kim sau: Cu-Fe (I); Zn-Fe (II); Fe-C (III); Sn-Fe (IV). Khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li thì các hợp kim mà trong đó Fe đều bị ăn mòn trước là:
A. I, II và III. B. I, III và IV. C. I, II và IV. D. II, III và IV.
Câu 251. Biết rằng ion Pb2+ trong dung dịch oxi hóa được Sn. Khi nhúng hai thanh kim loại Pb và Sn được nối với nhau bằng dây dẫn điện vào một dung dịch chất điện li thì.
A. cả Pb và Sn đều bị ăn mòn điện hoá. B. chỉ có Pb bị ăn mòn điện hoá.
C. cả Pb và Sn đều không bị ăn mòn điện hoá. D. chỉ có Sn bị ăn mòn điện hoá.
Câu 252. Có 4 dung dịch riêng biệt: a) HCl, b) CuCl2 , c) FeCl3, d) HCl có lẫn CuCl2. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Fe nguyên chất. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là
A. 3. B. 2. C. 1. D. 0.
Câu 253. Tiến hành bốn thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3;. - Thí nghiệm 2: Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4 ;.
- Thí nghiệm 3: Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl3;.
- Thí nghiệm 4: Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi nhúng vào dung dịch HCl. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.
Câu 254. Trong pin điện hóa Zn-Cu, quá trình khử trong pin là
A. Zn2 + 2e → Zn. B. Cu → Cu2+ + 2e. C. Cu2+ + 2e → Cu. D. Zn → Zn2+ + 2e.
Câu 255. Cho biết phản ứng oxi hoá - khử xảy ra trong pin điện hoá Fe - Cu là:
Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu ; E0 (Fe2+/Fe) = - 0,44 V, E0 (Cu2+/Cu) = + 0,34 V.
Suất điện động chuẩn của pin điện hoá Fe - Cu là
A. 0,10 V. B. 1,66 V. C. 0,78 V. D. 0,92 V.
Câu 256. Cho suất điện động chuẩn Eo của các pin điện hoá: Eo(Cu-X) = 0,46V; Eo(Y-Cu) = 1,1V; Eo(Z-Cu) = 0,47V (X, Y, Z là ba kim loại). Dãy các kim loại xếp theo chiều tăng dần tính khử từ trái sang phải là
A. X, Cu, Z, Y. B. Z, Y, Cu, X. C. X, Cu, Y, Z. D. Y, Z, Cu, X.
Câu 257. Cho các thế điện cực chuẩn: = -1,66V; = -0,76V; = -0,13V; = +0,34V. Trong các pin sau đây, pin nào có suất điện động lớn nhất:
A. Pin Pb - Cu. B. Pin Zn - Pb. C. Pin Zn - Cu. D. Pin Al - Zn.
Câu 258. Cho suất điện động chuẩn của các pin điện hoá: Zn-Cu là 1,1V; Cu-Ag là 0,46 V. Biết thế điện cực chuẩn và có giá trị lần lượt là:
A. -1,46V và -0,34V. B. -0,76V và +0,34V. C. -1,56V và +0,64V. D. +1,56V và +0,64V.
Câu 259. Một pin điện hoá có điện cực Zn nhúng trong dung dịch ZnSO4 v
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top