Download Tiểu luận Giải pháp tăng cường vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước trong nền kinh tế nhiều thành phần của nước ta hiện nay miễn phí





MỤC LỤC
Lời mở đầu
Phần 1: Lí luận về vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước trong nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay.
1. Khái niệm về kinh tế nhà nước.
2. Các bộ phận hợp thành kinh tế nhà nước.
3. Vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước.
Phần 2: Giải pháp tăng cường vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước trong nền kinh tế nhiều thành phần của nước ta hiện nay.
1. Thực trạng hoạt động của kinh tế nhà nước.
a) Những thành tựu đã đạt được.
b) Những tồn tại và yếu kém.
c) Nguyên nhân của những tồn tại và yếu kém.
2. Giải pháp tăng cường vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước.
Kết luận.
 
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

là, kinh tế nhà nước nêu gương, tạo động lực cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác phát triển. Điều này biểu hiện ở chỗ kinh tế nhà nước và các thành phần kinh tế khác đều bình đẳng tronh kinh doanh, bình đẳng trong cạnh tranh, nhưng doanh nghiệp nhà nước đi đầu trong thực hiện pháp luật, chính sách, chế độ, gương mẫu trong việc nộp thuế… đã nêu gương và tạo động lực thúc đẩy các thành phần kinh tế khác phát triển.
Ba là, vai trò chủ dạo của kinh tế nhà nước còn đước thể hiện ở vai trò hợp tác, tạo điều kiện giúp đỡ các thành phần kinh tế khác phát triển. Kinh tế nhà nước luôn có một bộ phận là doanh nghiệp nhà nước trực tiếp làm kinh tế, trực tiếp kinh doanh nhằm can thiệp sâu hơn, chủ động hơn, mạnh mẽ hơn vào các hoạt đọng kinh tế. Chính thông qua hoạt động này, doanh nghiệp nhà nước phát triển quan hệ hợp tác, tạo điều kiện giúp đỡ để các thành phần kinh tế khác phát triển, chẳng hạn doanh nghiệp nhà nước đảm nhận những kĩnh vực vốn lớn, thu hồi vốn chậm, mạo hiểm mà tư nhân không đủ sức hay không muốn làm, như việc xây dựng kết cấu hạ tầng, đường sá điện nước v.v..Chính việc phát triển các lĩnh vực này mới tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khác phát triển.
Mặt khác, kinh tế nhà nước thông qua chủ sở hữu của mình là nhà nước để hoạch định các chính sách quản lý vĩ mô vừa hỗ trợ vừa giúp đỡ, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khác phát triển, chẳng hạn như các chính sách về tài chính, thực hiện lãi suất cho vay ưu đãi, thuế, chính sách mậu dịch, hải quan để bảo vệ sự phát triển của các doanh nghiệp trong nước, v.v..Nhà nước còn cung cấp, đảm bảo thông tin, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho các doanh nghiệp của tất cả các thành phần kinh tế khác phát triển kinh doanh.
Bốn là, vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước còn biểu hiện ở chỗ kinh tế nhà nước tạo nền tảng cho việc xây dựng chế độ xã hội mới- chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Kinh tế nhà nước thông qua chủ sở hữu của mình là nhà nước đề ra các chủ trương, chính sách, cơ chế quản lý cụ thể đồng bộ, có tác dụng phát huy sức mạnh tổng hợp của tất cả các bộ phận cấu thành kinh tế nhà nước, tạo thành một lực lượng kinh tế hùng mạnh chi phối các thành phần kinh tế khác, đi đầu trong việc ứng dụng khoa học, công nghệ tiến bộ, hiện đại, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là lực lượng đóng góp xứng đáng vào ngân sách nhà nước, là công cụ và lực lượng vật chất để nhà nước điều tiết, hướng dẫn nền kinh tế, hạn chế những khuyết tật của cơ chế thị trường, chăm lo các chính sách xã hội, thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Tất cả những việc làm đó là nhằm tạo ra nền tảng cho việc xây dựng chế độ xã hội mới. Đây là một nội dung để khẳng định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước.
Như vậy, vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước nói lên vai trò trung tâm, quyết định xu hướng vận động, phát triển của nền kinh tế. Song, việc quyết định xu hướng vận động đó không phải bằng ý muốn chủ quan, mà phải bằng sức mạnh của lực lượng vật chất. Do đó, điều kiện để thực hiện vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước là phải có một thực lực kinh tế đủ mạnh, với một cơ chế quản lý thích hợp, có khả năng phát huy sức mạnh cộng hưởng của các bộ phận cấu thành kinh tế nhà nước.
PHầN 2: Thực trạng hoạt động của kinh tế nhà nước
1) Những thành tựu đã đạt được.
Nhìn khái quát, hệ thống kinh tế nhà nước, mà chủ lực là hệ thống doanh nghiệp nhà nước đang được đổi mới, phát triển và ngày càng hoàn thiện hơn. Điều này biểu hiện ở chỗ: hệ thống doanh nghiệp nhà nước đang phát triển, nắm giữ các lĩnh vực quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và chi phối các thành phần kinh tế khác. Các bộ phận của kinh tế nhà nước như các quỹ dự trữ quốc gia đảm bảo những cân đối lớn của kinh tế quốc dân; hệ thống bảo hiểm được hình thành và phát triển, đã bảo hiểm và giúp các thành phần kinh tế an tâm sản xuất; tài nguyên, đất đai, hầm mỏ… được khai thác đạt hiệu quả nhiều hơn. Cả hệ thống kinh tế này cùng với những thể chế thống nhất đồng bộ của nhà nước đang có tác dụng thúc đẩy các thành phần kinh tế khác phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Điều đáng quan tâm là hệ thống doanh nghiệp nhà nước- lực lượng nòng cốt của kinh tế nhà nước- qua nhiều lần sắp xếp, chuyển đổi đã từng bước được củng cố và có đóng góp tích cực vào thành tựu của quá trình đổi mới ở nước ta. Nhiều doanh nghiệp nhà nước đã đứng vững trên thị trường, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đóng góp nhiều cho ngân sách. Trong giai đoạn 2000-2007 doanh nghiệp nhà nước đóng góp 39% GDP; 40% tổng thu ngân sách, 80% doanh nghiệp kinh doanh có lãi; 8% doanh nghiệp hoà vốn và 12% doanh nghiệp thua lỗ.Nhờ thực hiện sắp xếp lại và cổ phần hoá nên số doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn tăng lên. Năm 2007 cả nước sắp xếp được 271 doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp, cổ phần hoá 150 doanh nghiệp nâng tổng số đơn vị được sắp xếp là 5366 doanh nghiệp trong đó cổ phần hoá là 3756 doanh nghiệp; có 17 doanh nghiệp cổ phần hoá có vốn nhà nước trên 100 tỉ đồng, một số doanh nghiệp có vốn nhà nước 1000 tỉ đồng như công ty Phân đạm và hoá chất dầu khí, tổng công ty bảo hiểm Việt Nam, ngân hàng ngoại thương…So với tổng số doanh nghiệp của cả nước đang hoạt động doanh nghiệp nhà nước tuy chỉ chiếm 3,6% nhưng nó đã chiếm 32,7% tổng số lao động, 54,9% tổng số vốn, 51,1%giá trị tài sản cố định, 38,8% doanh thu. Việc liên doanh liên kết giữa doanh nghiệp nhà nước với các thành phần kinh tế khác, đặc biệt là thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng phát triển đã thu hút thêm được nhiều vốn, công nghệ, giải quyết việc làm cho người lao động. Phương pháp sản xuất kinh doanh và quản lý mới cùng trang thiết bị hiện đại đã từng bước nâng cao năng suất, chất lượng cho một số doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nhà nước công ích trong hoạt động biết tiết kiệm chi phí, nhiều doanh nghiệp đã tự tạo được nguồn vốn cho mình chứ không chỉ trông chờ vào ngân sách nhà nước do đó phục vụ nhu cầu xã hội tốt hơn.
Tóm lại, hệ thống doanh nghiệp nhà nước đã được tổ chức, sắp xếp lại theo một cơ cấu mới, tiến bộ hơn về chất; cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước được xác định ngày càng rõ và hoàn thiện hơn; vai trò tự chủ kinh doanh và rự chủ tài chính của các doanh nghiệp được xác lập và ngày càng mở rộng nhà nước từng bước quản lý doanh nghiệp bằng pháp luật, nên môi trường, hành lang pháp lý ngày càng rõ ràng giúp quản lý và phát huy tính chủ động của doanh nghiệp. Với những kết quả tiến bộ trên, doanh nghiệp nhà nước đã tạo ra lực lượng vật chất cần thiết để tác động chi phối và hợp tác trong việc thực hiện các cân đối chủ yếu của nền kinh tế, phát huy vai trò mở đường và l
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
G Tiểu luận: Thực trạng, nguyên nhân và cách thức giải quyết việc ly hôn có yếu tố nước ngoài Tài liệu chưa phân loại 2
Y Tiểu luận: Tìm hiểu một số nét về thực trạng, nguyên nhân và cách thức giải quyết việc ly hôn có yếu Tài liệu chưa phân loại 0
D Tiểu luận: Thực thi quyền hạn của Quốc hội trong lĩnh vực ngân sách nhà nước - Thực trạng và giải ph Tài liệu chưa phân loại 0
D Tiểu luận: Hoạt động của Đại biểu Quốc hội – Thực trạng và giải pháp Tài liệu chưa phân loại 0
N Tiểu luận: Cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN Tài liệu chưa phân loại 0
A Tiểu luận: Một số vấn đề của gia đình Việt Nam hiện đại -thực trạng và giải pháp Tài liệu chưa phân loại 0
L Tiểu luận: Giải pháp cho các khu công nghiệp để giảm thiểu ô nhiễm môi trường Tài liệu chưa phân loại 0
A Tiểu luận: Ô nhiễm ký sinh trùng trong đất và giải pháp Tài liệu chưa phân loại 0
N Tiểu luận: Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc Tài liệu chưa phân loại 0
K Tiểu luận: GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU GẠO CỦA TỔNG CÔNG TY LƯƠNG THỰC MIỀN NAM VINAFOOD Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top