thucan20

New Member

Download Tiểu luận Giải pháp đẩy nhanh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam miễn phí





MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
Nội dung 2
I. Những vấn đề về cổ phần hoá (CPH) Doanh nghiệp nhà nước (DNNN). 2
1. Thực chất và vai trò CPH DNNN ở Việt Nam. 2
1.1. Thực chất: 2
1.2. Lý do cổ phần hoá: 2
1.3. Vai trò của cổ phần hoá: 4
2. Các mô hình CPH ở Việt Nam. 5
II. Thực trạng tiến trình CPH DNNN ở Việt Nam. 6
1. Thành tựu đạt được: 6
1.3. Những kết quả đạt được khác: 8
2. Bên cạnh những thành tựu đạt được chúng ta vẫn còn những hạn chế đó là: 9
3. Kế hoạch CPH trong thời gian tới: 14
III. Giải pháp đẩy nhanh CPH DNNN ở Việt Nam 14
2. Về phía doanh nghiệp: 18
3. Về phía người lao động: 20
Kết luận và kiến nghị 22
Danh mục tài liệu tham khảo 23
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

huyển thành công ty cổ phần. Hình thức này được áp dụng cho các doanh nghiệp chưa cần huy động thêm vốn, mà chỉ cơ cấu lại quyền sở hữu về vốn và biện pháp quản lý doanh nghiệp.
2.3. Bán toàn bộ phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, áp dụng cho các doanh nghiệp mà nhà nước không cần nắm giữ cổ phần chi phối.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện tuỳ từng hoàn cảnh của mỗi daonh nghiệp mà có thể áp dụng hình thức nào hay kết hợp linh hoạt giữa các hình thức trên. Nhưng vấn đề quan trọng là làm sao để người lao động chiếm giữ một tỷ lệ cổ phần nhất định trong doanh nghiệp sau khi tiến hành cổ phần hoá, tạo động cơ để họ nâng cao hiệu quả sản xuất và kinh doanh. Hiện nay ở nước ta đang tiến hành hỗn hợp cả ba mô hình.
II. Thực trạng tiến trình CPH DNNN ở Việt Nam.
Tiến trình CPH ở nước ta được tiến hành qua 4 gíai đoạn: tiến hành thí điểm từ năm 1992 – 1996 gắn với NĐ 28/CP kết thúc giai đoạn này chúng ta CPH được 5 DNNN. Giai đoạn hai là giai đoạn mở rộng từ tháng 6/1996 – tháng 6/1998 gắn với NĐ 44/CP kết thúc giai đoạn này chúng ta CPH được 3 DNNN. Giai đoạn 3 là giai đoạn chủ động diễn ra từ tháng 7/1998 – tháng 7/2002 gắn với NĐ 64/CP kết thúc giai đoạn này chúng ta CPH được 784 doanh nghiệp. Giai đoạn 4 là giai đoạn đẩy mạnh diễn ra từ tháng 7/2002 cho đến nay gắn với NĐ 187/CP. Ngày 26/6/2007 CP ban hành NĐ 109/CP để chỉ đạo quá trình CPH doanh nghiệp nhà nước. Và nội dung chủ yếu của CPH là: thứ nhất là đẩy nhanh tiến độ CPH, mở rộng diện các doanh nghiệp nhà nước cần CPH. Tiến hành CPH các tổng công ty, DNNN quy mô lớn; thứ hai là đối với các doanh nghiệp còn lại thì phải chuyển sang hoạt động công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên( những doanh nghiệp mà nhà nước nắm giữ 100% vốn); thứ ba là cơ cấu lại các tổng công ty theo mô hình công ty mẹ - công ty con và xây dựng một số tập đoàn kinh tế mạnh; thứ tư là đổi mới và lành mạnh hoá tài chính doanh nghiệp, từng bước hiện đại hoá công nghệ và trình độ quản trị trong các doanh nghiệp nhà nước. Qua các giai đoạn và nội dung tiến hành CPH như vậy chúng ta đã:
1. Thành tựu đạt được:
1.1. Khắc phục được cơ bản tình trạng CPH khép kín. Chúng ta đã quy định lượng cổ phần tối thiểu phải đấu giá bán công khai. Việc định giá các doanh nghiệp phải do các cơ quan tổ chức có chức năng định giá tiến hành do các công ty tài chính, các ngân hàng đầu tư trong và ngoài nước từ đó góp phần tăng tính công khai minh bạch trong quá trình kế hoạch hoá cổ phần nhà nước. Khi bán cổ phần ra bên ngoài các doanh nghiệp đã chủ động lựa chọn được các nhà đầu tư chiến lược. Thông qua bán đấu giá các doanh nghiệp đều bán được mệnh giá cao hơn cổ phần. Bộ chính trị cũng đã có chỉ thị 45, trong đó nhấn mạnh đến việc chấm dứt trình trạng CPH khép kín. Bởi vì chỉ khi nào các cổ đông là nhà đầu tư chiến lược tham gia vào doanh nghiệp với tỉ lệ sở hữu cổ phần lớn, cơ cấu hội đồng quản trị, ban điều hành thay đổi thì cung cách, tư duy quản lý mới có thể thay đổi và chuyển biến được.
1.2. Hầu hết các doanh nghiệp sau khi CPH thì hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn. kết quả điều tra năm 2005. Trong 850 doanh nghiệp CPH thì cho thấy vốn điều lệ tăng 44%, lợi nhuận tăng 14% và thu nhập của 1 lao động tăng 12% cổ tức bình quân trong các doanh nghiệp mà cổ phần hoá năm 2006 là 17%. Quyền lợi của 1 lao động trong các doanh nghiệp CPH đã được đảm bảo, lao động dôi dư được hương chính sách trợ cấp theo NĐ 41 của CP. Riêng năm 2005, chúng ta có 85500 lao động dôi dư và bình quân mỗi lao động thì hỗ trợ 32triệu đồng. Cán bộ công nhân viên được mua cổ phần ưu đãi với giá giảm 40% so với giá đấu bình quân thành công.
Tính đến hết tháng 8/2006, cả nước đã sắp xếp được 4.447 doanh nghiệp, trong đó, CPH 3.360 doanh nghiệp. Riêng từ năm 2001 đến nay đã sắp xếp được 3.830 doanh nghiệp Nhà nước, bằng gần 68% số doanh nghiệp Nhà nước đầu năm 2001. Sau quá trình thực hiện sắp xếp, số lượng doanh nghiệp Nhà nước giảm nhưng vẫn tiếp tục giữ vai trò chi phối những ngành, lĩnh vực then chốt. Khu vực doanh nghiệp Nhà nước vẫn đóng góp gần 40% GDP và 50% tổng thu ngân sách Nhà nước. Dựa trên báo cáo của các bộ, ngành, địa phương về kết quả hoạt động của 850 doanh nghiệp CPH đã hoạt động trên 1 năm cho thấy, vốn điều lệ bình quân tăng 44%, doanh thu bình quân tăng 23,6%, lợi nhuận thực hiện bình quân tăng 139,76%. Đặc biệt, có tới trên 90% số doanh nghiệp sau CPH hoạt động kinh doanh có lãi, nộp ngân sách bình quân tăng 24,9%, thu nhập bình quân của người lao động tăng 12%, số lao động tăng bình quân 6,6%, cổ tức bình quân đạt 17,11%. Cùng với việc sắp xếp, CPH doanh nghiệp Nhà nước, từ năm 2001 đến nay, trên địa bàn cả nước đã tiến hành giải thể 5 tổng công ty không giữ được vai trò chi phối, đồng thời hỗ trợ các công ty thành viên sát nhập, hợp nhất 7 tổng công ty; tổ chức lại tổng công ty rượu - bia - nước giải khát thành 2 tổng công ty; thành lập thêm 17 tổng công ty Nhà nước, tổ chức lại 7 tổng công ty thành tập đoàn, đưa 1 tổng công ty 90 vào cơ cấu của tập đoàn. Như vậy, đến hết tháng 9/2006, cả nước đã có 105 tập đoàn và tổng công ty, cụ thể gồm 7 tập đoàn, 13 tổng công ty 91; 83 tổng công ty thuộc các bộ, ngành, địa phương và 2 tổng công ty thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - khoáng sản Việt Nam.Theo số liệu tổng hợp từ các bộ, địa phương, đến nay, cả nước còn 2.176 doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước với tổng số vốn Nhà nước gần 260 nghìn tỷ đồng. Trong đó, 1.546 doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, 355 doanh nghiệp quốc phòng an ninh và sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích và 295 nông, lâm trường quốc doanh.
Năm
Số lượng DN
Tổng vốn (nghìn tỷ)
2004
2242
17.700
2005
2307
20.000
2006
3360
22.000
Bảng số liệu tổng hợp qua các năm
1.3. Những kết quả đạt được khác:
    Trước hết phải nói về nhận thức, để tạo một bước chuyển của tư duy từ kinh tế nhà nước sang kinh tế dân doanh, từ kinh tế đơn thành phần sang kinh tế đa thành phần là cả một quá trình. Mặc dù loại hình kinh tế quốc doanh đã bộc lộ nhiều bất cập như hiệu quả thấp, lãng phí, kém sức cạnh tranh, tuy nhiên không dễ gì chia tay với nó. Tâm lý định kiến với kinh tế ngoài quốc doanh vẫn còn khá nặng, nhưng lộ trình cổ phần hoá đã từng bước làm thay đổi nhận thức.  Thứ hai là, cùng với đường lối của Đảng là sự chỉ đạo của Chính phủ trong việc tiến hành lộ trình cổ phần hóa DNNN theo cách vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Trên cơ sở đó xây dựng hành lang pháp lý, đảm bảo lợi ích cho người lao động, doanh nghiệp và Nhà nước, đồng thời tạo động lực cho phát triển. Thứ ba là, tiến trình cổ phần hóa được triển khai từ chỗ làm thí điểm một vài doanh nghiệp rồi nhân rộng ra các ngành, các địa phương trong toàn quốc. Từ chỗ chỉ cổ phần hoá những doanh nghiệp quy mô nhỏ, rồi đến những doanh nghiệp quy mô lớn, đến cả những ngành chủ lực như điện, xi măng, ngân hàng...  Thứ tư là, hình thức cổ phần hóa cũng c
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
G Tiểu luận: Thực trạng, nguyên nhân và cách thức giải quyết việc ly hôn có yếu tố nước ngoài Tài liệu chưa phân loại 2
Y Tiểu luận: Tìm hiểu một số nét về thực trạng, nguyên nhân và cách thức giải quyết việc ly hôn có yếu Tài liệu chưa phân loại 0
D Tiểu luận: Thực thi quyền hạn của Quốc hội trong lĩnh vực ngân sách nhà nước - Thực trạng và giải ph Tài liệu chưa phân loại 0
D Tiểu luận: Hoạt động của Đại biểu Quốc hội – Thực trạng và giải pháp Tài liệu chưa phân loại 0
N Tiểu luận: Cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN Tài liệu chưa phân loại 0
A Tiểu luận: Một số vấn đề của gia đình Việt Nam hiện đại -thực trạng và giải pháp Tài liệu chưa phân loại 0
L Tiểu luận: Giải pháp cho các khu công nghiệp để giảm thiểu ô nhiễm môi trường Tài liệu chưa phân loại 0
A Tiểu luận: Ô nhiễm ký sinh trùng trong đất và giải pháp Tài liệu chưa phân loại 0
N Tiểu luận: Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc Tài liệu chưa phân loại 0
K Tiểu luận: GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU GẠO CỦA TỔNG CÔNG TY LƯƠNG THỰC MIỀN NAM VINAFOOD Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top