Download Tiểu luận Giải pháp cho việc phát triển công tác cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước tại Việt Nam miễn phí





MỤC LỤC
 
Lời nói đầu 1
Nội dung 2
I - Một số khái niệm chung 2
II - Quá trình cổ phần hóa tại Việt Nam hiện nay 4
III - Giải pháp cho việc phát triển công tác cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước tại Việt Nam 9
Kết luận 11
Tài liệu tham khảo 12
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

---------***---------
Lời nói đầu
Cùng với quá trình cổ phần hóa sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước là một quá trình tất yếu có tính phổ biến của sự phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, nhiều hình thức sở hữu. Bởi vì, việc sắp xếp và chuyển một số doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần tiến lên hình thành các tập đoàn Công ty đa quốc gia đủ mạnh hoạt động có hiệu quả ở thị trường trong nước và vươn ra thị trường thế giới là con đường hữu hiệu để đổi mới khu vực kinh tế Nhà nước ở nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.
ở Việt Nam, vấn đề cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước được đặt ra từ năm 1991. Thực tiễn 10 năm đã khẳng định rằng cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước không phải là tư nhân hóa nền kinh tế mà là quá trình đa dạng hình thức sở hữu, tạo cở sở cho việc đổi mới quan hệ tổ chức quản lý và phân phối sản phẩm, thúc đẩy quá trình tích tụ tập trung vốn nhằm hiện đại hóa nền kinh tế, tạo động lực cho doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh; đồng thời cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước cũng không có nghĩa là làm suy yếu kinh tế Nhà nước mà là một trong các giải pháp quan trọng để kinh tế Nhà nước phát huy vao trò chủ đạo thật sự của nó trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trong bài, dựa vào những hiểu biết cá nhân về cổ phần hóa, qua sách báo vào các phương tiện thông tin đại chúng, em xin mạnh dạn đưa ra một số luận điểm cá nhân về thực trạng quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam và một số giải pháp cho việc phát triển công tác cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước tại Việt Nam.
Nội dung chính
I : một số lý luận và khái niệm chung
1. Doanh nghiệp
Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.
2. Doanh nghiệp Nhà nước
Doanh nghiệp Nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hay hoạt động công ích nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội do Nhà nước giao. Doanh nghiệp Nhà nước có tư cách pháp nhân có các quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động, kinh doanh trong phạm vi số vốn do doanh nghiệp quản lý.
3. Công ty cổ phần
Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
a. Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.
b. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi vốn góp vào doanh nghiệp.
c. Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 55 và Khoản 1 Điều 58 của Luật này.
d. Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 3 và không hạn chế số lượng tối đa.
Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận kinh doanh.
4. Cổ tức
Cổ tức là số tiền hàng năm được trích từ lợi nhuận của Công ty để trả cho mỗi cổ phần.
5. Phần vốn góp
Phần vốn góp là tỷ lệ vốn mà chủ sở hữu hay chủ sở hữu chung của Công ty góp vào vốn điều lệ.
6. Vốn có quyền biểu quyết
Vốn có quyền biểu quyết là phần bốn góp, theo đó người chủ sở hữu có quyền biểu quyết về những vấn đề được hội đồng thành viên hay Đại hội đồng cổ đông quyết định.
7.Thành viên sáng lập
Thành viên sáng lập là người tham gia thông qua điều lệ đầu tiên của Công ty. Cổ đông sáng lập là thành viên sáng lập Công ty cổ phần.
8. Người quản lý doanh nghiệp
Người quản lý doanh nghiệp là chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp doanh đối với Công ty hợp doanh, thành viên hội đồng thành viên, chủ tịch Công ty, thành viên hội đồng quản trị, giám đốc, các chức danh quản lý quan trọng khác do điều lệ Công ty quy định đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn và Công ty cổ phần.
9. Tổ chức lại doanh nghiệp
Tổ chức lại doanh nghiệp là việc chia tách hợp nhất, sát nhập và chuyển đổi doanh nghiệp.
10. Người có liên quan
Người có liên quan là những người có quan hệ với nhau trong trường hợp sau:
a. Doanh nghiệp mẹ và doanh nghiệp con
b. Doanh nghiệp và người hay nhóm người có khả năng chi phối việc ra quyết định, hoạt động của doanh nghiệp đó thông qua các cơ quan quản lý doanh nghiệp.
c. Doanh nghiệp và người quản lý doanh nghiệp
d. Nhóm người thỏa thuận cùng phối hợp để thâu tóm phần vốn góp, cổ phần hay lợi ích ở Công ty hay để chi phối việc ra quyết định của Công ty.
e. Vợ, chồng, bố, bố nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh chị em ruột của người quản lý doanh nghiệp, thành viên Công ty, cổ dodong có cổ phần chi phối.
+ Cổ phần hóa doanh nghiệp là việc chuyển đổi hình thức sở hữu từ doanh nghiệp quốc doanh sang hình thức Công ty cổ phần, tài sản công ty được chia thành những phần gọi là cổ phần trên đó ghi giá trị cổ phiếu, lãi suất và được bán cho cán bộ Công ty và dân chúng. Những người này gọi là cổ đông.
g. Thị trường chứng khoán theo từ điển thuật ngữ kinh doanh của Anh xuất bản năm 1985 định nghĩa: "Thị trường chứng khoán, một thị trường có tổ chức, là nơi các chứng khoán được mua bán theo những quy tắc đã được ấn định". Định nghĩa này đã được đưa ra thuật ngữ chứng khoán (securities) mà cổ phiếu (stocks) và trái phiếu (bonds) cũng chính là hai dạng của chứng khoán.
II - thực trạng quá trình cổ phàn hóa
doanh nghiệp ở nước hiện nay
ở nước ta, vấn đề cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước được đặt ra từ năm 1991, xuất phát từ tình hình kinh tế thế giới và đặc biệt là tình hình thực tế của nền kinh tế Việt Nam, trong đó khu vực kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo. Tuy nhiên, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước diễn ra với tốc độ chậm, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan gây r.
ở đây, trước hết chúng ta cần khẳng định rằng, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả hơn và phù hợp với quá trình đổi mới và mở cửa, thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Hiện nay với khoảng 5.740 doanh nghiệp Nhà nước, nắm giữ 58% tổng số vốn của các doanh nghiệp trong nền kinh tế nhưng hiệu quả kinh doanh còn thấp. Chỉ khoảng 50% DNNN làm ăn có lãi trong đó thực sự làm ăn có lãi chỉ chiếm một tỷ lệ thấp chưa đến 30%.
Trên danh nghĩa, doanh nghiệp Nhà nước nộp tới 70 - 80% tổng doanh thu ngân sách Nhà nước, nhưng nếu trừ khấu hao tài sản cố định và thuế gián thu thì doanh nghiệp Nhà nước chỉ đóng góp khoảng 30% tổng doanh thu cho ngân sahs Nhà nước. Đặc biệt, nếu tính đủ chi phí về tài sản cố định, đất đai theo giá thị trường thì doanh nghiệp Nhà nước hoàn toàn không tạo ra được tích lũy. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là tài sản cổ định, đặc biệt là máy móc, thiết bị quá cũ, lạc hậu về kỹ thuật so với thế giới từ ha...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
G Tiểu luận: Thực trạng, nguyên nhân và cách thức giải quyết việc ly hôn có yếu tố nước ngoài Tài liệu chưa phân loại 2
Y Tiểu luận: Tìm hiểu một số nét về thực trạng, nguyên nhân và cách thức giải quyết việc ly hôn có yếu Tài liệu chưa phân loại 0
D Tiểu luận: Thực thi quyền hạn của Quốc hội trong lĩnh vực ngân sách nhà nước - Thực trạng và giải ph Tài liệu chưa phân loại 0
D Tiểu luận: Hoạt động của Đại biểu Quốc hội – Thực trạng và giải pháp Tài liệu chưa phân loại 0
N Tiểu luận: Cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN Tài liệu chưa phân loại 0
A Tiểu luận: Một số vấn đề của gia đình Việt Nam hiện đại -thực trạng và giải pháp Tài liệu chưa phân loại 0
L Tiểu luận: Giải pháp cho các khu công nghiệp để giảm thiểu ô nhiễm môi trường Tài liệu chưa phân loại 0
A Tiểu luận: Ô nhiễm ký sinh trùng trong đất và giải pháp Tài liệu chưa phân loại 0
N Tiểu luận: Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc Tài liệu chưa phân loại 0
K Tiểu luận: GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU GẠO CỦA TỔNG CÔNG TY LƯƠNG THỰC MIỀN NAM VINAFOOD Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top