kiddung1985

New Member

Download Tiểu luận Mâu thuẫn biện chứng trong quá trình xây dựng kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở nước ta hiện nay miễn phí





MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương I: CƠ SỞ CỦA ĐỀ TÀI 2
I/ Cơ sở lý luận 2
1. Lý luận về mâu thuẫn 2
2- Lý luận về cơ chế thị trường: 4
3/ Kinh tế hàng hoá nhiều thành phần: 5
II- Cở sở thực tế: 7
1/Trước đổi mới: 7
2/Trong thời kỳ đổi mới: 7
Chương II: THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ 9
I/ Các mâu thuẫn cơ bản trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở Nước ta 9
1,Mâu thuẫn giữa các thành phần kinh tế 9
2/Mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất 9
3/ Mâu thuẫn giữa sự phát triển nhanh của các ngành nghề kinh tế với môi trường tự nhiên 13
4/Tính tự phát và tính tự giác là hai mặt đối lập trong quá trình phát triển nền kinh tế . 14
II.Tác dụng của các mâu thuẫn trong phát triển nền kinh tế: 15
1. Thúc đẩy cạnh tranh trong nội bộ nền kinh tế. 15
2. Xác lập hình thức phân phối mới: phân phối theo lao động 16
3. Đẩy mạnh sự phát triển của quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất: 16
4. Thúc đẩy kinh tế đối ngoại phát triển 16
5. Dần xoá bỏ sự trì trệ trong quản lý kinh tế 17
III. Nguyên nhân 18
1. Nước ta là một trong những nước đi đầu trong phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Trên thế giới 18
2/Thị trường dân tộc thống nhất đang trong quá trình hình thành nhưng chưa đồng bộ. 19
3/Quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội còn yếu. 19
Chương III: CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN 21
1/ Thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần 21
2/ Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, ứng dụng nhanh tiến bộ khoa học – công nghệ; trên cơ sở đó đẩy mạnh phân công lao động xã hội. 22
3/Khắc phục mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế thị trường với tính định hướng xã hội chủ nghĩa 23
4/Khắc phục mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế thị trường với giải quyết công ăn việc làm. 24
KẾT LUẬN 27
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 28
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:


1/Trước đổi mới:
Việt Nam đã áp dụng cơ chế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp theo mô hình của Liên Xô và các nước Đông Âu. Trong mô hình này sở hữu tư nhân và cá nhân bị xem nhẹ, nặng về mục tiêu phát triển quan hệ sản xuất, xác định nền kinh tế hầu như khép kín, không chú trọng phát triển quan hệ hàng hoá- tiền tệ và các yếu tố thị trường trong nền kinh tế. Tuy mô hình kinh tế này không phù hợp với điều kiền thực tiễn mới khi đã chuyển sang kiến thiết đất nước trong thời bình nhưng duy trì quá lâu trong quá trình phát triển điều đó khiến cho nền kinh tế lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng. Thực tế này đòi hỏi Đảng ta phải tìm ra một mô hình kinh tế mới phù hợp với điều kiện đất nước.
2/Trong thời kỳ đổi mới:
Tư duy về kinh tế nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường đã trải qua một quá trình hình thành và phát triển. Nếu ở Đại hội VI, Đảng ta mới khẳng định sự cần thiết phải sử dụng quan hệ hàng hoá- tiền tệ dưới chủ nghĩa xã hội thì đến Đại hội VII và VIII Đảng khẳng định cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa…Đại hội Đảng IX tiếp tục đánh dấu thêm một bước phát triển mới trong lý luận của Đảng ta, đã xác định: “Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát” trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Nghị quyết số 21- NQ/ TƯ về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa do hội nghị lần thứ 6
"Mục tiêu hàng đầu trong việc phát triển các thành phần kinh tế được tóm tắt thành 3 điểm: Giải phóng sức sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội, cải thiện đời sống của nhân dân. Mục tiêu cũng chính đã thể hiện nhất quán từ hội nghị Trung ương lần thứ VI khiến Đảng ta phải ban hành những chính sách để khuyến khích sản xuất "bung ra" và cho đến nay, trong chính sách phát triển 5 thành phần kinh tế chúng ta vẫn thấy cần thiết thực sự lưu ý đến các thành phần mà trước đây gọi là phi XHCN, là đối tượng phải cải tạo ngay khi bước vào thời kỳ xây dựng CNXH. Chẳng hạn như chính sách khuyến khích kinh tế tư bản tư nhân đầu tư vào sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi để các nhà kinh doanh tư nhân yên tâm đầu tư lâu dài, mọi thành phần kinh tế được bình đẳng, vay vốn sản xuất, bảo vệ quyền sở hữu và hợp pháp của các nhà tư bản, áp dụng phổ biến và phát triển đa dạng các hình thức kinh tế tư bản Nhà nước"
Chương II: THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
I/ Các mâu thuẫn cơ bản trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở Nước ta
Trong nền kinh tế nước ta hiện nay đang tồn tại rất nhiêu mâu thuẫn, song do tính nhỏ hẹp của đề tài không thể nghiên cứu hết toàn bộ các mâu thuẫn đang tồn tại trong nội bộ nền kinh tế vì vậy đề tài chỉ xin nghiên cứu một số mâu thuẫn điển hình :
1,Mâu thuẫn giữa các thành phần kinh tế
Các thành phần kinh tế tồn tại trong một thể thống nhất là nền kinh tế quốc dân, song mỗi thành phần kinh tế lại có quan hệ riêng về sở hữu tư liệu sản xuất. Chính vì vậy mỗi thành phần kinh tế ngoài các quy luật kinh tế chung còn có các quy luật kinh tế đặc thù riêng chi phối sự hoạt động phát triển. Mỗi thành phần kinh tế lại xẽ mang bản chất khác nhau có lợi ích kinh tế khác nhau thậm chí đối lập nhau. Mâu thuẫn giữa các thành phần kinh tề thực chất là mâu thuẫn về lợi ích kinh tế của các chủ thể kinh tế. VI.Lenin cho rằng: lợi ích của giai cấp này hay giai cấp kia được xác định một cách khách quan theo vai trò của họ trong hệ thống quan hệ sản xuất. Bởi vì lợi ích kinh tế là biểu hiện của quan hệ sản xuất và được quy định một cách khách quan bởi cách sản xuất.
ở Nước ta hiện nay mâu thuẫn chủ yếu giữa các thành phần kinh tế là:
" Mâu thuẫn giữa lợi ích xã hội với lợi ích cá nhân"
2/Mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất
Trong công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, thì vấn đề lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là một vấn đề hết sức phức tạp. xét trên phương diện triết học, thì lực lượng sản xuất là nội dung, còn quan hệ sản xuất là hình thức, lực lượng sản xuất là yếu tố động, luôn luôn thay đổi, và là yếu tố quyết định quan hệ sản xuất. Khi lực lượng sản xuất phát triển đến một trình độ nhất định thì quan hệ sản xuất lúc này tỏ ra không còn phù hợp nữa và trở thành yếu tố kìm hãm. Để mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển thì cần thay đổi quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới phù hợp với lực lượng sản xuất.
Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất có mối quan hệ biện chứng với nhau, nó là thước đo để đánh giá sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. ở Việt Nam, mặc dù nhà nước đã có rất nhiều chính sách để cân đối sao cho LLSX – QHSX phát triển song song đồng bộ. Nhưng thực tế cho thấy, khi bắt tay vào xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường thì LLSX luôn tỏ ra mâu thuẫn với QHSX.
Tính cạnh tranh và năng động là một trong những đặc điểm cơ bản của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, thì ngược lại chúng ta lại chậm tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, chính sách để tạo động lực và điều kiện cho doanh nghiệp nhà nước nâng cao hiệu quả hoạt động, phát huy vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Việc thí điểm cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước còn làm chậm. Chưa quan tâm tổng kết thực tiễn, kịp thời chỉ ra phương hướng, biện pháp đổi mới kinh tế hợp tác, để hợp tác xã nhiều nơi tan rã hay chỉ còn là hình thức, cản trở sản xuất phát triển, chưa kịp thời đúc kết kinh nghiêm, giúp đỡ các hình thức kinh tế hợp tác mới phát triển. Chưa giải quyết tốt một số chính sách để khuyến khích kinh tế tư nhân phát huy tiềm năng, đồng thời chưa quản lý tốt thành phần kinh tế này. Quản lý kinh tế hợp tác liên doanh với nước ngoài còn nhiều sơ hở. Kinh tế vĩ mô còn những yếu tố thiếu vững chắc. Công tác tài chính, ngân hàng, giá cả, kế hoạch hoá, qui hoạch xây dựng, quản lý đất đai còn yếu kém, thủ tục đổi mới hành chính chậm. Thương nghiệp nhà nước bỏ trống một số trận địa quan trọng, chưa phát huy tốt vai trò chủ đạo trên thị trường. Quản lý xuất nhập khẩu còn nhiều sơ hở, tiêu cực, một số trường hợp gây ra tác động xấu với sản xuất. Chế độ phân phối thu nhập còn bất hợp lý, bội chi ngân sách và nhập siêu còn lớn ... Đó là một số hạn chế của QHSX kìm hãm LLSX phát triển và điều đó làm cho quá trình xây dựng đất nước của ta gặp nhiều khó khăn.
Một trong những vấn đề bức xúc đối với chúng ta hiện nay đó là việc làm, tình trạng thất nghiệp là một biểu hiện rõ ràng để chứng tỏ được rằng giữa LLSX – QHSX có sự mất cân đối.
Khi QHSX phù hợp, nó không những giải phóng được sức sản xuất mà còn tạo tiền đề để thúc đẩy bước phát...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H Bạn nào giúp mình làm bài tiểu luận triết học với. bàn về quy luật mâu thuẫn? Sinh viên chia sẻ 0
N Tiểu luận: Phép biện chứng về mâu thuẫn và việc phân tích mâu thuẫn giữa xây dựng kinh tế độc lập tự Văn hóa, Xã hội 0
R Tiểu luận: Mâu thuẫn biện chứng và biểu hiện của nó trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường Văn hóa, Xã hội 0
N Tiểu luận: Những mâu thuẫn biện chứng trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
A Tiểu luận: Mâu thuẫn biện chứng trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN Văn hóa, Xã hội 0
E Tiểu luận: Mâu thuẫn biện chứng với việc tìm hiểu những cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập W Văn hóa, Xã hội 0
S Tiểu luận: Mâu thuẫn biện chừng qua việc tìm hiểu Việt Nam gia nhập WTO Văn hóa, Xã hội 0
W Tiểu luận: Mối quan hệ mâu thuẫn biện chứng về tìm hiểu cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập W Văn hóa, Xã hội 0
V Tiểu luận: Mâu thuẫn giưa LLSX và QHSX trong giai đoạn đi lên CNXH ở nước ta thực trạng và giải phá Văn hóa, Xã hội 0
M Tiểu luận: Mâu thuẫn biện chứng trong xây dựng kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top