Download Tiểu luận Những nét cơ bản nhất của lịch sử hình thành phép biện chứng miễn phí





MỤC LỤC
 
Lời nói đầu
I. Phân biệt phép biện chứng và phép siêu hình
II. Sự hình thành phép biện chứng trong thời kỳ cổ đại
1. Phép biện chứng trong triết học Ấn Độ cổ đại
2. Phép biện chứng trong triết học Trung Quốc cổ đại
3. Phép biện chứng trong triết học Hy Lạp cổ đại
III. Sự hình thành phép biện chứng thời kỳ phục hưng và cận đại ở Tây Âu
1. Phép biện chứng trong thời kỳ phục hưng
2. Phép biện chứng trong thời kỳ cận đại
IV. Sự hình thành phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức
1. Phép biện chứng của Imanuen Cantơ
2. Phép biện chứng của Hêghen
V. Sự hình thành phép biện chứng duy vật Mácxít
1. Phép biện chứng duy vật trong giai đoạn Mác - Ăngghen
2. Giai đoạn Lênin bảo vệ và phát triển phép biện chứng duy vật Mácxít
VI. Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu lịch sử hình thành phép biện chứng
Lời kết
Tài liệu tham khảo
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

triết học đồng thời là nhà toán học, vật lý học, thiên văn học,... Nhìn chung, triết học Hy Lạp cổ đại mang tính chất duy vật tự phát và biện chứng sơ khai. Đời sống chính trị của Hy Lạp bấy giờ sôi động, những quan hệ thương mại với nhiều nước khác nhau trên Địa Trung Hải, sự tiếp xúc với điều kiện sinh hoạt và những tri thức muôn vẻ của nhân dân các nước ấy, sự quan sát các hiện tượng tự nhiên một cách trực tiếp như một khối duy nhất và lòng mong muốn giải thích chúng một cách khoa học đã góp phần quy định và làm phát triển thế giới quan duy vật và biện chứng sơ khai của Hy Lạp cổ đại. Có thể tìm hiểu các tư tưởng biện chứng nổi bật của triết học Hy Lạp cổ đại qua một số thay mặt tiêu biểu sau đây:
a. Talét
Thành tựu nổi bật của Talét là quan niệm triết học duy vật và biện chứng tự phát. Ông cho rằng nước là yếu tố đầu tiên, là bản nguyên của mọi vật trong thế giới. Mọi vật đều sinh ra từ nước và khi phân huỷ lại biến thành nước. Theo Talét, vật chất tồn tại vĩnh viễn, còn mọi vật do nó sinh ra thì biến đổi không ngừng, sinh ra và chết đi. Toàn bộ thế giới là một chỉnh thể thống nhất, trong đó mọi vật biến đổi không ngừng mà nền tảng là nước. Tuy nhiên, các quan điểm triết học duy vật của Talét mới chỉ dừng lại ở mức độ mộc mạc, thô sơ, cảm tính. Ông chưa thoát khỏi ảnh hưởng của quan niệm thần thoại và tôn giáo nguyên thuỷ khi ông cho rằng thế giới đầy rẫy những vị thần linh.
b. Anaximăngđrơ
Ông là người Hy Lạp đầu tiên nghiên cứu nghiêm túc vấn đề phát sinh và phát triển của các loài động vật. Theo ông, động vật phát sinh dưới nước và sau nhiều năm biến hoá thì một số giống loài dần thích nghi với đời sống trên cạn, phát triển và hoàn thiện dần; con người hình thành từ sự biến hoá của cá. Phỏng đoán của ông còn chưa có căn cứ khoa học song đã manh nha thể hiện yếu tố biện chứng về sự phát triển của các giống loài động vật. Khi giải quyết vấn đề bản thể luận triết học, Anaximăngđrơ cho rằng cơ sở hình thành vạn vật trong vũ trụ là từ một dạng vật chất đơn nhất, vô định hình, vô hạn và tồn tại vĩnh viễn mà người ta không thể trực quan thấy được. Nếu so với Talét thì Anaximăngđrơ có bước tiến xa hơn trong sự khái quát trừu tượng về phạm trù vặt chất.
c. Hêraclít
Theo đánh giá của các nhà kinh điển Mác-Lênin, Hêraclít là người sáng lập ra phép biện chứng, hơn nữa, ông là người xây dựng phép biện chứng trên lập trường duy vật. Phép biện chứng của Hêraclít chưa được trình bày dưới dạng một hệ thống các luận điểm khoa học như sau này, nhưng hầu như các luận điểm cốt lõi của phép biện chứng đã được ông đề cập dưới dạng các câu danh ngôn mang tính thi ca và triết lý. Các tư tưởng biện chứng của ông thể hiện trên các điểm chủ yếu sau:
Thứ nhất, quan niệm về vận động vĩnh viễn của vật chất. Theo Hêraclít, không có sự vật, hiện tượng nào của thế giới đứng im tuyệt đối mà trái lại tất cả đều trong trạng thái biến đổi và chuyển hoá thành cái khác và ngược lại.
Thứ hai, quan niệm về sự tồn tại phổ biến của các mâu thuẫn trong mọi sự vật, hiện tượng. Điều đó thể hiện trong những phỏng đoán của ông về vai trò của những mặt đối lập trong sự biến đổi phổ biến của tự nhiên, về sự trao đổi của những mặt đối lập, về sự tồn tại và thống nhất của các mặt đối lập.
Thứ ba, theo Hêraclít, sự vận động và phát triển không ngừng của thế giới do quy luật khách quan (logos) quy định. Logos khách quan là trật tự khách quan của mọi cái đang diễn ra trong vũ trụ. Logos chủ quan là từ ngữ, học thuyết, lời nói, suy nghĩ của con người. Logos chủ quan phải phù hợp với logos khách quan.
Lý luận nhận thức của Hêraclít còn mang tính chất duy vật và biện chứng sơ khai, nhưng về cơ bản là đúng đắn. ở thời cổ đại, xét trong nhiều hệ thống triết học khác không có tư tưởng biện chứng nào sâu sắc như vậy. Heraclít đã đưa triết học duy vật cổ đại tiến lên một bước mới với những quan điểm duy vật và những yếu tố biện chứng. Học thuyết của ông đã được nhiều nhà triết học cận đại, hiện đại kế thừa và phát triển sau này. Mác và Ăngghen đã đánh giá một cách đúng đắn giá trị triết học của Hêraclít, coi ông là đại biểu xuất sắc của phép biện chứng Hy Lạp cổ đại. Tuy nhiên, Mác và Ăngghen cũng vạch rõ những hạn chế, sai lầm của Hêraclít về mặt chính trị. Đó là tính chất phản dân chủ, thù địch với nhân dân và ông chủ trương dùng chính quyền để dập tắt nhanh chóng phong trào dân chủ.
d. Pácmênít
Khái niệm trung tâm trong triết học của Pácmênít là tồn tại hết sức trừu tượng song cũng chứa đựng những yếu tố biện chứng tự phát. Ông cho rằng với cách nhìn cảm tính thì thế giới vô cùng đa dạng, phong phú, biến đổi không ngừng và vô cùng sinh động. Nhưng bằng con đường cảm tính đơn thuần không thể khám phá ra bản chất đích thực của thế giới. Chỉ với cách nhìn triết học phù hợp với trí tuệ lý tính mới khám phá ra bản chất đích thực của thế giới. Ông cho rằng bản chất của mọi vật trong thế giới là tồn tại. Học thuyết về tồn tại của Pácmênít đánh dấu một bước tiến mới trong sự phát triển tư tưởng triết học Hy Lạp, mang tính khái quát cao. Tuy nhiên, hạn chế trong học thuyết về tồn tại của ông là ở chỗ ông đã đồng nhất tuyệt đối giữa tư duy và tồn tại và mang tính chất siêu hình vì ông cho rằng tồn tại là bất biến.
e. Dênông
Dênông là học trò của Pácmênít. Công lao của ông là đã đặt ra nhiều vấn đề biện chứng sâu sắc về mối liên hệ giữa tính thống nhất và tính nhiều vẻ của thế giới, giữa vận động và đứng im, giữa tính gián đoạn của thời gian và không gian, giữa tính hữu hạn và tính vô hạn, và về sự phức tạp trong việc thể hiện quá trình vận động biện chứng của sự vật vào tư tưởng, vào lôgíc của khái niệm. Tuy nhiên, những nghịch lý Apôria của ông chỉ có thể được giải quyết nếu đứng trên lập trường duy vật biện chứng trong nhận thức sự vật.
f. Empêđôcơlơ
Empêđôcơlơ cho rằng nguồn gốc vận động của mọi sự vật là do sự tác động của hai lực đối lập là Tình yêu và Căm thù. Quan điểm này là một bước thụt lùi so với Hêraclít, bởi vì triết học Hêraclít giải thích nguồn gốc vận động của vật chất là do sự xung đột của những mặt đối lập nội tại của sự vật. tuy nhiên, Empêđôcơlơ cũng có một số phỏng đoán thiên tài về sự tiến hoá của giới hữu cơ. Sự giải thích này của ông tuy còn ngây thơ nhưng đã manh nha hình thành tư tưởng biện chứng về quá trình tiến hoá của sinh vật theo con đường từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp.
g. Đêmôcrít
Đêmôcrít là một trong những người đã phát triển thuyết nguyên tử lên một trình độ mới. Một mặt, ông tán thành lý thuyết tồn tại duy nhất và bất biến của Pácmênít khi coi các nguyên tử là bất biến, mặt khác, ông kế thừa quan điểm của Hêraclít cho rằng mọi sự vật biến đổi không ngừng. Đêmôcrít đã nêu ra lý thuyết về vũ trụ học. L
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
F Vỡ bờ của Nguyễn Đình Thi và những vấn đề lý luận tiểu thuyết sử thi Văn học 0
T Tiểu luận Vai trò và hoạt động của trung tâm lưu ký chứng khoán . Những vấn đề còn tồn đọng Luận văn Kinh tế 1
M Tiểu luận: những chính sách và quy định pháp luật về vấn đề nhập cư và quyền của công dân nước thứ b Tài liệu chưa phân loại 0
I Tiểu luận: Những điểm mới của Luật trọng tài thương mại 2010 so với pháp lệnh trọng tài thương mại 2 Tài liệu chưa phân loại 0
K Tiểu luận: TÌM HIỂU NHỮNG VƯỚNG MẮC, BẤT CẬP VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA LUẬT HNGĐ VỀ CHẾ ĐỘ TÀ Tài liệu chưa phân loại 0
M Tiểu luận: Xác định nghĩa vụ của cha mẹ trước những tai nạn, thương tích đối với trẻ em Tài liệu chưa phân loại 0
T Tiểu luận:Đô thị Việt Nam có những đặc điểm gì khác đô thị phương Tây? Và làm gì để các đô thị Việt Tài liệu chưa phân loại 0
H Tiểu luận: NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ CỘNG ĐỒNG VĂN HOÁ – XÃ HỘI ASEAN (ASCC) Tài liệu chưa phân loại 0
V Tiểu luận: H1N1 và những ảnh hưởng đến môi trường Tài liệu chưa phân loại 0
T Tiểu luận: NHỮNG NGHIÊN CỨU CỦA TRƯỜNG PHÁI HỆ THỐNG THẾ GIỚI Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top