red_pumpkin_90

New Member

Download Tiểu luận Thực trạng của tăng trưởng kinh tế ở Viêt Nam trong thời kì đổi mới miễn phí





ĐỀ CƯƠNG SƠ BỘ
 
A. LỜI MỞ ĐẦU
B. NỘI DUNG:
I. Cơ sở lí luận chung:
1. Tăng trưởng kinh tế:
1.1- Khái niệm tăng trưởng kinh tế:
1.2- Tại sao phải tăng trưởng kinh tế?
1.3- Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế:
2. Kế hoạch tăng trưởng kinh tế:
2.1- Khái niệm của kế hoạch tăng trưởng kinh tế:
2.2- Anh hưởng của kế hoạch tăng trưởng kinh tế đến phát triển kinh tế - xã hội:
 
II. Thực trạng của tăng trưởng kinh tế ở Viêt Nam trong thời kì đổi mới:
1. Việc thực hiện kế hoạch tăng trưởng kinh tế thời kì 2001-2005:
1.1- Muc tiêu tổng quát:
1.2- Một số định hướng, nhiệm vụ và chỉ tiêu chủ yếu:
1.3- Những thành tựu:
1.3.1- Thành tựu qua các năm:
1.3.2- Thành tựu qua các khu vực kinh tế:
1,3- Những yếu kém, tồn tại:
1.4- Nguyên nhân của thành tựu và yếu kém:
1.4.1- Nguyên nhân của thành tựu:
1.4.2- Nguyên nhân của yếu kém:
 
2. Việc thực hiện kế hoạch tăng trưởng kinh tế thời kì 2006-2010:
2.1- Mục tiêu tổng quát:
2.2- Một số định hướng, nhiệm vụ và chỉ tiêu chủ yếu:
2.3- Tình hình thực hiện kế hoạch tăng trưởng kinh tế qua 2 năm 2006, 2007:
2.3.1- Kế hoạch tăng trưởng kinh tế năm 2006:
2.3.2- Kế hoạch tăng trưởng kinh tế năm 2007:
2.4- Kế hoạch thực hiện tăng trưởng kinh tế năm 2008:
2.5- Khả năng thực hiện kế hoạch tăng trưởng kinh tế 2006-2010:
 
III. Những định hướng tăng trưởng kinh tế, chính sách và giải pháp cơ bản đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2008-2010:
1. Những định hướng và chính sách đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế:
2. Một số giải pháp cơ bản để đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2008- 2010:
 
C. KẾT LUẬN:
 
 
 
 
 
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

lực của mỗi người với sự hỗ trợ của cộng đồng xã hội để tạo ra đông lực, lợi thế cho sự tăng trưởng kinh tế.
- Khoa học và công nghệ: khoa học và công nghệ là nguồn lực quan trọng để tăng trưởng và phát triển kinh tế. Khoa học và công nghệ được coi là “chiếc đũa thần mầu nhiệm” để tăng năng suất lao động, phát triển lực lượng sản xuất. Nhờ ứng dụng những thành tựu khoa học và công nghệ đã làm cho chi phí về lao động, vốn, tài nguyên trên một đơn vị sản phẩm giảm xuống, hay nói cách khác, hiệu quả sử dụng của các yếu tố này tăng lên.
Sự phát triển khoa học và công nghệ cho phép tăng trưởng và tái sản xuất mở rộng theo chiều sâu, làm xuất hiện những ngành kinh tế có hàm lượng khoa học cao như: công nghệ điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học… đang là cơ hội và thách thức đối với các quốc gia hướng tới nền kinh tế tri thức. Như vậy, khoa học và công nghệ cũng là một yếu tố đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự tăng trưởng nhanh và bền vững.
- Cơ cấu kinh tế: mọi nền kinh tế đều tồn tại và vận động trong một cơ cấu nhât định. Cơ cấu kinh tế là mối quan hệ hữu cơ. phụ thuộc và quy định lẫn nhau cả về quy mô và trình độ giữa các ngành, các thành phần, các vùng, các lĩnh vực của nền kinh tế. Cũng giống như một cơ thể sống, nền kinh tế chỉ có thể tăng trưởng và phát triển khi giữa các mặt, các bộ phận, các yếu tố cấu thành nó có sự phù hợp với nhau cả về số lượng và chất lượng, cũng có nghiã là phải có một cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại để phát huy mọi tiềm năng, nội lực, lợi thế so sánh của toàn bộ nền kinh tế,phù hợp với sự phát triển của khoa học và công nghệ tiên tiến, gắn với phân công lao động và hợp tác quốc tế là yếu tố tạo tiền đề, cơ sở cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.
- Thể chế chính trị và vai trò của nhà nước: ổn định về chính trị – xã hội là điều kiện cho sự tăng trưởng và phát triển nhanh và bền vững.
Thể chế chính trị tiến bộ có khả năng đinh hướng sự tăng trưởng kinh tế vào những mục tiêu mong muốn, khắc phục được những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường, phân hóa giàu cùng kiệt sâu sắc… Bởi vì, trên thực tế đã từng có sự tăng trưởng kinh tế không phát triển cùng chiều với tiến bộ xã hội. Chẳng hạn, quá trình tăng trưởng kinh tế ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển đã làm xuất hiện những vấn đề xã hội mà bản thân nền kinh tế dù có tiếp tục tăng trưởng hơn nữa cũng không thể giải quyết được những vấn đề xã hội cơ bản.
Hệ thống chính trị mà thay mặt là nhà nước có vai trò hoạch định đường lối, chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, cùng hệ thống chính sách đúng đắn sẽ hạn chế được tác động tiêu cực của cơ chế thị trường, khuyến khích tích lũy, tiết kiệm, kích cầu… làm cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh đúng hướng.
Như đã nói ở trên tăng trưởng kinh tế là một trong những yếu tố cần thiết và quan trọng để phát triển kinh tế – xã hội. Vì vậy đây là mục tiêu mà Đảng và nhà nước ta đang rât quan tâm.Vậy để tăng trưởng kinh tế một cách hiệu quả và đúng đắn Đảng và Nhà nước ta phải lập kế hoạch cho việc tăng trưởng kinh tế.
Kế hoạch tăng trưởng kinh tế là gì?
2.1-Khái niệm kế hoạch tăng trưởng kinh tế:
Kế hoạch tăng trưởng kinh tế là một bộ phận của hệ thống kế hoạch hoá phát triển, nó xác định các mục tiêu gia tăng về quy mô sản xuất và dịch vụ của nền kinh tế trong kỳ kế hoạch và các chính sách cần thiết để đảm bảo tăng trưởng trong mối quan hệ trực tiếp với các yếu tố nguồn lực và các chỉ tiêu việc làm, ổn định giá cả.
Kế hoạch tăng trưởng phù hợp là kế hoạch tăng trưởng mà các chỉ tiêu lập ra dựa trên các giới hạn tối đa về khả năng nguồn lực
Kế hoạch tăng trưởng tối ưu là kế hoạch tăng trưởng trong đó các chỉ tiêu, mục tiêu tăng trưởng được thoả mãn đồng thời 2 điều kiện là bảo đảm mức cao nhất nhu cầu xã hội trong khuôn khổ sử dụng tối đa các giới hạn về nguồn lực.
2.2- Anh hưởng kế họach tăng trưởng kinh tế đến phát triển kinh tế – xã hội:
Trong hệ thống kế hoạch phát triển kinh tế, kế hoạch tăng trưởng là bộ phận kế hoạch quan trọng nhất. Nó xác định các mục tiêu có liên quan quyết định sự phát triển đất nước. Các chỉ tiêu kế hoạch về mức và tốc độ tăng trưởng GDP, GNP là các con số phản ánh điều kiện vật chất, kinh tế cần thiết cho sự phát triển. Chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người là dấu hiệu đánh giá về trình độ phát triển của đất nước. Các chỉ tiêu của kế hoạch tăng trưởng là cơ sở để xác định các kế hoạch mục tiêu khác như mục tiêu cải thiện đời sống, tăng thu nhập dân cư trong kế hoạc các ngành kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu ngành, vùng kinh tế trong kế hoạch cơ cấu ngành. Các chỉ tiêu của kế hoạch tăng trưởng còn được sử dụng là cơ sở cho việc xây dựng các kế hoạch biện pháp cũng như xây dựng các cân đối chủ yếu cho phát triển kinh tế của thời kỳ kế hoạch.
Kế hoạch tăng trưởng kinh tế nằm trong mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại với chương trình giải quyết việc làm và mục tiêu chống lạm phát. Về mặt lý luân, nếu nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh thì sẽ giải quyết tốt việc làm cho người lao động, nhưng xu thế gia tăng lạm phát sẽ xảy ra và trên thực tế nếu nền kinh tế tăng trưởng quá nhanh thì sẽ tạo nên một sự không bình thường trong các mắt xích khác của nền kinh tế, nhất là vấn đề lạm phát gia tăng. Vì vậy, thông thường việc đặt kế hoạch mục tiêu tăng trưởng kinh tế đất nước thường phải gắn liền với thực trạng của nền kinh tế. Trên cơ sở đặt mục tiêu tăng trưởng, phải xác định các mục tiêu về việc làm và lạm phát, tìm ra các giải pháp, chính sách khống chế.
Kế hoạch tăng trưởng kinh tế có liên quan trực tiếp tới chương trình xoá đói giảm cùng kiệt và công bằng xã hội. Trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển, vấn đề tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội gần như là hai đại lượng mang tính đánh đổi. Để giải quyết bài toán xoá đói giảm nghèo, phải đặt mục tiêu tăng trương nhanh, nhưng điều đó có thể làm cho sự phân hoá xã hội trở nên gay gắt hơn. Vấn đề là trong từng giai đoạn phát triển của đất nước, đặt mục tiêu nào lên trước: Hiệu quả hay công bằng xã hội. Khi lập kế hoạch tăng trưởng kinh tế, điều cơ bản phải căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế – xã hội để xây dựng chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế, bảo đảm sự dung hoà giữa hai đại lượng công bằng và tăng trưởng nhanh. Mặt khác, đi đôi với kế hoạch mục tiêu tăng trưởng kinh tế phải có các kế hoạch khác đi kèm như kế hoạch phát triển xã hội, phân phối thu nhập nhằm giải quyết các hậu quả xã hội đặt ra trong kế hoạch tăng trưởng.
II. Thực trạng của tăng trưởng kinh tế ở Việt nam trong thời kỳ đổi mới:
1. Việc thực hiện kế hoạch tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2001 -2005:
1.1- Mục tiêu tổng quát:
Mục tiêu tổng quát của kế hoạc...
 

daigai

Well-Known Member
Trích dẫn từ baoanhdn93:
link dowload hong xin link khac ad oi


Bạn download tại link này nhé
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top