hr_10012002

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối


LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết lựa chọn đề tài nghiên cứu 6
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 7
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
4. Phương pháp nghiên cứu 7
5. Nội dung và kết cấu của đề tài 7
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN MÔN HỌC 8
1. KHÁI QUÁT Về KINH TẾ VĨ MÔ 8
1.1 Một số khái niệm 8
1.1.1 Kinh tế học 8
1.1.2 Định luật Okun 9
1.1.3 Chu kỳ kinh doanh 9
1.1.4 Nền kinh tế hỗn hợp 9
1.2 Đối tượng và phương pháp nguyên cứu của kinh tế vĩ mô 9
1.3 Mục tiêu và công cụ trong kinh tế 9
2. HOẠCH TOÁN THU NHẬP QUỐC DÂN 10
2.1 Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) 10
2.1.1 Khái niệm tổng sản phẩm quốc dân 10
2.1.2 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP). 10
2.2. Phương pháp xác định GDP và GNP 11
3. THẤT NGHIỆP VÀ LẠM PHÁT 11
3.1 Thất nghiệp 11
3.1.1 Tác hại của thất nghiệp 11
3.1.2 Thế nào là thất nghiệp 12
3.2 Lạm phát 13
3.3. Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp 14
4. TỔNG CẦU VÀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA 15
4.1 Tổng cầu và sản lượng cân bằng 15
4.2 Tổng cầu trong mô hình kinh tế đơn giản. 15
4.3 Tổng cầu trong nền kinh tế đóng có sự tham gia của Chính phủ. 15
4. Chính sách tài khóa 15
5. TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ. 15
5.1 Chức năng của tiền tệ 15
5.2 Mức cung tiền và vai trò kiểm soát tiền tệ của ngân hàng trung ương (NHTW)
16
5.2.1. Tiền cơ sở 16
5.2.2. Hoạt động của ngân hàng thương mại 16
5.3 Mức cầu tiền tệ 16
5.3.1 Các loại tài sản tài chính: 16
5.3.2 Mức cầu về tiền: 16
6. THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 17
6.1 Nguyên tắc lợi thế so sánh trong thương mại quốc tế. 17
6.2 Tỷ giá hối đoái 17
6.2.1. Tỷ giá hối đoái và thị trường ngoại hối 17
6.2.2. Các nguyên nhân của những sự dịch chuyển các đường cung và cầu về tiền trên thị trường ngoại hối. 17
7. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 18
7.1.Định Nghĩa: 18
7.2 Đo lường tăng trưởng kinh tế 18
7.3 Các yếu tố tạo ra tăng trưởng kinh tế. 18
7.4 Lợi ích và chi phí của tăng trưởng kinh tế 18
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THANH LONG VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ 19
2.1. Thực trạng xuất khẩu thanh long của tỉnh bình thuận trong thời gian qua. 19
2.1.1. Khái quát về ngành thanh long Bình Thuận. 19
2.1.2. ThỊ trường xuất khẩu thanh long của Bình Thuận 20
2.2. Kết quả xuất khẩu thanh long trong thời gian tháng 10, 11, 12. 21
2.2.1. Kim ngạch xuất khẩu. 21
2.2.2. Giá cả. 21
2.3. Đặc điểm thị trường Hoa kỳ về thanh long. 21
2.3.1. Tình hình tiêu thụ. 21
2.3.2. Cung thanh long trên thị trường Hoa kỳ. 22
2.3.3 Kim ngạch và số lượng. 22
2.4.4 Lợi thế và bất lợi thế của xuất khẩu Thanh long Việt Nam. 23
2.5. Chất lượng và giá cả. 24
2.6. Đánh giá về xuất khẩu thanh long sang thị trường Hoa Kỳ. 25
2.6.1. Kết quả đã đạt được. 25
2.6.2. Nguyên nhân. 25
2.7 Những tồn tại và nguyên nhân. 26
2.7.1 Những tồn tại. 26
2.7.2 Nguyên nhân: 26
2.8. Những giải pháp về chính sách tài chính thúc đẩy xuất khẩu thanh long sang thị trường Hoa Kỳ 26
2.8.1. Về phía Nhà nước. 26
2.8.2. Chính sách hỗ trợ cho sản xuất. 26
2.8.3. Chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường thanh long ở Hoa Kỳ. 26
2.9 Một số kiến nghị khác. 27
KẾT LUẬN 27
CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC 28
3. Giảng dạy học phần 28
3.1 Giáo trình, tài liệu học tập, giảng viên. 28
3.2. Cơ sở vật chất. 28
3.3. Tính thiết thực của môn học. 29
3.4. Đề xuất các giải pháp. 29
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 29




LỜI MỞ ĐẦU
Thanh long là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của tỉnh Bình thuận. Từ nhiều năm qua xuất khẩu thanh long Bình thuận liên tục gia tăng, diện tích và sản lượng cơ cấu sản phẩm xuất khẩu đã có sự thay đổi tích cực, chất lượng và sức cạnh tranh sản phẩm đã được nâng lên trên các thị trường lớn như EU, Hoa Kỳ. Tuy nhiên, quy mô, thị phần xuất khẩu còn nhỏ bé. Do vậy, em nghiên cứu đề tài về xuất khẩu thanh long sang thị trường Hoa Kỳ, vì đang là một thách thức lớn cho người dân và doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng trên con đường hội nhập.
1. Sự cần thiết lựa chọn đề tài nghiên cứu.
Thanh long là một mặt hàng đã và đang chiếm một vị trí rất quan trọng. Đối với tỉnh Bình Thuận, thanh long là mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực. Hàng năm xuất khẩu thanh long đem về cho nền kinh tế một lượng ngoại tệ không nhỏ, đồng thời nó cũng giúp cho người dân nơi đây thoát khỏi cảnh thiếu thốn.
Trong xu thế mở cửa hội nhập kinh tế thế giới như ngày nay, dưới ánh sáng của đường lối chính sách mở cửa hội nhập với kinh tế thế giới của Đảng và Nhà nước thì thị trường hàng hóa nói chung và thanh long Bình Thuận nói riêng không ngừng được mở rộng. Trong đó phải kể đến thị trường Hoa kỳ, đây là một trong những bạn hàng lớn nhất và khó tính nhất của thanh long Bình Thuận. Tuy nhiên cũng cần thấy rằng thị phần của thanh long xuất khẩu Việt Nam ở thị trường Hoa kỳ còn rất nhỏ bé và uy tín cũng như vị thế của thanh long Bình Thuận ở thị trường này là chưa cao. Mặt khác Việt Nam và Hoa Kỳ đã ký hiệp định thương mại song phương, nhưng khối lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong những năm gần đây lại tăng trưởng chậm và không ổn định. Các chính sách về tài chính cũng còn nhiều hạn chế và gặp nhiều khó khăn trở ngại trong bối cảnh hội nhập. Vì vậy, việc đẩy nhanh tốc độ xuất khẩu thanh long Bình Thuận sang thị trường Hoa kỳ là một nhiệm vụ quan trọng.
Xuất phát từ những lý do trên em mạnh dạn lựa chọn đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên là “ Thực trạng và một số giải pháp xuất khẩu thanh long Bình Thuận sang thị trường Hoa Kỳ”
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Khái quát hóa một số lý luận xuất khẩu thanh long Bình Thuận, nhầm thúc đẩy xuất khẩu trong điều kiện hội nhập thương mại quốc tế.
- Nghiên cứu đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu thanh long vào thị trường Hoa kỳ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hoạt động xuất khẩu thanh long của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các giải pháp trên tầm vĩ mô tác động tới hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt nam sang thị trường Hoa kỳ.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp duy vật biện chứng và lịch sử
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp phân tích tổng hợp
5. Nội dung và kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo đề tài nghiên cứu gồm ba phần:
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN MÔN HỌC
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THANH LONG VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ
CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC






CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN MÔN HỌC
1. KHÁI QUÁT Về KINH TẾ VĨ MÔ
1.1 Một số khái niệm
1.1.1 Kinh tế học
Kinh tế học là môn học nghiên cứu xem xã hội sử dụng như thế nào nguồn tài nguyên khan hiếm để sản xuất ra những hàng hóa cần thiết và phân phối cho các thành viên của xã hội. Kinh tế học nghiên cứu hoạt động của con người trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa.
Kinh tế học được chia thành hai ngành lớn:
- Kinh tế học vĩ mô: Nghiên cứu hoạt động của toàn bộ tổng thể rộng lớn của nền kinh tế như tăng trưởng kinh tế, sự biến động giá cả và việc làm của cả nước, cán cân thanh toán và tỷ giá hối đoái...
- Kinh tế vi mô: Nghiên cứu sự hoạt đông của các tế bào trong nên kinh tế là các doanh nghiệp hay gia đình, nghiên cứu những yếu tố quyết định giá cả trong các thị trường riêng lẻ...
Tùy theo cách thức sử dụng, kinh tế học được chia thành hai dạng:
- Kinh tế học thực chứng: Mô tả và phân tích các sự kiện, những mối quan hệ trong nền kinh tế. Trả lời câu hỏi: “là bao nhiêu?”, “là gì?”, “Như thế nào?”.
- Kinh tế học chuẩn tắc: Đề cập đến mặt đạo lý được giải quyết bằng sự lựa chọn. Trả lời câu hỏi: “Nên làm cái gì?”
1.1.5 Định luật Okun
Ý tưởng cơ bản của Định luật Okun: Sản lượng thực tế càng thắp hơn sản lượng tiềm năng thì thất nghiệp tăng thêm càng nhiều. Có cách ước lượng:
- P.A. Samuelson và W.D Nordhaus: Khi sản lượng thực tế thắp hơn sản lượng tiềm năng 2% thì thất nghiệp sẽ tăng thêm 1%.
- R. Dornbursch và S. Fischer: Khi tốc độ tăng của sản lượng thực tế cao hơn tốc độ tăng của sản lượng tiềm năng 2,5% thì thất nghiệp sẽ giảm bớt 1%.



1.1.6 Chu kỳ kinh doanh
Chu kỳ kinh doanh là hiện tượng sản lượng thực tế dao động lên xuống theo thời gian xoay quanh sản lượng tiềm năng:
- Nếu sản xuất bị thu hẹp đến mức sản lượng thực tế nhỏ hơn sản lượng tiềm năng thì nền kinh tế bị suy thóai nghiêm trọng có thể dẫn đến khủng hỏang.
- Nếu sản xuất mở rộng đến mức sản lượng thực tế lớn hơn sản lượng tiềm năng thì thường xảy ra lạm phát cao.
1.1.7 Nền kinh tế hỗn hợp
Nền kinh tế hỗn hợp là một nền kinh tế trong đó cơ chế thị trường xác định giá cả và sản lượng trong nhiều lĩnh vực, còn Chính phủ thì điều tiết thị trường thông qua các chương trình thuế, chi tiêu và ban hành các luật lệ. Mô hình “kinh tế hỗn hợp” của từng nước có thể khác nhau tùy thuộc vào mức độ can thiệp của Chính phủ đối với thị trường.
Nền kinh tế hỗn hợp có 4 nhóm tác nhân:
+ Người tiêu dùng:
+ Nhà doanh nghiệp:
+ Chính phủ:
+ Người nước ngoài
1.3 Mục tiêu và công cụ trong kinh tế
1.3.1 Các mục tiêu kinh tế vĩ mô:
Thành tựu kinh tế vĩ mô được đánh dấu theo 3 dấu hiệu chủ yếu:
- Sự ổn định kinh tế: kết quả của việc giải quyết tốt những vấn đề cấp bách như lạm phát, suy thoái, thất nghiệp trong thời kỳ ngắn hạn.
- Tăng trưởng kinh tế đòi hỏi giải quyết những vấn đề dài hạn hơn như chính sách tiết kiệm, chính sách đầu tư, chính sách công nghệ, chính sách đào tạo…
- Công bằng trong phân phối vừa là vấn đề xã hội vừa là vấn đề kinh tế.
1.3.2 Các chính sách kinh tế vĩ mô:
1.3.2.1 Chính sách tài khóa:
1.3.2.2 Chính sách tiền tệ:
1.3.2.3 Chính sách thu nhập:
1.3.2.4 Chính sách kinh tế đối ngoại

2. HOẠCH TOÁN THU NHẬP QUỐC DÂN
2.1 Tổng sản phẩm quốc dân (GNP)
2.1.1 Khái niệm tổng sản phẩm quốc dân
Tổng sản phẩm quốc dân là một chỉ tiêu đo lường tổng giá trị bằng tiền của các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng mà một quốc gia sản xuất trong một thời kỳ bằng các yếu tố sản xuất của mình.
GNP danh nghĩa (GNPn), đo lường tổng sản phẩm quốc dân sản xuất ra trong một thời kỳ, theo giá cả hiện hành, tức là giá cả của cùng thời kỳ đó. Nó được dùng để nghiên cứu mối quan hệ tài chính, ngân hàng.
GNP thực tế (GNPr), đo lường tổng sản phẩm quốc dân sản xuất ra trong một thời kỳ, theo giá cả cố định ở một thời kỳ được lấy làm gốc. Nó được dùng khi phân tích tốc độ tăng trưởng kinh tế.
2.1.2 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Tổng sản phẩm quốc nội đo lường tổng giá trị của các hàng hóa dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm).
GDP = GNP – NIA
NIA: Thu nhập ròng từ tài sản ở nước ngoài là phần chênh lệch giữa thu nhập của công dân nước ta ở nước ngoài và công dân nước ngoài ở nước ta.
Ý nghĩa của các chỉ tiêu GNP và GDP trong phân tích kinh tế vĩ mô.
- Là những thước đo tốt nhất về thành tựu của một đất nước.
- Các nhà kinh tế sử dụng GNP và GDP để so sánh quy mô sản xuất của các nước khác nhau trên thế giới sau khi tính chuyển số liệu về đồng USD.
- Tính tốc độ tăng trưởng GDP hay GNP thực tế để phân tích những biến đổi và sản lượng của một đất nước trong thời gian khác nhau.
2.6. Đánh giá về xuất khẩu thanh long sang thị trường Hoa Kỳ.
2.6.1. Kết quả đã đạt được.
- Trong những năm vừa qua, xuất khẩu thanh long sang thị trường Hoa kỳ đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ.
Khối lượng xuất khẩu thanh long vào thị trường Hoa kỳ có xu hướng tăng lên. Đặc biệt là kể từ khi Hoa Kỳ dỡ bỏ cấm vận kinh tế đối với Việt Nam, thì khối lượng thanh long xuất khẩu của chúng ta vào Hoa Kỳ tăng lên nhanh chóng và thị trường Hoa kỳ đã trở thành một thị trường xuất khẩu tìm năng.
- Cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ cũng đã có những thay đổi tích cực.
- Chất lượng thanh long xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ cũng đã được cải thiện và ngày một nâng cao. Thanh long Bình Thuận được khách hàng Hoa Kỳ đánh giá là dễ dàng chế biến cũng như sử dụng ngay.
- Giá thanh long xuất khẩu của chúng ta sang thị trường Hoa kỳ rẻ.
2.6.2. Nguyên nhân.
Đạt được những kết quả trên là do những nguyên nhân chính sau đây:
- Do chính sách mở cửa hội nhập kinh tế đúng đắn của Đảng và Nhà nước nên ngành thương mại của Việt Nam nói chung và xuất khẩu thanh long nói riêng có được môi trường hoạt động thuận lợi.
- Việt Nam có điều kiện thiên nhiên, khí hậu và thổ nhưỡng thuận lợi với cây thanh long nên năng suất và sản lượng cà phê không ngừng tăng lên qua từng năm.
- Việc Hoa Kỳ mỡ cửa cho phép xuất khẩu thanh long vào năm 2008 và việc hai nước ký kết Hiệp định thương mại song phương vào tháng 7/2000 đã tạo điều kiện thuận lợi cho cà phê Việt Nam thâm nhập thị trường Hoa Kỳ.
- Do các doanh nghiệp Việt Nam đã chủ động và nhạy bén trong việc tìm kiếm bạn hàng và cơ hội kinh doanh.
- Hoa Kỳ là một thị trường lớn tiềm năng.
- Do có các chính sách hỗ trợ của Nhà nước trong việc xuất khẩu thanh long sang thị trường Hoa Kỳ.
2.7 Những tồn tại và nguyên nhân.
2.7.1 Những tồn tại.
Tuy đã đạt được kết quả đáng khích lệ như đã nêu ở trên, xuất khẩu thanh long sang thị trường Hoa Kỳ vẫn còn một số tồn tại yếu kếm như sau:
- Chất lượng trái thanh long xuất khẩu của Việt Nam nói chung và sang thị trường Hoa Kỳ nói riêng còn kém.
- Giá xuất khẩu thanh long còn thấp và không ổn định.
2.7.2 Nguyên nhân:
- cách mua bán thanh long xuất khẩu ở Việt Nam còn quá phức tạp.
- Các doanh nghiệp Việt Nam cũng nói riêng cũng như của ngành thanh long Việt Nam nói chung chưa có được một thương hiệu mạnh.
- Các dịch vụ xúc tiến xuất khẩu kém, chất lượng lại không cao, trong khi đây lại là một vũ khí cạnh tranh hiệu quả đối với các doanh nghiệp xuất khẩu.
2.8. Những giải pháp về chính sách tài chính thúc đẩy xuất khẩu thanh long sang thị trường Hoa Kỳ
2.8.1. Về phía Nhà nước.
2.8.2. Chính sách hỗ trợ cho sản xuất.
- Nhà nước cần có chính sách đầu tư xây dựng viện nghiên cứu giống thanh long và phòng chống bệnh cho cây thanh long.
- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho sản xuất, chế biến, xuất khẩu thanh long.
2.8.3. Chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường thanh long ở Hoa Kỳ.
- Nhà nước giúp đỡ các doanh nghiệp một phần kinh phí cho các đoàn doanh nghiệp đi sang nghiên cứu tìm hiểu thị trường Hoa Kỳ để tìm kiểm cơ hội đầu tư và ký kết các hợp đồng xuất khẩu thanh long cho các khách hàng Hoa Kỳ.
- Giúp đỡ các doanh nghiệp thành lập văn phòng thay mặt tại Hoa Kỳ, bên cạnh đó thì Chính phủ đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập văn phòng thay mặt chung cho thanh long Bình Thuận tại Hoa Kỳ.
- Hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc tham gia các hội chợ trái cây.
2.9 Một số kiến nghị khác.
 Phối hợp trong khâu quản lý tài chính xuất khẩu giữa trung ương và địa phương.
Các địa phương phải cùng với Nhà nước trợ giúp cho các hộ trông thanh long và các doanh nghiệp thu mua thanh long trên địa bàn mình quản lý. Các địa phương cùng với Nhà nước quản lý chặt chẽ tình hình xuất khẩu của các doanh nghiệp.
 Kết hợp giữa hỗ trợ tài chính với hỗ trợ kỹ thuật
Ngoài việc hỗ trợ về vốn cho người trồng thanh long thì Nhà nước nên hỗ trợ về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thanh long. Việc hỗ trợ kỹ thuật này thông qua việc cử cán bộ kỹ thuật xuống tận cơ sở để hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thanh long cho những hộ trồng cây thanh long. Kỹ thuật thu hoạch, phương pháp bảo quản…
KẾT LUẬN
Thị trường Hoa kỳ là một thị trường rộng lớn cả về dung lượng và nhu cầu. Vì vậy việc thúc đẩy xuất khẩu thanh long Bình Thuận sang thị trường Hoa Kỳ trong thời gian tới là một việc hết sức cần thiết. Nó mang lại cho ngành nhiều lợi ích và góp phần không nhỏ vào việc thực hiên chiến lược phát triển xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020
Đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên: “Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thanh long Bình Thuận sang thị trường Hoa Kỳ” nhằm đáp ứng phần nào yêu cầu trên.
Tuy có nhiều cố gắng trong việc tìm hiểu và nghiên cứu tài liệu, song đây là một mảng đề tài khó và năng lực cũng như trình độ có hạn nên đề tài nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận được những ý kiến góp ý, bổ xung của các thầy cô và các bạn để em hoàn thiện tốt hơn trong các nghiên cứu sau này.



CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC
3. Giảng dạy học phần
3.1 Giáo trình, tài liệu học tập, giảng viên.
- Bất kỳ học môn gì đi chăng nữa thì chúng ta phải có giáo trình, chính vì vậy mà giáo trình là một phân không thể thiếu trong khi học.
- Giảng viên là Thầy Hồ Nhật Hưng là người rất nhiệt tình trong việc giảng dạy.
- Tài liệu môn học Giáo trình, tài liệu:
• Tài liệu chính:
- Kinh tế vĩ mô, TS. Nguyễn Minh Tuấn, ThS. Trần Nguyên Minh Ái. Tài liệu lưu hạnh nội bộ của Trường Đại Học Công Nghiệp TP.HCM.
- Những vấn đề cơ bản về kinh tế vĩ mô (2000), Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, NXB Thống Kê.
- Giáo Trình Kinh Tế Vĩ Mô, Trần Văn Hùng, Nguyễn Trí Hùng, Trương Quang Hùng, Nguyễn Thanh Triều, Châu Văn Thành (1999), NXB Giáo Dục
- Kinh tế vĩ mô, Dương Tấn Diệp (2001), NXB Thống Kê
• Tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn học môn Kinh tế học vĩ mô, Lê Bảo Lâm, Lâm Mạnh Hà, Nguyễn Thái Thảo Vy. Tài liệu lưu hành nội bộ của Đại Học Mở Bán Công TP.Hồ Chí Minh.
- Kinh tế học vĩ mô, Lê Bảo Lâm, Lâm Mạnh Hà, Nguyễn Thái Thảo Vy. Tài liệu lưu hành nội bộ của Đại Học Mở Bán Công TP.Hồ Chí Minh.
3.2. Cơ sở vật chất.
- Về mặt phòng học tương đối tốt, lớp học sạch, thoáng mát.
- Về công cụ học tập thì máy chiếu không được tốt.


3.3. Tính thiết thực của môn học.
- Môn kinh tế vĩ mô là môn học tương đối khó vì nó bao quát một nền kinh tế rộng, không nhất thiết là một sản phẩm, một dịch vụ, một ngành nghề, mà nó bao quát tất cả nền kinh tế.
- Tính hữu ích của môn kinh tế vĩ mô là giúp chúng em có cái nhìn tổng quang về thị trường, nhận biết được cung, cầu, từ đó có thể đưa ra những nhận xét về nền kinh tế một cách khách quan nhất.
3.4. Đề xuất các giải pháp.
- Nên bổ sung thêm tiết học cho môn này vì thời lượng 45 tiết không đủ cho sinh viên tiếp thu kiến thức.
- cần cho sinh viên đi thực tế nhiều hơn nữa và giảng viên cân phải cho sinh viên nhiều bài tập mang tính thực tế thì mới có thể nắm được kiến thức và áp dụng những kiến thức đó.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top