life_00

New Member

Download Tiểu luận Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức trường THPT Quản Bạ - Hà Giang miễn phí





Trang
PHẦN MỞ ĐẦU 2
1. Lý do chọn đề tài 2
2. Mục đích nghiên cứu 5
3. Nhiệm vụ nghiên cứu 5
4. Đối tượng nghiên cứu 5
5. Phương pháp nghiên cứu 5
PHẦN NỘI DUNG 7
Chương 1. Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của việc quản lý giáo dục đạo đức học sinh trường Phổ thông. 7
1.1. Cơ sở lý luận của việc quản lý giáo dục đạo đức học sinh trường phổ thông 7
1.2. Cơ sở pháp lý của việc quản lý giáo dục đạo đức học sinh trường phổ thông 12
Chương 2. Thực trạng về việc quản lý giáo dục đạo đức của học sinh trường Trung học phổ thông Quản Bạ. 14
2.1. Một số kết quả đã đạt được trong việc quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh. 14
2.2. Một số những tồn tại trong việc quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh. 17
2.3. Một số vấn đề cấp thiết đặt ra trong quản lý nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh ở trường Trung học phổ thông Quản Bạ 21
Chương 3. Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh 23
3.1. Tăng cường sự lãnh đạo của Chi bộ Đảng trong trường học 23
3.2. Tăng cường vai trò, trách nhiệm của người cán bộ quản lý trong việc giáo dục đạo 24
3.3. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của đội ngũ giáo viên trong việc giáo dục 27
3.4. Phát huy vai trò, trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm 30
3.5. Phát huy vai trò xung kích, sáng tạo của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội liên hiệp thanh niên 31
3.6. Đẩy mạnh công tác giáo dục truyền thống 33
3.7. Phát huy hoạt động tự quản của tập thể học sinh 34
3.8. Kết hợp giữa nhà trường - Gia đình – xã hội để giáo dục đạo đức học sinh 35
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 38
1. Một số kết luận 38
2. Một số kiến nghị - đề xuất 39
PHẦN TÀI LIỆU THAM KHẢO 40
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

h thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc".
Trong Điều 23 mục 2 chương II Luật Giáo dục cũng khẳng định: "Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hay đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc".
Giáo dục đạo đức học sinh phải được tiến hành bằng nhiều biện pháp, có mục tiêu phù hợp. Phải được xây dựng nội dung, kế hoạch cụ thể và được làm thường xuyên liên tục, có hệ thống mới đạt kết quả cao.
Giáo dục đạo đức cho học sinh được tiến hành bằng nhiều hình thức phong phú linh hoạt phù hợp với lứa tuổi học sinh. Thông qua các hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường. Đồng thời phải biết kết hợp nhà trường - gia đình - xã hội để tạo nên sức mạnh tổng hợp. Huy động mọi nguồn lực, mọi sự hỗ trợ của tất cả các tổ chức, các cơ quan ban ngành, các đoàn thể cùng phối hợp để thực hiện tốt xã hội hoá giáo dục, góp phần nâng cao đạo đức lối sống học sinh
Chương 2
Thực trạng của việc quản lý giáo dục đạo đức
cho học sinh trường Trung học phổ thông quản bạ
tỉnh hà giang
2.1. Đặc điểm nhà trường và một số kết quả đã đạt được trong quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT Quản Bạ.
Trường THPT Quản bạ đóng trên địa bàn huyện vùng cao núi đá, cực bắc của tổ quốc, có 03 xã có đường biên giáp với nước láng giềng Trung Quốc. Trường được thành lập năm 2002, tiền thân là trường Phổ thông cấp II – III Quản Bạ. Vùng tuyển sinh gồm 12 xã và 1 thị trấn ( huyện duy nhất có 1 trường THPT ). Trong 12 xã có 10 xã thuộc diện 135 – xã đặc biệt khó khăn . Học sinh chủ yếu là con em dân tộc thiểu số, trung bình trong 3 năm gần đây chiếm 96%. Trong đó người H’Mông chiếm 52% trên 9 dân tộc hiện đang học tại nhà trường. Với đặc điểm học sinh nhiều dân tộc, nhiều phong tục tập quán khác nhau, kinh tế khó khăn, nhà trường chưa có bề dày truyền thồng. . .đây là điều khó khăn trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường.
* Đặc điểm về đội ngũ cán bộ giáo viên của nhà trường:
- Tổng số cán bộ giáo viên trong biên chế năm học 2008 – 2009: 39 đồng chí.
Trong đó: Cán bộ quản lý: 02 đồng chí.
Nhân viên phục vụ: 02 đồng chí.
Giáo viên trực tiếp giảng dạy: 35 đồng chí.
Cụ thể giáo viên theo môn học như sau:
STT
Môn dạy
Số lượng
Trình độ
Ghi chú
1
Toán
5
Đại học
2

4
Đại học
3
Toán – Lý
1
Đại học
4
Hoá
3
Đại học
5
Hoá - Sinh
2
Đại học
6
Tin
1
Đại học
7
Toán – Tin
1
Đại học
8
Văn
5
Đại học
9
Sử
2
Đại học
10
Địa
3
Đại học
11
Ngoại ngữ
4
Đại học – Cao đẳng
3 ĐH, 1CĐ
12
GDCD
0
Đại học
13
Công nghệ
1
Đại học
14
Thể dục
3
Đại học – Cao đẳng
2 ĐH, 1 CĐ
Tổng số
35
Biểu số: 01
Theo định biên ( tính theo hạng trường ): 2,25 giáo viên trực tiếp giảng dạy / 1 lớp học thì số giáo viên thiếu hiện nay của nhà trường là: 01 giáo viên; Nhân viên phục vụ còn thiếu: 01 Y tế, 01 thư viện, 01 phụ trách thiết bị.
- Trường có 1 Chi bộ Đảng với 10 đảng viên, đồng chí Hiệu trưởng làm bí thư, nhiều năm đạt Chi bộ trong sạch vững mạnh.
- Công đoàn trường liên tục là công đoàn vững mạnh.
- Đoàn trường gồm 16 Chi đoàn học sinh, 1 Chi đoàn cán bộ giáo viên, từ năm thành lập trường đều được huyện đoàn, tỉnh đoàn công nhận danh hiệu Đoàn trường xuất sắc.
- Ban giám hiệu gồm 2 đồng chí có phẩm chất đạo đức tốt, nhiệt tình trong công việc.
- Đội ngũ giáo viên phần lớn là giáo viên trẻ, nhiệt tình trong công tác, tuy nhiên kỹ năng quản lý, giáo dục học sinh và công tác chuyên môn còn nhiều hạn chế.
- Chất lượng đào tạo, tỷ lệ học sinh chuyển lớp, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp đứng thứ 10/ 22 trường Trung học phổ thông trong tỉnh. Chất lượng giáo dục đạo đức ngày càng có sự chuyển biến, tỷ lệ học sinh bị kỷ luật giảm, không có học sinh bị đuổi học đến 1 năm, không có học sinh sử dụng ma tuý, không mắc vào các tệ nạn xã hội khác. Tuy nhiên số học không chuyên cần, bỏ học chơi điện tử, vi phạm luật an toàn giao thông, gây rối trật tự công cộng có chiều hướng gia tăng.
Kết quả xếp loại đạo đức được dựa vào nhiều mặt hoạt động của học sinh, trong đó kết quả học tập là một tiêu chí quan trọng. Vì học sinh của trường ở nơi kinh tế còn nhiều khó khăn, dân trí thấp, các phong tục tập quán lạc hậu còn ảnh hưởng nặng nề nên kết quả học tập chưa được cao. Tuy nhiên để đạt được các kết quả như trên là sự nỗ lực, cố gắng của Hội đồng sư phạm nhà trường; sự quan tâm nhiệt tình giúp đỡ của các cấp ủy Đảng chính quyền địa phương, của các tổ chức trong và ngoài nhà trường cùng sự cố gắng của học sinh. Tỷ lệ đạo đức tốt, khá theo các năm học ngày càng tăng, tỷ lệ học sinh xếp loại đạo đức yếu, trung bình giảm, nhưng vẫn còn xếp loại đạo đức yếu. Tỉ lệ học sinh bỏ học đã giảm rõ rệt so với thời gian đầu nhà trường mới thành lập.
Cụ thể xếp loại đạo đức 3 năm học:
Năm học
Số học sinh
Xếp loại đạo đức
Tốt
Khá
TB
Yếu
Kém
Kỷ luật
Đuổi học dưới 1 năm
Bỏ học
2005 – 2006
474
16
251
194
13
13
2
17
%
3,4
52,9
40,9
2,8
2,8
0,4
3,5
2006 – 2007
556
49
316
181
10
10
1
11
%
8,7
56,7
32,6
2
2
0,2
2
2007 – 2008
627
99
345
175
8
8
0
9
%
15,8
55
27,9
1,2
1,3
0
1,4
Biểu 02
Với kết quả hạnh kiểm trong 3 năm học như trên cho thấy chất lượng giáo dục đạo đức đã được nâng lên. Hạnh kiểm Yếu từ 2,8%, học sinh bị kỷ luật từ 2,8% , học sinh bỏ học 3,5 ( năm học 2005-2006 ) giảm xuống còn: hạnh kiểm yếu còn 1,2 %, học sinh bị kỷ luật còn 1,3%, học sinh bỏ học còn 1,4% ( năm học 2007 – 2008). Mặc dù hạnh kiểm của học sinh đã được nâng lên, nhưng những vấn đề như học sinh vi phạm nội quy nhà trường, học sinh chưa ngoan, học sinh có nguy cơ bỏ học . . .vẫn còn tiềm ẩn nhiều lo ngại. Đó là vấn đề đặt ra đòi hỏi nhà quản lý cùng tập thể giáo viên nhà trường cần tìm giảI pháp khắc phục trong những năm học tới.
2.2. Những tồn tại, khó khăn
2.2.1. Một số những tồn tại trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT Quản Bạ:
- Nhiệm vụ giáo dục đạo đức trong nhà trường đã được quan tâm và trú trọng song vẫn chưa đáp ứng được những đòi hỏi của xã hội. Có thể khẳng định rằng nhà trường đã thực hiện nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh nhưng chưa toàn diện, đặc biệt là các phẩm chất đạo đức của học sinh liên quan đến thái độ của học sinh đối với cuộc sống và xã hội vẫn chưa được chú ý một cách thoả đáng. Việc giáo dục lập trường tư tưởng – chính trị, tinh thần độc lập dân tộc chưa làm tốt. Hình thức giáo dục thông qua việc tự giáo dục và giáo dục thời sự, chính trị và các hoạt động mang tính xã hội còn hạn chế. Chưa tí...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T Một số vấn đề lý luận về tiểu thuyết lịch sử Văn học 0
T Tư duy lý luận của đội ngũ hiệu trưởng các trường tiểu học hiện nay - một số vấn đề lý luận và thực Kinh tế chính trị 0
H Một số vấn đề lý luận về thể loại tiểu thuyết trong nghiên cứu, phê bình văn học Việt Nam nửa đầu th Văn học 0
T Tiểu luận: Một số tồn tại phát hiện qua thanh tra quản lý tài chính ngân sách tại các đơn vị hành ch Tài liệu chưa phân loại 2
T Tiểu luận: Liên minh châu Âu là một hô hình hợp tác chưa từng có tiền lệ và là mô hình hợp tác khu v Tài liệu chưa phân loại 0
Y Tiểu luận: Tìm hiểu một số nét về thực trạng, nguyên nhân và cách thức giải quyết việc ly hôn có yếu Tài liệu chưa phân loại 0
P Tiểu luận: Về hàng thừa kế qui định tại điều 676 BLDS- một số vấn đề lý luận và thực tiễn Tài liệu chưa phân loại 0
A Tiểu luận: Một số vấn đề của gia đình Việt Nam hiện đại -thực trạng và giải pháp Tài liệu chưa phân loại 0
D Tiểu luận: MỘT SỐ DỰ ĐOÁN VỀ MẶT ĐỊNH TÍNH ĐỐI VỚI LƯU VỰC SÔNG VÀM CỎ ĐÔNG THÔNG QUA VIỆC TÌM HIỂU Tài liệu chưa phân loại 0
K Tiểu luận: nghiên cứu về lỗi - một trong bốn điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ng Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top