p3_c0j

New Member
Luận văn Qui định vế viết và trình bày tốt nghiệp đại học và sau đại học

Download Luận văn Qui định vế viết và trình bày tốt nghiệp đại học và sau đại học miễn phí





- Trường hợp trích dẫn mà không có bài (trích dẫn qua người thứ 2): trong bài viết cần ghi rõ HỌ tác giả và năm xuất bản nhưng phải ghi kèm theo được trích dẫn bởi tác giả nào trong ngoặc đơn. Ở phần tài liệu tham khảo chỉ cần ghi tài liệu của tác giả trích dẫn. Tuy nhiên, trường hợp này phải giới hạn trong bài viết, vì như thế bài viết sẽ không hay.
Ví dụ: trích dẫn: . tôm càng xanh được nuôi phổ biến ở ĐBSCL (Nguyễn Việt Thắng, 1988 được trích dẫn bởi/của Trần Ngọc Hải, 1999). Như vậy trong danh mục tài liệu tham khảo chỉ cần ghi tài liệu của Trần Ngọc Hải, 1999.
Đối với tên nước ngoài: thứ tự tên và họ cũng sắp xếp khác nhau. Người ở Châu Âu và người Thái thì tên đặt trước họ, người Trung quốc, Nhật và Việt Nam thì họ đặt trước tên,. vì vậy phải cẩn thận khi viết trong tài liệu tham khảo
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ing before 6 và after 6.
Trong những trường hợp liệt kê nhiều dòng liên tục nhau thì không cần cách nhau tức spacing before 0 và after 0 (vẫn giữ cách dòng là 1,2)
Không cách khoảng đầu dòng (thụt đầu dòng) cho tất cả tiểu mục đánh số. Tuy nhiên, thụt đầu dòng cho các đoạn văn (tab=1,27 cm). Trường hợp có các tiểu mục nhỏ hơn không đánh số mà dùng chữ cái a, b, c,… thì thụt đầu dòng và in đậm.
Sau các mục và các tiểu mục không có dấu chấm hay dấu hai chấm. Các dấu cuối câu (dấu phẩy (,), dấu chấm (.), dấu hai chấm :)), dấu chấm phẩy (;),… phải nằm liền với từ cuối cùng nhưng cách cách từ kế tiếp 1 space bar. Nếu các từ hay cụm từ đặt trong dấu ngoặc thì dấu ngoặc phải liền với từ đầu tiên và từ cuối cùng (Vd: …. (tôm càng xanh).
1.3.4 Đánh số trang
Đánh số ở giữa trang, và cỡ số tương đương cỡ chữ bài viết (cỡ chữ = 13). Các trang trước trang Chương 1 (trang tóm tắt, trang lời cảm tạ, trang mục lục, trang danh sách bảng, trang danh sách hình, trang các từ viết tắt (nếu có),… thì đánh số trang bằng số La-mã chữ thường (ví dụ: i, ii, iii, iv, v,…) không đánh số trang bìa. Bắt đầu đánh số trang bằng số Á-rập (1, 2, 3,…) từ chương 1 đến phần phụ lục và tài liệu tham khảo. Đánh số trang cho phần phụ lục và tài liệu tham khảo.
1.3.5 Giấy và kích cỡ giấy
Giấy trắng và cỡ giấy A4 (210 x 297 mm).
1.3.6 Trang bìa, trang lót và đóng bìa
Luận văn sau khi chỉnh sữa và in chính thức thì (i) đóng bìa giấy dày (giấy thơm) màu xanh và gáy luận văn nên dùng băng keo màu đen (đối với sinh viên tốt nghiệp đại học), và (ii) bìa cứng, chữ vàng, đối với học viên cao học. Trên trang bìa luận văn in chữ hoa, kiểu chữ New Times Roman (cỡ chữ khác nhau theo dòng. Trang bìa có các nội dung sau:
1. Trên Trường và Khoa (cỡ chữ: 13)
2. Luận văn tốt nghiệp Đại học (cỡ chữ: 13)
3. Ngành …………. (cỡ chữ: 13)
4. Tên đề tài (cỡ chữ: 16)
5. Tên tác giả (cỡ chữ: 13)
6. Năm (cỡ chữ: 13)
(Xem phụ lục A)
1.3.7 Trang in
Luận văn trình bày theo chiều giấy đứng (portrait), ngoại trừ hình hay bảng có thể trình bày giấy ngang (landscape).
CHƯƠNG 2 HÌNH THỨC CỦA LUẬN VĂN
Thông thường luận văn có 3 phần chủ yếu: phần đầu (các trang lót, trang tóm tắt, trang lời cảm tạ, trang mục lục, trang danh sách bảng, trang danh sách hình…), phần chính của luận văn (bài viết) chia thành nhiều chương hay phần (chương 1: giới thiệu, chương 1: lược khảo tài liệu,…) và phần cuối (tài liệu tham khảo, phụ lục, …). Cấu trúc một luận văn nên gồm các phần sau:
TT Mô tả Ghi chú
1. Trang tựa lót Không đánh số và không tính trang
2. Trang xác nhận của Hội đồng (dành
cho Cao học và NCS)
Chỉ dành cho cao học và NCS
3. Lời cảm tạ
4. Trang kính tặng (nếu có)
5. Tóm tắt tiếng Việt
6. Tóm tắt tiếng Anh Chỉ dành cho cao học và NCS
7. Trang cam kết kết quả Chỉ dành cho cao học và NCS
8. Mục lục
9. Danh sách bảng
10. Danh sách hình
11. Danh mục từ viết tắt (nếu có)
12. Phần chính luận văn
- Giới thiệu (bao gồm mục tiêu và nôi dung nghiên cứu)
- Tổng quan tài liệu
- Phương pháp nghiên cứu
- Kết quả và thảo luận
- Kết luận và đề xuất
13. Tài liệu tham khảo
14. Phục lục
2.1 Trang tựa (trang lót)
Trang này gồm các nội dung sau:
- Luận văn tốt nghiệp Đại học (cỡ chữ: 13)
- Ngành …………. (cỡ chữ: 13)
- Tên đề tài (cỡ chữ: 16)
- Tác giả (cỡ chữ: 13)
- Cán bộ hướng dẫn
Lưu ý: không in logo trường, không in màu, không đóng khung, tựa bài khi xuống dòng thì câu phải đủ ý và in giữa dòng (center) (Xem phụ lục B).
2.2 Tóm tắt
Khoảng 250-350 từ. Trình bày gồm 4 nội dung chính (i) giới thiệu về chủ đề nghiên cứu và mục tiêu của nghiên cứu; (ii) mô tả những phương pháp chính của nghiên cứu; (iii) tóm lược các kết quả nghiên cứu đã đạt được và các nhận định chính; và (iv) các kết luận và đề xuất chính (nếu có). Trong phần tóm tắt của luận văn nên tránh đưa biểu bản hay đồ thị (những tóm tắt dùng trong các tắt hội nghị, hội,... có thể dùng hình hay bảng).
2.3 Lời cảm tạ
Thường là lời cảm tạ đến người hướng dẫn, người giúp đỡ, người/đơn vị tài trợ để luận văn được hoàn thành.
2.4 Trang xác nhận của Hội đồng (dành cho Cao học và NCS)
Thường gồm tất cả chữ ký, tên, đơn vị công tác của các thành viên hội đồng xác nhận kết quả bảo vệ của luận văn.
2.5 Trang cam kết kết quả
tui xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiêncứu của tui và các kết quả của nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác.
Trong trường hợp nếu luận văn là một phần của dự án mà chưa được báo cáo nghiệm thu và theo ý kiến của Cán bộ hướng dẫn thì phải cam kết: tui xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tui trong khuôn khổ của đề tài/dự án “………. Tên dự án ………) và các kết quả này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Dự án có quyền sử dụng kết quả của luận văn này để phục vụ cho dự án.
Ký tên
Tên của sinh viên/học viên
Ngày: …………..
(Lưu ý: nếu học viên cao học sử dụng số liệu của đề tài hay dự án nào đó thì phải có giấy xác nhận cho phép sử dụng số liệu của chủ nhiệm đề tài/dự án để lưu hồ sơ của học viên)
2.6 Mục lục
Liệt kê theo trình tự các các mục và tiểu mục của bài viết cùng với số trang tương ứng. Trình bày tối đa đến tiểu mục thứ 2 không tính tiểu mục chương (vd: 2.2.3) (xem phụ lục C). Riêng phần phụ lục thì không trình bày chi tiết.
2.7 Danh sách bảng
Liệt kê chính xác tên của các bảng trong bài viết và trong phần phụ lục và số trang tương ứng. Khi viết trong luận văn từ “Bảng” phải viết hoa (vd: theo Bảng 2 cho thấy rằng… hay … nhiệt độ biến động từ 25oC đến 31oC (Bảng 5)).
2.8 Danh sách hình
Liệt kê chính xác tên của các hình trong bài và số trang tương ứng (lưu ý là chỉ dùng thuật ngữ HÌNH cho tất cả các trường hợp hình vẽ, hình chụp, sơ đồ, đồ thị, biểu đồ,…. ). Khi viết trong luận văn chữ “Hình” phải viết hoa như chữ bảng.
2.9 Danh mục từ viết tắt (nếu có)
Trình bày đầy đủ các thuật ngữ viết tắt trong bài viết, mặc dù trong bài viết phải viết đầy đủ cho lần đầu tiên viết tắt. Ví dụ: Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Các đơn vị đo lường không cần trình bày. Ví dụ về trình bày danh mục từ viết tắt như dưới đây:
- ĐBSCL Đồng Bằng Sông Cửu Long
- ĐHCT Đại học Cần Thơ
- BNN-PTNN Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
2.10 Nội dung luận văn
2.10.1 Nội dung bài viết
Nội dung luận văn thông thường gồm nhiều phần và mỗi phần có thể cấu trúc như chương hay phần và các tiểu mục và tiểu mục phụ đi kèm. Các phần chính của luận văn gồm:
Chương 1: Giới thiệu (chữ in hoa) và in đậm
Giới thiệu về chủ đề nghiên cứu của luận văn và cho thấy tầm quan trọngcũng như ý nghĩa của chủ đề. Làm rõ bối cảnh, đặt các giả thuyết cho nghiên cứu và mục tiêu sẽ đạt được. Trong phần này có thêm các tiểu mục phụ là mục tiêu nghiên cứu và nội dung nghiên cứu, in đậm,….
Chương 2: Tồng quan tài liệu hay lược khảo tài liệu
Phần này rất quan trọng, phải tổng quan được tài li
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top