meocon1940

New Member

Download Tiểu luận Trình bày một doanh nghiệp nhà nước đã được tiến hành cổ phần hoá miễn phí





 
Mục lục Trang
Lời nói đầu 1
Chương I. Tổng quan về cổ phần hoá ở Việt Nam 2
I. Khái niệm 2
II. Phân loại doanh nghiệp 2
III. Các hình thức tiến hành cổ phần hoá 3
IV. Thẩm quyền quyết định các doanh nghiệp được tiến hành CPH 4
VI. Thủ tục chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá thành công ty cổ phần 5
VII. Những ưu đãi của nhà nước đối với doanh nghiệp được CPH.5
Chương II. Thực trạng và tình hình cổ phần hoá ở công ty vận tải và xuất nhập khẩu Quảng Ninh 6
I. Thực trạng 6
1. Nguyên nhân 9
Kết luận 12
 
 
 
 
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

LỜI MỞ ĐẦU
Quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước thực sự có bước chuyển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng kể từ khi chính phủ ban hành nghị định về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần vào tháng 6/1998, trong đó nêu rõ các chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp và người lao động tại các doanh nghiệp cổ phần hoá. Nghị định này đã trở thành đòn bẩy đưa lộ trình ở cổ phần hoá đi nhanh hơn. Từ năm 1998 đến đầu năm 2002, cả nước đã cổ phần hoá trên 800 doanh nghiệp, chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp này hoạt động chủ yếu trên 3 lĩnh vực chính: thương mại, công nghiệp và xây dựng và được phân bổ ở khắp các vùng, miền trong cả nước.
Để đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá trong các doanh nghiệp nhà nước, thực tiễn đòi hỏi phải có những giải pháp, chính sách cụ thể và thông thoáng hơn nhằm tạo ra nhiều mô hình doanh nghiệp mới đa sở hữu hoạt động tốt trong nền kinh tế thị trường, mở rộng khả năng thu hút vốn đầu tư; tăng cường trách nhiệm của các chủ sở hữu cũng như người lao động, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, đóng góp tích cực vào tăng trưởng chung của nền kinh tế.
Từ nhận thức trên, em đã chọn đề tài “Trình bày một doanh nghiệp nhà nước đã được tiến hành cổ phần hoá”. Bài viết này gồm hai phần chính:
Chương I : Tổng quan về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam.
Chương II: Thực trạng và tình hình cổ phần hoá ở công ty vận tải và xây dựng xuất nhập khẩu Quảng Ninh.
Với những hiểu biết còn hạn chế về vấn đề trên và thời gian nghiên cứu còn có hạn nên bài viết của em không tránh khỏi những sai sót kính mong thầy cô giúp đỡ và bổ sung để em có thể nhìn nhận vấn đề sâu sắc hơn.
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CỔ PHẦN HOÁ Ở VIỆT NAM
I. Khái niệm
Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần đối với những doanh nghiệp mà nhà nước thấy không cần nắm giữ 100% vốn đầu tư, nhằm tạo điều kiện cho người lao động trong doanh nghiệp có cổ phần làm chủ thực sự doanh nghiệp, huy động vốn toàn xã hội để đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển doanh nghiệp góp phần tăng trưởng kinh tế.
II. Phân loại doanh nghiệp để tiến hành cổ phần hoá
Để đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá tại các doanh nghiệp nhà nước thì việc phân loại các doanh nghiệp là hết sức cần thiết. Hiện nay, doanh nghiệp được chia thành ba loại để tiến thành cổ phần hoá:
1) Loại thứ nhất:
Loại doanh nghiệp chưa tiến hành cổ phần hoá:
- Sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ mà nhà nước độc quyền quản lý: vật liệu nổ, hoá chất độc, in bạc, các chứng chỉ có giá, mạng trục thông tin quốc gia và quốc tế.
- Doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích. Trường hợp cổ phần hoá loại doanh nghiệp này, thì thủ tướng chính phủ đã có quyết định đối với loại doanh nghiệp có mức vốn 10 tỷ đồng trở lên, Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương quyết định đối với loại doanh nghiệp có mức vốn 10 tỷ đống trở xuống.
2) Loại thứ hai:
Loại doanh nghiệp tiến hành cổ phần hoá nhưng nhà nước cần nắm cổ phần chi phí chi phối , cổ phần đặc biệt gồm:
Doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích trên 10 tỷ đồng.
Khai thác quặng quý hiếm, khoáng sản quy mô lớn.
Dịch vụ kỹ thuật khai thác dầu khí.
Sản xuất thuốc trừ sâu, phân bón; thuốc chưã bệnh, hoá dược.
Sản xuất kim loại màu, kim loại quý hiếm có quy mô lớn.
Sản xuất điện quy mô lớn, truyền tải và phân phối điện.
Sữa chữa phương tiện bay.
Dịch vụ khai thác bưu chính – viễn thông.
In, xuất bản, sản xuất rượu bia, thuốc lá quy mô lớn.
Ngân hàng đầu tư, ngân hàng cho người nghèo.
Kinh doanh xăng dầu có quy mô lớn.
3) Loại thứ ba:
Các loại doanh nghiệp nhà nước hiện có, không thuộc hai loại trên đều có thể được thực hiện cổ phần hoá trong đó nhà nước không giữ được cổ phần chi phối, cổ phần đặc biệt và áp dụng các hình thức chuyển đổi sở hữu khác như giao, bán, khoán, kinh doanh cho thuê doanh nghiệp.
III. Các hình thức tiến hành cổ phần hoá :
Đối với các doanh nghiệp nhà nước hoạt động sản xuất kinh doanh hiện có căn cứ váo vị trí quan trọng của từng lĩnh vực, từng ngành, từng doanh nghiệp, từng sản phẩm trong nền kinh tế mà quyết định loại hình doanh nghiệp nhà nước. Ở các doanh nghiệp nhà nước tiến hành cổ phần hoá sẽ theo các hình thức sau:
1- Giữ nguyên giá trị thuộc vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn.
2- Bán một phần giá trị thuộc vốn nhà nước hiện có tại các doanh nghiệp.
3- Tách một bộ phận của doanh nghiệp đủ điều kiện để cổ phần hoá.
4- Bán toàn bộ giá trị hiện có thuộc vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
IV. Quyền mua cổ phần
Cổ phần được thông báo công khai tại các doanh nghiệp cổ phần hoá hay bán thông qua các ngân hàng thương mại, các công ty tài chính, các trung tâm giao dịch chứng khoán.
Các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài định cư ở Việt Nam đều có quyền mua cổ phần ở các doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá.
Việc mua cổ phần ở các doanh nghiệp, mà Nhà nước giữ cổ phần chi phối, cổ phần đặc biệt khi tiến hành cổ phần hoá lần đầu được ấn định cho một pháp nhân được mua không quá 10% tổng số cổ phần của doanh nghiệp, một cá nhân được mua không quá 5 % tổng số cổ phần của doanh nghiệp.
Đối với loại doanh nghiệp mà Nhà nước không nắm giữ cổ phần chi phối, cổ phần đặc biệt khi một pháp nhân được mua không quá 20%, một cá nhân được mua không quá 10% tổng số cổ phần của doanh nghiệp.
Loại doanh nghiệp mà Nhà nước không tham gia cổ phần thì không hạn chế số lượng được mua cổ phần của các pháp nhân, cá nhân nhưng phải bảo đảm số cổ đông tối thiểu theo luật quy định về công ty cổ phần.
V. Thẩm quyền quyết định các doanh nghiệp được tiến hành cổ phần hoá.
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các doanh nghiệp thành viên trong các tổng công ty 91 được tiến hành cổ phần hoá do Hội đồng quản trị của các tổng công ty 91 đề nghị.
Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền cho các Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương quyết định cho các doanh nghiệp thành viên trong tổng công ty 90 được tiến hành cổ phần hoá do Hội đồng quản trị của tổng công ty đề nghị.
Các Bộ trưởng, Thủ tướng, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương quyết định cho các doanh nghiệp thuộc quyền quản lý của mình được tiến hành cổ phần hoá .
VI. Thủ tục chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá thành công ty cổ phần.
Sau khi thực hiện cổ phần hoá, doanh nghiệp sẽ hoạt động theo chế độ công ty cổ phần quy định trong Luật Doanh nghiệp có hiệu lực từ 1-1-2000.
Doanh nghiệp đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, hồ sơ đăng ký gồm những giấy tờ sau:
1. Quyết định chuyển doanh nghiệp th...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top