bryan_ho220590

New Member

Download Tiểu luận Phân tích một số đặc điểm của doanh nghiệp liên doanh và liên hệ với Công ty may Minh Trí miễn phí





Thời hạn hoạt động phụ thuộc vào từng dự án theo quy định của Chính phủ, nói chung không quá 50 năm. Thời hạn hoạt động được ghi trong giấy phép đầu tư. Thời hạn hoạt động có thể kéo dài đến 70 năm do Chính phủ quyết định căn cứ vào quy định của ủy ban thường vụ Quốc hội.
Doanh nghiệp liên doanh có thể chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau đây:
- Hết thời hạn hoạt động được ghi trong giấy phép đầu tư.
- Do đề nghị của một bên hay các bên và được cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài chấp nhận.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

PHẦN MỞ ĐẦU
Xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá hiện đang là xu hướng có ảnh hướng mạnh mẽ nhất trên thế giới. Theo xu hướng này, số lượng các công ty tham gia vào thị trường thế giới ngày một nhiều hơn, dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt hơn, rủi ro cũng nhiều hơn. Điều này cho thấy, để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Nhà nước khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và tuân thủ pháp luật Việt Nam, bình đẳng và các bên cùng có lợi để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phát triển kinh tế quốc dân trên cơ sở khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của đất nước
Việt Nam bảo vệ quyền sở hữu đối với vấn đề đầu tư và các quyền lợi hợp pháp khác của nhà đầu tư nước ngoài; tạo điều kiện thuận lợi và quy định thủ tục đơn giản nhanh chóng cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.
Doanh nghiệp liên doanh đang là hình thức phổ biến trong nền kinh tế thị trường của Việt Nam hiện nay và đã đạt được một số đóng góp nhất định cho nền kinh tế nước ta.
Qua thời gian học môn Luật kinh tế em xin được trình bày bài tiểu luận với đề tài: "Phân tích một số đặc điểm của doanh nghiệp liên doanh và liên hệ với Công ty may Minh Trí".
Do kiến thức còn hạn chế nên bài viết của em không tránh khỏi thiếu sót rất mong thầy cô cùng bạn bè góp ý để bài viết của em được tốt hơn.
PHẦN NỘI DUNG
I. TỔNG QUAN VỀ LUẬT LIÊN DOANH
1. Khái niệm luật liên doanh
Doanh nghiệp liên doanh là một doanh nghiệp được thành lập giữa: nhà đầu tư nước ngoài với doanh nghiệp Việt Nam, hay với doanh nghiệp liên doanh đã được phép thành lập, hay với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đã được phép hoạt động tại Việt Nam.
Doanh nghiệp liên doanh có thể được thành lập trên cơ sở hiệp định ký kết giữa Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với Chính phủ nước ngoài.
Doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam.
Mỗi bên liên doanh chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi phần góp vốn của mình vào vốn pháp định và chịu rủi ro, lỗ, lãi theo tỷ lệ vốn góp.
Doanh nghiệp liên doanh có tài sản riêng do các bên ký kết hợp đồng liên doanh đóng góp tài sản của doanh nghiệp liên doanh là sở hữu chung của các bên liên doanh.
Doanh nghiệp liên doanh hoạt động theo nguyên tắc hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính.
2. Nội dung chủ yếu thành lập doanh nghiệp liên doanh.
Để thành lập một doanh nghiệp liên doanh cần lập hồ sơ xin cấp giấy phép đầu tư:
- Đơn xin cấp giấy phép đầu tư.
- Hợp đồng liên doanh.
- Điều lệ doanh nghiệp liên doanh.
- Văn bản xác nhận tư cách pháp lý, tình hình tài chính của các bên liên doanh.
- Giải trình kinh tế - kỹ thuật.
- Các hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Hồ sơ chuyển giao công nghệ, nếu góp vốn bằng công nghệ.
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường hay bản giải trình các yếu tố có thể ảnh hưởng đến môi trường.
- Hồ sơ thuê đất, nếu có thuê đất.
- Chứng chỉ quy hoạch, thiết kế sơ bộ công trình, nếu có công trình xây dựng.
Nội dung của điều lệ doanh nghiệp liên doanh gồm:
- Tên, địa chỉ, quốc tịch, thay mặt có thẩm quyền của các bên.
- Mục tiêu và phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp.
- Vốn đầu tư, vốn pháp định, tỷ lệ góp vốn pháp định, cách và tiến độ góp vốn pháp định.
- Số lượng, thành phần, nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng quản trị, nhiệm vụ và quyền hạn của tổng giám đốc và các phó tổng giám đốc của doanh nghiệp.
- Đại diện của doanh nghiệp trước tòa án, trọng tài và cơ quan Nhà nước Việt Nam.
- Các nguyên tắc về tài chính.
- Tỷ lệ phân chia lãi và lỗ cho các bên liên doanh.
- Thời hạn hoạt động, kết thúc và giải thể doanh nghiệp.
- Quan hệ lao động trong doanh nghiệp, kế hoạch đào tạo cán bộ quản lý, kỹ thuật, nghiệp vụ và công nhân.
- Thủ tục sửa đổi điều lệ doanh nghiệp liên doanh.
Nội dung chủ yếu của hợp đồng thành lập doanh nghiệp liên doanh gồm:
- Tên, địa chỉ quốc tịch, thay mặt có thẩm quyền của các bên liên doanh.
-. Mục tiêu và phạm vi kinh doanh.
- Vốn đầu tư, vốn pháp định, tỷ lệ góp vốn pháp định, cách, tiến độ góp vốn và tiến độ xây dựng doanh nghiệp.
- Sản phẩm chủ yếu, tỷ lệ xuất khẩu và tiêu thụ trong nước.
- Thời hạn hoạt động của doanh nghiệp.
- Quyền và nghĩa vụ các bên.
- Sửa đổi và chấm dứt hợp đồng, điều kiện chuyển nhượng, điều kiện kết thúc, giải thể doanh nghiệp.
- Giải quyết tranh chấp.
3. Vốn của doanh nghiệp liên doanh:
Vốn đầu tư là vốn để thực hiện dự án đầu tư bao gồm vốn pháp định và vốn vay.
Vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh là mức vốn phải có để thành lập doanh nghiệp theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, được ghi trong điều lệ doanh nghiệp. Vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh ít nhất phải bằng 30% vốn đầu tư. Vốn pháp định không được phép giảm trong quá trình kinh doanh.
cách và tỷ lệ góp vốn pháp định của các bên liên doanh:
- Tỷ lệ góp vốn pháp định của các bên liên doanh do các bên thỏa thuận, nhưng phần góp của bên nước ngoài hay các bên nước ngoài không được thấp hơn 30% vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh.
- Bên nước ngoài góp vốn pháp định bằng:
+ Tiền nước ngoài, tiền Việt Nam có nguồn từ vốn đầu tư tại Việt Nam (tiền Việt Nam thu được từ lợi nhuận, thanh lý, chuyển nhượng vốn đầu tư tại Việt Nam).
+ Thiết bị, máy móc, nhà xưởng, công trình xây dựng khác.
+ Giá trị quyền sở hữu công nghiệp, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ và dịch vụ kỹ thuật.
+ Giá trị quyền sử dụng đất, các nguồn tài nguyên, giá trị quyền sử dụng mặt nước, mặt biển theo quy định của pháp luật Việt Nam (Điều 7 Luật đầu tư nước ngoài - ngày 12/11/1996).
Bên Việt Nam thông thường góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất.
Giá trị phần góp vốn của mỗi bên liên doanh được xác định trên cơ sở giá thị trường tại thời điểm góp vốn.
Khi các bên liên doanh góp vốn bằng thiết bị máy móc phải được một tổ chức giám định độc lập cấp chứng chỉ giám định. Cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư nước ngoài của Việt Nam có quyền chỉ định tổ chức giám định lại giá trị thiết bị máy móc.
Vốn phát định có thể góp một lần khi thành lập doanh nghiệp liên doanh hay góp từng phần trong một thời gian hợp lý, nhưng cách và tiến độ góp vốn pháp định phải phù hợp với giải trình kinh tế - kỹ thuật và phải được quy định trong hợp đồng liên doanh.
Trường hợp các bên liên doanh không thực hiện việc góp vốn theo tiến độ đã cam kết mà không có lý do chính đáng, thì cơ quan cấp giấy phép đầu tư có quyền thu hồi giấy phép đầu tư.
Lợi nhuận và rủi ro của doanh nghiệp liên doanh được phân chia theo tỷ lệ góp vốn của mỗi bên, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
4. Cơ chế điều hành, quản lý của doanh nghiệp liên doanh.
Cơ quan lãnh đ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top