Đề tài Tìm hiểu về chế độ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hoá theo luật thương mại Việt Nam

Download Đề tài Tìm hiểu về chế độ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hoá theo luật thương mại Việt Nam miễn phí





MỤC LỤC
 
Lời nói đầu 3
Phần I: Khái quát chung về luật Thương Mại Việt Nam 4
I. Hoàn cảnh và mục đích ra đời 4
1. Hoàn cảnh ra đời của Luật thương mại Việt Nam. 4
2. Mục đích ra đời của Luật thương mại Việt Nam 5
II. Vai trò của Luật thương mại Việt Nam 6
1. Bảo đảm quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại. 6
2. Thực hiện quyền tự do kinh doanh của công dân trên lĩnh vực thương mại. 6
3. Thực hiện quyền bình đẳng trước pháp luật của thương nhân thuộc
mọi thành phần kinh tế trong các hoạt động thương mại. 7
4. Qui định những điều kiện đối với thương nhân trong
các hoạt động thương mại 7
III. Phạm vi điều chỉnh của Luật thương mại Việt Nam với tư cách là nguồn luật điều chỉnh hợp đồng mua bán giữa thương nhân Việt Nam với thương nhân nước ngoài. 8
Phần II: Chế độ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng 9
I. Các yếu tố cấu thành trách nhiệm do vi phạm
hợp đồng mua bán ngoại thương. 9
1. Thụ trái có hành vi vi phạm pháp luật 9
2. Phải có lỗi của bên vi phạm hợp đồng. 10
3. Trái chủ bị thiệt hại vật chất, thiệt hại về tài sản hay
các quyền có giá trị tài sản. 11
4. Có mối quan hệ trực tiếp giữa hành vi vi phạm hợp đồng
và thiệt hại vật chất. 12
II. Các chế tài áp dụng cho việc vi phạm hợp đồng
trong hoạt động mua bán hàng hóa theo
Luật thương mại Việt Nam. 12
1. Buộc thực hiện đúng hợp đồng 13
2. Phạt vi phạm 15
3. Bồi thường thiệt hại. 17
4. Chế tài hủy hợp đồng. 21
5. Mối quan hệ giữa các chế tài theo Luật thương mại Việt Nam. 25
III. Các trường hợp miễn trách do vi phạm hợp đồng
trong hoạt động mua bán hàng hóa của thụ trái. 27
1. Miễn trách khi gặp các trường hợp đã được thỏa thuận trong hợp đồng. 27
2. Miễn trách khi gặp bất khả kháng. 27
Phần III: Hạn chế của các quy định về chế độ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán theo Luật thương mại Việt Nam. Kiến nghị và giải pháp 31
I. Những hạn chế của các quy định về chế tài thương mại theo Luật thương mại Việt Nam. Kiến nghị và giải pháp. 32
1. Về mối quan hệ giữa chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng
và các chế tài khác. 32
2. Về chế tài phạt vi phạm 37
3. Về chế tài bồi thường thiệt hại. 39
4. Về chế tài hủy hợp đồng. 40
II. Những hạn chế của các quy định về các trường hợp miễn trách do vi phạm hợp đồng mua bán ngoại thương theo Luật thương mại Việt Nam - Kiến nghị và giải pháp. 42
1. Cần quy định một số trường hợp phổ biến như đình công, lệnh cẫm
xuất nhập khẩu của Nhà nước là những trường hợp bất khả kháng để làm căn cứ miễn trách nhiệm. 42
2. Giấy chứng nhận bất khả kháng như thế nào được coi là hợp lý. 44
3. Cần quy định thêm trường hợp miễn trách khi người thứ ba có quan hệ hợp đồng với bên vi phạm gặp bất khả kháng. 45
Kết luận 46
Tài liệu tham khảo 47
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

g về thời hạn giao hàng. Tuy nhiên, trên thực tế trường hợp này cũng thường hay gây tranh cãi. Ví dụ, A chậm giao hàng hai tháng, B tính toán các khoản thiệt hại bao gồm: tiền lương công nhân hai tháng, ngừng sản xuất hai tháng, thuế nộp trong hai tháng, tiền khấu hao nhà xưởng, các chi phí khác... Song đây không phải là những khoản lợi đáng lẽ được hưởng mà chỉ là những thiệt hại do suy đoán vì nếu A không giao hàng, B phải đi mua hàng với giá cao hơn, do đó sẽ được coi là thiệt hại thực tế.
Mặc dù, lỗi được xác định trên cơ sở suy đoán lỗi nhưng khi áp dụng loại chế tài này, bên đòi bồi thường thiệt hại có nghĩa vụ phải chứng minh tổn thất và mức độ tổn thất (Điều 231, Luật thương mại).
Ngoài nghĩa vụ chứng minh tổn thất và mức độ tổn thất, “bên đòi bồi thường thiệt hại phải áp dụng các biện pháp hợp lý để hạn chế tổn thất kể cả khoản lợi đáng lẽ được hưởng do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra; nếu bên đòi bồi thường thiệt hại không áp dụng các biện pháp đó, bên vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu giảm bới tiền bồi thường thiệt hại bằng mức tổn thất đáng lẽ có thể hạn chế được.” (Điều 232, Luật thương mại) Quy định này của Luật thương mại Việt Nam cũng giống với quy định của Công ước Viên 1980 khi áp dụng chế tài này.
Riêng đối với trường hợp bên vi phạm chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền hàng hay chậm thanh toán phí dịch vụ và các chi phí khác, Điều 233, Luật thương mại Việt Nam quy định “bên kia có quyền đòi tiền lại trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn do Ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hay pháp luật có quy định khác.” Như vậy, số tiền lãi này cũng giống như khoản tiền bồi thường thiệt hại mà bên vi phạm phải trả cho bên có quyền lợi bị vi phạm bởi vì trên thực tế, việc chậm trả tiền này có thể làm bên có quyền lợi bị vi phạm thất thu những khoản lợi hay bỏ lỡ các thương vụ làm ăn khác.
Trong thực tiễn thương mại, có thể thấy không phải lúc nào chế tài đòi bồi thường thiệt hại cũng được bên vi phạm chấp hành nghiêm chỉnh. Đó là vụ việc tranh chấp giữa ba công ty của Việt Nam, Nhật Bản và Hàn Quốc. Công ty TICO Ltd. (Nhật Bản) ký hợp đồng mua của công ty Sunkuong Ltd. (Hàn Quốc) số lượng 1.300 tấn phân Urê để bán lại cho công ty xuất khẩu rau quả III thuộc Tổng công ty rau quả Việt Nam (VEGETEXCO). Hàng đến cảng Hải Phòng ngày 6/9/1996, VEGETEXCO đã làm tờ khai hải quan tiếp nhận lô hàng và hải quan thành phố cũng đã làm thủ tục kiển hàng thông qua Tổng cục đo lường chất lượng (Quatest 3). Kết quả giám định cho biết độ biuret của lô hàng trên là 1,8% (trong khi hợp đồng quy định là 1% và độ biuret tối đa mà kỹ thuật cho phép là dưới 1,5%). Như vậy tức là lô hàng không đảm bảo chất lượng so với hợp đồng. Do đó, VEGETEXCO không những phải lưu giữ lô hàng mà còn bị hải quan xử phạt hành chính vì đã nhập hàng không đạt tiêu chuẩn, phạt 18 triệu VNĐ và buộc phải tái chế lô hàng trước khi phân phối. Hơn nữa, kết quả giám định tiếp tục của Vinacontrol cho thấy, hầu hết khối lượng của các bao dưới mức tiêu chuẩn là 50 kg và không đồng nhất, có bao chênh tới 9 kg. Như vậy, lô hàng trên cả về chất lượng và khối lương đều không đúng quy định của hợp đồng. Vì vậy, VEGETEXCO đã kiện TICO ra trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam, đòi bồi thường tổng giá trị thiệt hại gồm cả lãi suất đọng vốn do phải giám định, tái chế, bốc dỡ, đóng gói lô hàng là 35.719,48 USD trong thời gian 30 ngày kể từ ngày 23/10/1997 (là ngày trọng tài ra phán quyết). Ngoài ra, trọng tài còn tuyên bố TICO phải chịu chi phí trọng tài là 1.259,03 USD. Song đến nay, VEGETEXCO vẫn chưa được TICO bồi thường với lý do phía Hàn Quốc chưa bồi thường thiệt hại cho TICO.
Từ vụ việc nêu trên, có thể thấy cho dù có áp dụng các hình thức trách nhiệm khi có vi phạm hợp đồng, song nếu bên vi phạm cố tình không thực hiện dù đó là phán quyết của trọng tài đi nữa thì bên chịu thiệt nhiều nhất vẫn là những doanh nghiệp làm ăn lương thiện.
4. Chế tài hủy hợp đồng.
Hủy hợp đồng là chế tài nặng nhất áp dụng cho việc vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa. Chế tài này thường chỉ được áp dụng khi các bên đã sử dụng những biện pháp khác song không mang lại kết quả. Luật pháp về buôn bán ngoại thương của các nước chưa quy định thống nhất nhau trường hợp vi phạm nào được quyền hủy hợp đồng.
Theo luật mua bán năm 1893 của Anh, một bên có quyền hủy hợp đồng khi bên kia vi phạm điều khoản chủ yếu của hợp đồng. Điều khoản chủ yếu là những điều khoản đi vào gốc rễ, đi vào mục đích chính của hợp đồng. Đây là một quy định chung chung, còn cụ thể điều khoản nào là chủ yếu còn phụ thuộc vào cách xem xét của các bên, và quyết định của Tòa án hay trọng tài. Theo thực tiễn tư pháp của Anh, vi phạm điều khoản chủ yếu thường bao gồm: vi phạm thời hạn giao hàng, vi phạm phẩm chất bán hàng theo mẫu, vi phạm phẩm chất khi mua bán hàng theo mục đích sử dụng...
Theo luật của Pháp, nếu một bên không thực hiện hay thực hiện không đầy đủ hợp đồng thì bên kia có quyền đòi họ thực hiện thực sự hay đòi hủy hợp đồng cùng với việc bồi thường thiệt hại xảy ra. Nhưng không phải bất kỳ trường hợp vi phạm hợp đồng nào cũng dẫn đến hủy hợp đồng, mà chỉ hủy hợp đồng khi có sự vi phạm nghiêm trọng.
Nhìn chung, theo luật của các nước TBCN, chế tài hủy hợp đồng được áp dụng khi:
Ø Vi phạm thời gian giao hàng;
Ø Giao hàng có phẩm chất quá kém;
Ø Vi phạm phẩm chất hàng khi phẩm chất được quy định theo mẫu;
Ø Hàng giao không đáp ứng được công dụng thông thường;
Ø Hàng thuộc loại cá biệt và có mục đích chuyên dụng nhất định nhưng hàng giao không đạt được mục đích đó...
Theo Công ước Viên 1980, việc hủy hợp đồng được áp dụng khi không giao hàng trong thời gian gia hạn thêm, khi không trả tiền hàng trong thời gian đã gia hạn thêm, khi vi phạm cơ bản hợp đồng.
Đề cập đến chế tài này, Điều 235, Luật thương mại Việt Nam quy định như sau: “Bên có quyền lợi bị vi phạm tuyên bố hủy hợp đồng nếu việc vi phạm của bên kia là điều kiện để hủy hợp đồng mà các bên đã thỏa thuận.” Như vậy, Luật thương mại Việt Nam không quy định cụ thể các điều kiện theo đó các bên có được hủy hợp đồng mà theo Luật thương mại, để có thể hủy hợp đồng, trước hết các bên phải thỏa thuận trong hợp đồng. Điều này có nghĩa là Luật thương mại chỉ thừa nhận duy nhất một trường hợp hủy hợp đồng là khi các bên có thỏa thuận sẵn rằng việc vi phạm đó sẽ áp dụng chế tài hủy hợp đồng. Việc hủy hợp đồng do hai bên tùy ý thỏa thuận và luật không quy định các trường hợp hủy. Do vậy, nếu các bên không có thỏa thuận gì về trường hợp vị nào hủy hợp đồng thì theo Luật thương mại Việt Nam là không được hủy hợp đồng.
Các bên có thể thỏa thuận bằng điều khoản hợp đồng hay bằng văn b
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top