quykyky

New Member

Download Báo cáo Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh tại công ty cổ phần may Bình Định miễn phí





Nguồn lực tài chính của một doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp đó. Và khả năng quản lý tài chính của một doanh nghiệp sẽ quyết định cách thức huy động vốn và sử dụng nguồn tài chính đó đạt hiệu quả đến mức nào, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn đạt kết quả cao trong kinh doanh thì đều đầu tiên là phải quản lý hiệu quả được nguồn tài chính của mình.



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

iảm bớt hay không vì chi phí các yếu tố sản xuất thấp vẫn được coi là điều kiện cơ bản của lợi thế cạnh tranh.
- Quan điểm tổng hợp của VarDwer, E.Martin và R.Westgren: VarDwer, E.Martin và R.Westgen là những đồng tác giả của cuốn “ Assessing the competivivenss of Canada’s agrifood Industry”-1991. Theo các tác giả này thì “ khả năng cạnh tranh của một ngành, của công ty được thể hiện ở việc tạo ra và duy trì lợi nhuận, thị phần trên các thị trường trong nước và nước ngoài”. Như vậy lợi nhuận và thị phần, hai chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của công ty.
1.2.2. Các yếu tố cấu thành khả năng cạnh tranh.
Nguồn lực bên trong DN gồm quá trình sản xuất, nguồn vốn, kỹ năng của nhân viên, bằng sáng chế khả năng quản lý và tài chính… Nguồn lực này có thể chia thành nguồn lực hữu hình và nguồn lực vô hình.
Nguồn lực hữu hình: là những tài sản có thể nhìn thấy và xác định được như đất đai, nhà xưởng, thiết bị, máy móc… Hay cách khác nguồn lực này bao gồm nguồn lực về tài chính, nguồn lực về khả năng tổ chức quản lý, nguồn lực về vật chất, nguồn lực về công nghệ… Trong đó:
+ Nguồn lực về tài chính: gồm vốn, các khả năng huy động vốn và các chỉ tiêu tài chính;
+ Nguồn lực về hoạch định tổ chức: gồm kế hoạch, chiến lược kinh doanh, cơ cấu tổ chức bộ máy DN, phương châm làm việc, các hệ thống lập kế hoạch đều phối và kiểm tra;
+ Các hoạt động tập thể; Các hoạt động tinh thần; Văn hoá DN.
+ Các nguồn lực về vật chất: gồm các cơ sở hạ tầng như nhà xưởng, nhà máy,… và khả năng tiếp cận các nguồn nguyên liệu;
+ Nguồn lực về kỷ thuật: gồm bằng sáng chế, thương hiệu, bí quyết kinh doanh.
Nguồn lực vô hình là những tài sản không thể nhìn thấy và lượng hoá được, chúng gắn liền với sự hình thành và phát triển của công ty được tích luỹ theo thời gian. Đây là loại nguồn lực khó có thể tạo dựng được nhưng đó là thế mạnh riêng của công ty vì ĐTCT khó có thể tìm được và bắt chước. Nguồn lực vô hình bao gồm: tri thức, sự trung thành của nhân viên, ý tưởng khả năng sáng tạo, kỹ năng quản lý, kỹ luật công việc, chính sách tuyển dụng đãi ngộ và cách thức hoạt động của DN. Trong đó:
+ Nguồn lực tư duy sáng tạo: ý tưởng kinh doanh, kỷ năng nghiên cứu và đưa ra sản phẩm mới, kỷ năng sáng tạo;
+ Nguồn lực về danh tiếng thương hiệu gồm: niềm tin từ phía khách hàng, thương hiệu, sự am hiểu về chất lượng, niềm tin đối với sản phẩm;
Chính sự liên kết các nguồn lực nói trên tạo nên khả năng cạnh tranh của công ty. Trong trường hợp bị thiếu hay mất cân đối một hay một số nguồn lực nào đó sẽ làm cho sức cạnh tranh của DN giảm đi nhiều.
Trong nền kinh tế khi mà sự cạnh tranh giữa các DN đang ngày càng trở nên gay gắt việc đánh giá chính xác được nguồn lực và khả năng của DN hay việc tìm ra được cách sử dụng những nguồn lực đó hiệu quả sẽ có ý nghĩa với DN như: tạo ra cho DN những khả năng để thành công trên thị trường.
1.2.3 Các cách đánh giá khả năng cạnh tranh
- Từ những ngành nghề khác nhau và các lĩnh vực khác nhau mà người ta đưa ra các quan điểm đánh giá về khả năng cạnh tranh khác nhau.
Theo Mc.Porter trên quan điểm về chỉ số năng suất: Ông cho rằng chỉ có chỉ số năng suất là có ý nghĩa cho khả năng cạnh tranh quốc gia. Bởi vì, đây là yếu tố cơ bản cho việc nâng cao sức sống của một đất nước. Và xét về dài hạn chỉ số năng suất này phụ thuộc vào trình độ phát triển và chức năng của DN. Do đó khả năng cạnh tranh của một quốc gia phụ thuộc vào các yếu tố này, giữ vai trò quyết định cho phép các công ty sáng tạo và duy trì về khả năng cạnh tranh trên mọi lĩnh vực cụ thể. Với cách nhìn nhận vấn đề như vậy Mc.Porter đã đưa ra một khuôn khổ các yếu tố tạo nên khả năng cạnh tranh mà ông gọi đó là “ mô hình Kim Cương” bao gồm các nhóm được phân chia một cách tương đối:
Nhóm các điều kiện về nhân tố sản xuất (thể hiện vị thế của một quốc gia về lao động được đào tạo, có tay nghề về tài nguyên, kết cấu hạ tầng, tiềm năng về khoa học và công nghệ).
Nhóm các điều kiện về cầu: Phản ánh bản chất của nhu cầu thị trường trong nước đối với sản phẩm và dịch vụ của một ngành.
Nhóm các yếu tố liên quan đến cơ cấu, chiến lược của DN của ĐTCT.
Nhóm các yếu tố về ngành phụ trợ và các ngành liên quan có khả năng cạnh tranh quốc tế.
Nhưng đứng ở cấp độ ngành và công ty trích từ sách chiến lược cạnh tranh của ông thì khả năng cạnh tranh của DN được thể hiện ở khả năng chiếm lĩnh thị trường, tiêu thụ các sản phẩm cùng loại (hay sản phẩm thay thế) của công ty. Với cách tiếp cận này thì khả năng cạnh tranh chịu tác động bởi các yếu tố sau:
Số lượng DN mới tham gia;
Mối đe doạ của các sản phẩm thay thế;
Sức ép của khách hàng;
Sức ép của các nhà cung cấp;
Cường độ cạnh tranh của các đối thủ đang kinh doanh trong ngành;
Và, khi nghiên cứu những yếu tố này sẽ giúp cho DN xây dựng và lựa chọn một hay nhiều các chiến lược: chiến lược chi phí thấp, chiến lược khác biệt hoá sản phẩm, Concentration (tập trung) để tự nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.
Theo cách đánh giá của giáo sư Hamel tác giả cuốn cạnh tranh đón đầu tương lai: để DN nâng cao khả năng cạnh tranh thì cần tạo ra sự khác biệt và khả năng dự báo trước.
Thay vì tập trung vào tái lập quy trình lõi, DN cần tái tạo chiến lược lõi;
Thay vì chủ yếu là kẻ chơi theo luật định, DN cần là kẻ tạo dựng luật chơi mới;
Thay vì tập trung vào hiệu quả hoạt động, DN cần tập trung vào đổi mới và tăng trưởng;
Thay vì cố gắng xây dựng lợi thế và theo đuổi DN cần đi tiên phong.
Theo phương pháp đánh giá khả năng cạnh tranh DN của diễn đàn kinh tế thế giới( WEF): do các giáo sư trường Đại Học Havard như: Michael E.Porter, Jefrey D.Sasch, Andrew M.Warner và các chuyên gia Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới gồm Peter K.Cornelius, Mache Levinson và Klaus Schwab xây dựng. Đã đưa ra những chỉ tiêu đánh giá về khả năng cạnh tranh của từng DN:
Theo phương pháp này, khả năng cạnh tranh của DN được đánh giá thông qua các yếu tố nội tại của DN như: quy mô vốn, khả năng tăng trưởng, sản phẩm, khả năng quản lý, trình độ công nghệ, nhân lực, uy tín DN, khả năng sản xuất, khả năng thị trường… Trong đó :
- Chỉ tiêu khả năng tài chính: cụ thể gồm quy mô vốn, khả năng sinh lời, mức độ rủi ro của DN;
- Các chỉ tiêu về khả năng tài chính sẽ giúp đánh giá được sức mạnh nội tại của DN. Nó thể hiện được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của DN tốt hay xấu, có khả năng tồn tại và phát triển hay không;
- Khả năng tài chính là yếu tố quyết định, quan trọng nhất để có thể cải tiến nâng cao các khả năng phi tài chính;
- Khả năng phi tài chính bao gồm:
* Khả năng sản phẩm dịch vụ: chất lượng, sự đa dạng hoá và tính độc đáo;
* Khả năng công nghệ: Khả năng ứng dụng và đổi mới công nghệ;
* Nguồn nhân lực: số lượng và đội ngũ cán bộ công nhân viên của DN;
* Uy tín DN, thị phần DN, sự tin cậy, quen thuộc với khách ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP:GIẢI PHÁP AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN MỎ ĐÁ XâY DỰNG NÚI TRÀ ĐUỐC TỈNH KIÊN GIANG Sinh viên chia sẻ 0
D Báo cáo điều chế và giải điều chế QPSK Khoa học Tự nhiên 0
T Phân tích Báo cáo tài chính tại Techcombank – Thực trạng và giải pháp Công nghệ thông tin 0
F Những giải pháp chủ yếu hoàn thiện quy trình kiểm toán thuế giá trị gia tăng trong kiểm toán báo cáo Luận văn Kinh tế 0
R Giải pháp nâng cao tính minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị Luận văn Kinh tế 0
D Báo cáo thí nghiệm giải tích mạch cặp số đặc trưng nhánh xoay chiều Khoa học kỹ thuật 0
D BÁO CÁO THỰC TẬP - Giải pháp bảo mật Fortinet Công nghệ thông tin 0
S [Free] Những giải pháp chủ yếu hoàn thiện lập kế hoạch kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty Dịch Luận văn Kinh tế 2
M [Free] Những giải pháp chủ yếu hoàn thiện quy trình kiểm toán thuế GTGT trong kiểm toán báo cáo tài Luận văn Kinh tế 0
E [Free] Một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top