gabmar_sk

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

CHUYỂN GIAO CHẤT LƯỢNG DỆT MAY Ở VIỆT NAM


I. Tổng quan ngành dệt may Việt Nam

1.1 Giới thiệu chung:

Dệt may được coi là một trong những ngành trọng điểm của nền công nghiệp Việt Nam, là ngành sản xuất mũi nhọn, có tiềm lực phát triển khá.

Bộ Công Thương cho biết, kim ngạch xuất khẩu của hàng dệt may trong 9 tháng đã đạt trên 5,805 tỷ USD, tăng 31,6% so với cùng kỳ năm ngoái, chính thức “qua mặt” dầu thô vươn lên vị trí đứng đầu trong danh mục 8 mặt hàng xuất chủ lực của Việt Nam. Dự kiến đến cuối năm, dệt may tiếp tục bứt phá đạt mức 7,3-7,5 tỷ USD.

Việt Nam là nước có tiềm năng lớn về dệt may. Với trên 80 triệu dân, đa số là dân số trẻ, giá nhân công rẻ, chi phí thấp, có nguồn nguyên liệu tại chỗ... là lợi thế cạnh tranh lớn so với các quốc gia khác. Việt Nam hiện có hàng ngàn nhà máy dệt may, thu hút hơn 50 vạn lao động, chiếm trên 22% tổng số lao động trong toàn ngành công nghiệp. Sản lượng sản xuất hàng năm đều tăng với tốc độ trên hai con số.
1.2 Thị trường trong nước và xâm nhập thị trường thế giới:
Mức tiêu thụ hàng dệt may ở thị trường nội địa năm 2007 đạt khoảng 2,8 tỷ Usd; trong đó vừa là hàng nhập khẩu, vừa là hàng trong nước sản xuất. Gần đây, xu thế sử dụng thu nhập cho nhu cầu mặc cũng tăng hơn từ 10-12%. Xu thế tiêu dùng hàng may sẵn cũng có xu hướng tăng lên do ngày càng tiện lợi cho người tiêu dùng, đáp ứng được thị hiếu và giá rẻ hơn.

Vấn đề cần quan tâm hiện nay là khoảng 70% kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào Eu được thực hiện qua các khâu trung gian như Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc... Vì vậy, làm sao Việt Nam có thể tiếp cận và bán hàng trực tiếp sản phẩm dệt may, giảm bớt phụ thuộc vào các nhà đặt hàng trung gian, nâng cao hiệu quả xuất khẩu.

Trong các mặt hàng may mặc xuất khẩu vào Eu, mới chỉ tập trung vào các mặt hàng dễ làm như áo jacket, sơ mi... còn các mặt hàng có giá trị, đòi hỏi kỹ thuật cao hơn như bộ complet hay các loại áo sơ mi cao cấp thì ít doanh nghiệp có thể sản xuất được. Do đó, trên thực tế, nhiều mặt hàng có hạn ngạch nhưng lại chưa có doanh nghiệp xuất khẩu.

Có nhiều ý kiến lạc quan về xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ sau khi có Hiệp định thương mại Việt Mỹ. Năm 1999, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường này đạt 43 triệu Usd. Đến năm 2000, tuy hàng dệt may Việt Nam bán vào thị trường Mỹ vẫn bị đánh thuế nhập khẩu cao hơn 2-3 lần so với hàng của các nước khác nhưng vẫn đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 60 triệu Usd. Với những con số đã thực hiện khả quan này và một khi thuế nhập khẩu giảm xuống, ngành dệt may có thể đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 300 triệu Usd vào thị trường Mỹ trong năm 2001. Trong vòng 3-4 năm kể từ khi hai nước trao cho nhau quy chế thương mại bình thường (Ntr), ngành dệt may hoàn toàn có thể đạt kim ngạch xuất khẩu vào Mỹ 1 tỷ Usd.
Ngành dệt may Việt Nam tuy đã có nhiều yếu tố thuận lợi để tạo đà có tiến trình hội nhập sắp tới như Quota thị trường Eu được tăng 30%, bước đầu mở được thị trường Mỹ và thị trường vùng Trung Cận Đông, châu Phi; kinh tế Nhật Bản đang hồi phục khiến cho thị trường này tiêu thụ hàng dệt may Việt Nam tăng hơn trước. Nhưng xuất khẩu hàng dệt may cũng gặp không ít khó khăn do giá sản phẩm giảm liên tục, giá cả ở thị trường Nhật từ năm 1998 giảm bình quân 12% mỗi năm do áp lực cạnh tranh của hàng Trung Quốc. Bên cạnh đó, giá nguyên liệu lại tăng; đặc biệt thị trường phi quota, trong đó thị trường Đông Âu giảm mạnh.
1.3 Vấn đề và chiến lược khắc phục:

Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, đặc biệt sau khi gia nhập WTO thì ngành dệt may Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Dệt may Việt phải cạnh tranh ngang bằng với các cường quốc xuất khẩu lớn, đặc biệt từ phía Trung Quốc. Hạn ngạch dệt may của Trung Quốc vào thị trường EU hết hạn. Hàng rào bảo hộ tại thị trường nội địa sẽ không còn. Thuế XNK hàng dệt may từ các nước ASEAN vào Việt Nam cũng sẽ giảm từ 40-50% xuống tối đa còn 5% nên hàng dệt may Việt phải cạnh tranh quyết liệt với hàng nhập từ các nước trong khu vực ngay tại thị trường nội địa.

Ngành may tuy liên tục đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới thiết bị và dây chuyền đồng bộ chuyên sản xuất một mặt hàng như dây chuyền may sơ mi, may quần âu, quần Jean, complet, hệ thống giặt là... nhưng cũng chưa đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu ngày càng cao. Xuất khẩu hàng dệt may tuy đạt kim ngạch cao, nhưng chủ yếu làm gia công, ngành dệt vẫn nhập khẩu nhiều và nguyên liệu cho sản xuất của ngành dệt hầu như hoàn toàn nhập khẩu từ nước ngoài...

Vấn đề bức xúc hiện nay là hàng vải sợi, may mặc từ nước ngoài tràn vào từ nhiều nguồn (hàng trốn lậu thuế, hàng cũ) giá rất rẻ đã làm cho sản xuất trong nước bị ảnh hưởng. Mặt khác, hệ thống bán buôn, bán lẻ hàng vải sợi may mặc trong nước chưa có tổ chức, để thả nổi cho một số tư thương làm giả nhãn mác một số công ty có uy tín. Bản thân các doanh nghiệp dệt may Việt Nam lại chưa tạo được các kênh tiêu thụ ngay ở thị trường trong nước. Do vậy, để các nhà sản xuất hàng dệt may Việt Nam làm chủ được thị trường nội địa không có biện pháp nào khác ngoài việc phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa sản xuất và lưu thông, bán buôn và bán lẻ.


Trong Chiến lược phát triển ngành dệt may Việt đến năm 2010, đã được Chính phủ phê duyệt, mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 10 tỷ đô la Mỹ, thu hút từ 4 đến 4,5 triệu lao động, tỷ lệ giá trị sử dụng nguyên phụ liệu nội địa ở sản phẩm dệt may xuất khẩu đạt trên 75% là hoàn toàn có khả năng thực hiện được.Dự tính, trong 10 năm tới, số kỹ sư công nghệ cần có thêm là 50.000 người và số cán bộ quản lý doanh nghiệp là 5.000 người cho các chương trình đầu tư mở rộng dệt may. Ngoài ra, số cán bộ công nhân viên hiện có của ngành là khoảng 40.000 người và 3.000 cán bộ quản lý doanh nghiệp cũng cần được cập nhật hóa kiến thức thường xuyên.


Ngành Dệt May Việt Nam đã đề ra 4 giải pháp lớn phải đồng bộ thực hiện, đó là: đổi mới công nghệ, ổn định chất lượng sản phẩm, giảm giá thành sản xuất để tăng sức cạnh tranh trên thị trường nội địa và xuất khẩu. Đầu tư mở rộng quy mô sản xuất từ khâu may đến khâu sản xuất vải và phụ liệu may, bông xơ sợi cho sản xuất vải; trong đó, đầu tư cho các nhà máy may hiện đại may hàng Fob (xuất khẩu trực tiếp) ở trung tâm hai thành phố lớn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; mở rộng mạng lưới may gia công ở tất cả các tỉnh, thành trong cả nước. Cùng với việc quy tụ các nhà máy mới vào 10 cụm công nghiệp dệt là phát triển mạnh vùng bông ở Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ, ngành sẽ đẩy mạnh các hoạt động tiếp thị, xây dựng mạng lưới bán buôn bán lẻ trong nước và các thay mặt thương mại quốc tế; áp dụng ngay cách kinh doanh mới như thương mại điện tử và cuối cùng là đào tạo nguồn nhân lực.


Qua phân tích các thuận lợi khó khăn và thách thức thì vấn đề đổi mới công nghệ, nâng cao năng lục sản xuất từ đó nâng cao chất lưọng sản phẩm để các sản phẩm dệt may của Việt Nam có khả năng cạnh tranh với dệt may Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia...

II.THỰC TRẠNG DỆT MAY VIỆT NAM:

_Trong ngành Dệt-May Việt Nam, cho đến nay, việc sản xuất các sản phẩm “xanh” chưa được quan tâm đúng mức. Một số nhà quản lý, điều hành doanh nghiệp còn chưa được trang bị kiến thức hay hiểu biết còn hạn chế về những yêu cầu “xanh” đối với các sản phẩm dệt- may xuất khẩu. Ngoài ra, phần lớn các công ty, xí nghiệp trong dây chuyền nhuộm- hoàn tất vẫn còn sử dụng một số hoá chất, chất trợ, thuốc nhuộm và các công nghệ gây ô nhiễm môi trường. Có thể nêu lên vài ví dụ nổi bật sau đây. Trong hồ sợi, ngày càng sử dụng nhiều PVA làm tăng tải lượng COD (nhu cầu oxy hoá học) trong nước thải và PVA khó xử lý vi sinh. Nước thải rũ hồ thông thường chứa 4000- 8000 mg/l COD. Kỹ thuật “giảm trọng” polieste bằng kiềm được áp dụng phổ biến làm sản sinh một lượng lớn terephtalat và glycol trong nước thải sau sử dụng 5-6 lần, đưa COD có thể lên tới 80.000 mg/l Trong thành phần nước thải của các công ty, nhà máy dệt – nhuộm hiện nay, có khoảng 300- 400 mg/l COD (đã vượt tiêu chuẩn nước thải loại B 3- 4 lần) đoán sẽ tăng lên mức 700- 800mg/l và có thể còn tăng hơn nữa trong tương lai.
Nếu như tình hình ô nhiễm môi trường, trước hết là ô nhiễm nước thải không được kiểm soát, thì các doanh nghiệp dệt- nhuộm phải đương đầu với nhiều vấn đề nghiêm trọng, phải tốn rất nhiều kinh phí cho việc xử lý môi trường, mới đáp ứng được các tiêu chuẩn quy định về môi trường, cũng như để phát triển sản xuất, xuất khẩu bền vững, đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn “Eco friendly” về môi trường
IV.GIẢI PHÁP:

-Việt Nam hiện nay đang rất cần các nguồn cung ứng về vốn và thị trường sản xuất.

-Rà soát các loại nguyên liệu đang được sử dụng về: nguồn gốc; xuất xứ; số liệu; độ an toàn; có thể thay vào đó bằng các loại thuốc an toàn và thân thiện với môi trường.

-Đầu tư máy móc trang thiết bị hiện đại; thay đổi công nghệ quản lý và cách thức quản lý.

-Ký kết các hợp đồng liên kết về công nghiệp với các tập đoàn may mặc lớn trên thế giới :Vào ngày 7-6-2006 Tổng Công Ty Phong Phú và tập đoàn IIG- Tập đoàn hàng đầu về công nghệ có trong tay ví quyết về công nghệ sản xuất về hoàn tất vải Côtton cao cấp; vải tổng hợp và vải len ; co thị trường rộng khắp trên toàn cầu.

-Sử dụng các công nghệ tiên tiến của Việt Nam và nước ngoài:
+Như việc tạo màu sắc cho vải thì hiện nay đã có nhiều công nghệ mới:

Hiện có nhiều loại phần mềm liên quan đến việc quản lý màu sắc, quản lý sản xuất theo màu sắc trên thị trường. Có nhà cung cấp thực hiện từ A đến Z như DataColor (chế tạo luôn quang phổ kế và các thiết bị CAM, phần mềm đi theo), nổi tiếng là các sản phẩm DataMatch, ITM Process.
Có nhà cung cấp lại sử dụng quang phổ kế chuyên dụng hàng đầu thế giới (như Matchbec) và biên soạn phần mềm riêng của mình để tập trung thiết kế chế tạo đủ các hệ thống CAD/CAM cho suốt quá trình sản xuất của ngành nhuộm, ví dụ như Orintex (Italia).
Các nhà sản xuất châu Á chuyên chế tạo các thiết bị CAM, nhất là hệ thống Color Dispensing - nổi tiếng nhất là CoPower (nay đã sáp nhập vào DataColor). Logic ART (LA) nổi tiếng với hệ thống kho thông minh, hệ thống pha hoá chất dạng lỏng...

+ Phần mềm Tối ưu Công đoạn Cắt - VNOptiCut của Nhóm Tin học Hỗ trợ Dệt may CAMAT.Với việc sử dụng công nghệ này thì có thể tiết kiệm vải triệt để cho ngành dệt may với con số có thể lên đến 5% lượng vải. Được biết trong năm 2004. tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành là 4,3 tỉ USD trong đó giá thành vải chiếm đến 80% nghĩa là khoảng 3,4 tỉ USD. Chỉ cần tiết kiệm được 1% tiền vải, chúng ta có thể thu về được số tiền 34 triệu USD.

+công nghệ thu hồi nước ngưng và hơi dành cho các cơ sở dệt may.Để bề mặt vải căng đẹp, giữ nguyên cấu trúc thì phải dùng máy định hình vải.Tuy nhiên, để máy định hình hoạt động hiệu quả thì hệ thống lò đốt cung cấp hơi nước cho máy phải hoạt động đều và thông suốt. Nhiên liệu sẽ phải được cung ứng thường xuyên để nhiệt độ lò hơi luôn đạt mức nhiệt độ yêu cầu 135oC. Bốn máy nhuộm sau khi nhuộm xong nhiệt độ máy sẽ đạt 130oC. Hơi nước được ngưng và thu hồi về thay vì thải ra môi trường sẽ được tận dụng cung ứng trở lại cho lò hơi. Như vậy, không phải tốn nhiên liệu than để làm nóng nước. Tính toán mỗi năm, các cơ sở tiết kiệm hơn 60 tấn than, giảm lượng lớn CO2 thải ra môi trường khi nhiên liệu đốt cháy.
+Ứng dụng công nghệ thông tin là một xu thế tất yếu hện nay để doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh và thúc đẩy hiệu suất kinh doanh của mình trong bối cảnh Việt Nam vừa gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).Dệt may Việt Nam, một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, cũng không nằm ngoài xu thế này. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Intel Việt Nam tổ chức Hội thảo “Ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành dệt may”.Intel đã giới thiệu nền tảng công nghệ thông tin Intel VPro dành cho các doanh nghiệp dệt may. với công nghệ VPro, Intel sẽ cung cấp cho các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là doanh nghiệp trong ngành dệt may những nền tảng tiên tiến, hỗ trợ thiết thực cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp.
Bên cạnh hội thảo sáng nay còn có diễn đàn mở cho các doanh nghiệp dệt may trao đổi về lợi ích, vai trò, tầm quan trọng của ứng dụng công nghệ thông tin trong kinh doanh khi Việt Nam hội nhập với thế giới.
Tại diễn đàn này, doanh nghiệp trong ngành đã bàn về những cơ hội và thách thức khi ngành dệt may hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, về hiện trạng triển khai và ứng dụng công nghệ thông tin của họ.
Các đối tác tham gia tổ chức hội thảo cũng đưa ra những môi trường và các chương trình hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp dệt may nhằm nâng cao tỷ lệ ứng dụng công nghệ thông tin tại doanh nghiệp.
+Xây dựng các Công ty thiết kế thời trang may công nghiệp; xây dựng trung tâm nguyên phụ liệu ngành may, trước hết là tại Hà Nội và thành phố hồ Chí Minh. Mở rộng hệ thống bán lẻ cả trong và ngoài nước. Nghiên cứu sản xuất các sản phẩm mới có giá trị gia tăng cao, chú trọng nhiều đến sản phẩm thời trang. Các doanh nghiệp sắp xếp, tổ chức lại bộ máy để nâng cao năng suất lao động. Áp dựng công nghệ thông tin trong quản lý và sản xuất, kinh doanh. Ít nhất trong năm 2006 có 5 đơn vị có trang website và mạng liên thông. Đầu tư nâng cấp, mở rộng các cơ sở nhuộm , thành lập công ty cổ phần nhuộm ở phía Bắc.
+Microsoft đưa ra giải pháp phần mềm tích hợp và cải tiến phù hợp công nghệ ngành, được phát triển bởi hệ thống arvato và công ty tư vấn chuyên về thị trường dệt may Verbicon. Giám đốc bộ phận Microsoft Dynamics khu vực Đông Nam Á Sun Whye Mun cho rằng, dựa trên nền tảng của Microsoft Dynamics AX, giải pháp này phù hợp với các dự án quốc tế. Đây thực sự là 1 gợi ý cho nền công nghiệp dệt may Việt Nam.
+Trong ngành Dệt-May Việt Nam, cho đến nay, việc sản xuất các sản phẩm “xanh” chưa được quan tâm đúng mức. Một số nhà quản lý, điều hành doanh nghiệp còn chưa được trang bị kiến thức hay hiểu biết còn hạn chế về những yêu cầu “xanh” đối với các sản phẩm dệt- may xuất khẩu. Ngoài ra, phần lớn các công ty, xí nghiệp trong dây chuyền nhuộm- hoàn tất vẫn còn sử dụng một số hoá chất, chất trợ, thuốc nhuộm và các công nghệ gây ô nhiễm môi trường. Có thể nêu lên vài ví dụ nổi bật sau đây. Trong hồ sợi, ngày càng sử dụng nhiều PVA làm tăng tải lượng COD (nhu cầu oxy hoá học) trong nước thải và PVA khó xử lý vi sinh. Nước thải rũ hồ thông thường chứa 4000- 8000 mg/l COD. Kỹ thuật “giảm trọng” polieste bằng kiềm được áp dụng phổ biến làm sản sinh một lượng lớn terephtalat và glycol trong nước thải sau sử dụng 5-6 lần, đưa COD có thể lên tới 80.000 mg/l Trong thành phần nước thải của các công ty, nhà máy dệt – nhuộm hiện nay, có khoảng 300- 400 mg/l COD (đã vượt tiêu chuẩn nước thải loại B 3- 4 lần) đoán sẽ tăng lên mức 700- 800mg/l và có thể còn tăng hơn nữa trong tương lai.
Nếu như tình hình ô nhiễm môi trường, trước hết là ô nhiễm nước thải không được kiểm soát, thì các doanh nghiệp dệt- nhuộm phải đương đầu với nhiều vấn đề nghiêm trọng, phải tốn rất nhiều kinh phí cho việc xử lý môi trường, mới đáp ứng được các tiêu chuẩn quy định về môi trường, cũng như để phát triển sản xuất, xuất khẩu bền vững, đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn “Eco friendly” về môi trường.
Sau đây, xin nêu một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng Dệt- May Việt Nam, để đối phó với những sức ép về sinh thái, môi trường.
Trước hết, các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu cần rà soát một cách kỹ lưỡng, cẩn thận những hoá chất, chất trợ, thuốc nhuộm đang sử dụng (bao gồm cả hàng nhập khẩu và sản xuất trong nước), phải biết rõ nguồn gốc, xuất xứ của chúng và cần có “hồ sơ” của từng loại hoá chất, chất trợ, từng mầu thuốc nhuộm. Đó là “Phiếu các số liệu an toàn” (safety data sheets) mà các hãng sản xuất hoá chất, thuốc nhuộm đều có.
Thay thế vào đó là những hoá chất, chất trợ thân thiện với môi trường, các thuốc nhuộm biết rõ nguồn gốc xuất xứ, chất lượng tốt, loại mới, không độc hại và ít ô nhiễm môi trường.
Song song với hoá chất, chất trợ, thuốc nhuộm (dùng cả trong nhuộm và in hoa) là công nghệ áp dụng và máy móc thiết bị tương ứng. Những năm qua, trong chiến lược tăng tốc, ngành Dệt- May đã chú trọng đáng kể đầu tư vào khâu nhuộm- hoàn tất. Nhiều loại máy móc, thiết bị tốt, mới, hiện đại đã được đầu tư chiều sâu, như các máy văng sấy Monforts, máy nhuộm liên tục Monforts ở Công ty Dệt Việt Thắng; các máy in lưới quay Stork, máy in lưới phẳng Buser ở hai Công ty Dệt- May thắng Lợi và Dệt 8- 3; các máy nhuộm “khí động lực” (Air- Jet) do được chế tạo ở Dệt kim Đông Xuân và Dệt 8-3; máy làm bóng trục mới của Công ty Dệt Nam Định, hệ thống máy xử lý trước- xử lý hoàn tất vải pha len của Công ty Dệt lụa Nam Định và Công ty 28 (Bộ Quốc phòng) v.v... Và gần đây nhất là dây chuyền thiết bị hiện đại của Công ty Nhuộm Yên Mỹ vừa đi vào sản xuất.
Song về tổng thể, ngành nhuộm- in hoa- xử lý hoàn tất Việt Nam vẫn còn đang áp dụng các công nghệ và máy móc thiết bị “truyền thống”. Do vậy năng suất chưa cao, chất lượng chưa thật tốt và sử dụng nhiều hoá chất, thuốc nhuộm, tốn nhiều nước và năng lượng, giá thành cao đã làm giảm tính cạnh tranh trên thương trường. Ngoài ra, còn để lại hậu quả là lượng nước thải nhiều và bị ô nhiễm nặng nề, rất tốn kém khi phải xử lý nước thải.
Để phát triển bền vững, tăng trưởng mạnh, cạnh tranh được với hàng dệt- may Trung Quốc và các nước khác vào các thị trường rộng lớn và “khó tính” như Mỹ, EU, Nhật Bản, đã đến lúc cần chuyển mạnh từ các công nghệ và thiết bị truyền thống sang loại hình sản xuất” thân thiện với môi trường”, sản xuất sạch hơn, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và đạt hiệu quả cao các hoá chất- chất trợ, thuốc nhuộm, hơi, điện, nước với các máy móc thiết bị phù hợp, nhất là các loại mới tiên tiến, hiện đại,
+đồng thời đẩy mạnh việc liên doanh, liên kết với các đối tác để đầu tư mạnh hơn vào việc sản xuất vải, phụ liệu ngay ở trong nước…
+các doanh nghiệp Dệt may cần coi trọng việc đào tạo nguồn nhân lực công nghệ, tiếp thị và quản trị doanh nghiệp chuyên ngành dệt may, đồng thời có chính sách để thu hút thêm nguồn nhân lực giỏi.



Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top