nhOx_hon3y

New Member
Chuyên đề Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm xí bệt và chậu rửa tại Công ty Sứ Thanh Trì

Download Chuyên đề Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm xí bệt và chậu rửa tại Công ty Sứ Thanh Trì miễn phí





Thị trường luôn biến động, mặc dù hiện tại thị phần của công ty là lớn nhất song có rất nhiều đối thủ cạnh tranh để giành vị trí đó. Năm 2001 thị phần của công ty là 23,54% , năm 2002 chỉ còn 20,03% (giảm 3,51%) mặc dù lượng tuyệt đối tăng 51.280 sản phẩm (chiếm 7,64% tổng lượng tăng của cả thị trường). Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó, thứ nhất là do công ty sứ Thiên Thanh tăng thêm sản lượng sản xuất 100.000 sản phẩm (chiếm 14,9% tổng lượng tăng); thứ hai là công ty sứ Việt trì tăng sản lượng từ 150.000sản phẩm/năm lên 350.000sản phẩm/năm chiếm 29,8% tổng lượng tăng; một nguyên nhân nữa hết sức quan trọng là việc công ty sứ Cosevco- Đà Nẵng cũng bắt đầu bước vào thị trường sứ vệ sinh với sản lượng là 300.000sản phẩm/năm (chiếm 44,7% tổng lượng tăng). Tuy nhiên, nếu không đề cập đến lượng hàng nhập khẩu trong năm 2002 cũng sẽ tăng lên khoảng 20.000 sản phẩm (chiếm 2,96% tổn lượng tăng) thì sẽ không đánh giá hết sự biến động của thị trường.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

có quy mô nhỏ. Đến nay qui mô sản xuất kinh doanh đã tăng lên nhiều lần với dây chuyền công nghệ mới, hiện đại cùng với nó là đội ngũ cán bộ công nhân viên ngày càng tăng, cơ cấu trực tuyến không còn phù hợp nữa. Do đó, ban lãnh đạo công ty đã chuyển sang mô hình tổ chức theo kiểu trực tuyến- chức năng. Cơ cấu này vừa đảm bảo thực hiện được chế độ một thủ trưởng vừa phát huy được quyền dân chủ, sáng tạo, độc lập tương đối của các phòng ban trong tổ chức.
2.1.4. Chiến lược của công ty trong những năm tới
2.1.4.1 Chiến lược phát triển của Tổng công ty đến năm 2010
Sau 10 năm đổi mới, Viglacera đã tăng giá trị tài sản cố định lên 14 lần; doanh thu tăng 13 lần; tích luỹ cho ngân sách tăng 17 lần; trả nợ được vốn vay đầu tư 1.177 tỷ đồng; thu nhập bình quân tăng 7 lần. Có 4 sản phẩm là gạch ốp lat ceramic, gạch granit, kính xây dựng và sứ vệ sinh được cấp chứng chỉ ISO-9002. Các phong trào thi đua lao động giỏi, sáng kiến cải tiến kỹ thuật được duy trì.
Để trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh, đa ngành, đa sở hữu, đứng đầu trong lĩnh vực sản xuất vật liệu tuỷ tinh và gốm xây dựng ở thị trường Việt Nam mục tiêu chiến lược của Viglacera trong những năm tới là:
Tốc độ tăng trưởng giá trị tổng tài sản toàn Tổng công ty trung bình hàng năm trong giai đoạn 2001-2005 là 28%, giai đoạn 2006-2010 là 14%. Đến năm 2010 trình độ công nghệ sản xuất vật liệu thuỷ tinh và gốm xây dựng phải đạt vị trí hàng đầu trong khối ASEAN.
Trước mắt nhiệm vụ trọng tâm năm 2001-2002 của Viglacera là phát triển trên cơ sở nền tảng từ nội lực và lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững, lấy hiệu quả kinh tế làm mục tiêu chủ yếu. Đồng thời gắn liền hiệu quả kinh tế với việc bảo vệ tốt nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái và đảm bảo an ninh quốc phòng.
Không ngừng củng cố và nâng cao hiệu quả kinh doanh trên cơ sở kết hợp chặt chẽ 3 mặt: quản lý, sản xuất kinh doanh và nâng cao sức cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường. Thực hiện tích tụ và tập trung vốn chuyên môn hoá sâu, hợp tác hoá rộng, đi đầu trong công cuộc CNH-HĐH ngành sản xuất vật liệu thuỷ tinh và gốm xây dựng.
2.1.4.2. Mục tiêu của công ty đến năm 2010
Căn cứ vào số liệu dự báo tốc độ tăng trưởng của ngành VLXD nói chung:
Giai đoạn 1996-2000: 20%
Giai đoạn 2001-2005:10%-15%
Giai đoạn 2006-2010: 5%-7%
Và riêng ngành sứ vệ sinh vẫn có tốc độ tăng nhanh:
Giai đoạn 1996-2000: 22%
Giai đoạn 2001-2005:14%-15%
Giai đoạn 2006-2010: 7%-8%
Tuy nhiên do việc Việt Nam ra nhập AFTA năm 2003 và thị trường thế giới những năm tiếp theo nên việc hàng nhập khẩu tràn vào là điều không thể tránh khỏi. Nhận định được diễn biến của thị trường, đánh giá được nội lực công ty sứ Thanh Trì cũng đã đề ra mục tiêu đến năm 2010 như sau:
Hoàn thiện dây chuyền sản xuất, nâng cao trình độ, tay nghề của công nhân
Giữ vững các thị trường hiện có
Thị trường trong nước: miền Bắc, miền Trung, miền Nam
Thị trường xuất khẩu: EU,Nhật, Mỹ…
Và không ngừng mở rộng sang các thị trường tiềm năng
Đứng vững và phát triển trong điều kiện hội nhập khu vực, quốc tế.
2.1.5. Đánh giá chung về tình hình sản xuất, kinh doanh của công ty trong những năm gần đây
Biểu 5: Kết quả hoạt động của công ty qua các năm
TT
Nội dung
Đvật tư
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
1
Vốn KD(vốn của chủ sở hữu)
Tr.đồng
7.887,055
7.387,055
5.780,938
Trong đó: -Vốn ngân sách
-Vốn tự bổ sung
Tr.đồng
Tr.đồng
7.785,525
101,520
7.285,525
101,525
5.679,408
101,530
2
Giá trị TSCĐ đến 31/12hàng năm
Tr.đồng
- Nguyên giá
- Giá trị còn lại
Tr.đồng
Tr.đồng
159.318,062
121.596,987
161.727,243
106.927,543
137.158,740
89.368,405
3
Lao động
Người
3.1
- Tổng số lao động đã sử dụng trong năm
(kể cả hợp đồng ngắn hạn)
- Tổng số lao động trong danh sách đóng bảo hiểm
Trong đó :L.động chờ sắp xếp việc làm
Người
Người
Người
596
557
-
615
586
-
458
458
-
4
Kết quả sản xuất-kinh doanh
Tr.đồng
4.1
4.2
4.3
4.4
-Tổng giá trị sản xuất(gồm SX: VLXD, XL…)
Tr.đồng
Tr.đồng
Tr.đồng
Tr.đồng
68.503,708
88.826,951
-741,000
-
90.318,211
105.241,194
558,283
-
105.000,000
119.000,000
1.000,000
-
-Tổng doanh thu
-Lãi(+),Lỗ(-) trước thuế thực hiện hàng năm
Lỗ(-) cộng dồn đến 31/12 hàng năm (nếu có)
5
Nộp ngân sách
Tr.đồng
1.234,340
2.645,985
3.228,582
-Trong đó:nộp thuế VAT
Tr.đồng
245,000
1.831,425
3.187,000
6
Nợ phải trả
Tr.đồng
202.782,000
197.678,861
191.800,000
6.1
6.2
6.3
6.4
-Nợ ngân sách
-Nợ ngân hàng
-Nợ BHXH
-Nợ các tổ chức khác
Tr.đồng Tr.đồng
Tr.đồng
Tr.đồng
5.119,628
161.401,406
236,531
36.024,435
6.934,393
157.378,940
226,676
33.138,852
6.800,000
150.000,000
0
35.000,000
7
Nợ phải thu
Tr.đồng
31.816,164
33.606,868
35.000,000
-Trong đó nợ khó đòi
Tr.đồng
0
0
0
(Nguồn: Phòng tổ chức lao động)
Theo con số thống kê được ở trên chúng ta đều thấy lợi nhuận của công ty năm sau cao hơn năm trước đặc biệt là những năm 1999 ( lợi nhuận âm) và năm 2000 ( lãi 558,283 triệu đồng), sang năm 2001 công ty đã lãi gần gấp đôi năm 2000. Bên cạnh đó là các chỉ tiêu về nguồn vốn tự bổ sung cũng rất ổn định, lao động được tinh giản chất lượng công việc không ngừng được nâng cao.Công ty sứ Thanh Trì luôn là đơn vị thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về việc đóng thuế cũng như trả nợ Ngân hàng đã tạo được lòng tin với các tổ chức tài chính, tín dụng. Với cơ sở vật chất vững vàng, có đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, có hệ thống đảm bảo chất lượng ISO-9002, chất lượng sản phẩm sản xuất ra luôn luôn ổn định và ngày càng được nâng cao, thị trường đã được mở rộng trên khắp các tỉnh thành trong cả nước. Thị trường xuất khẩu cũng đang dần được mở rộng và có những tín hiệu tốt. Dưới sự chỉ đạo của Tổng công ty Thuỷ Tinh và Gốm xây dựng Công ty sứ Thanh Trì đã từng bước giữ vững và tăng công suất sản xuất, mở rộng và giữ vững thị phần trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu ra nước ngoài, tăng doanh thu tiêu thụ, thu nhập của người lao động ổn định và ngày một nâng cao.
Song bên cạnh đó công ty cũng đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức: vừa phải cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm sứ cùng loại sản xuất ở trong nước, nhập khẩu từ nước ngoài vừa phải đối mặt với hàng buôn lậu mặc dù Nhà nước đã có chính sách bảo hộ cho ngành sứ như : dán tem, tăng thuế nhập khẩu...
Nhu cầu về việc xây dựng nhà và các công trình công cộng trong những năm tới còn lớn vì thế công ty đã xác định cho mình một mục tiêu là đáp ứng tốt nhất nhu cầu không chỉ của thị trường truyền thống ( thị trường mục tiêu của công ty là những người có thu nhập trung bình và cao) mà còn mở rộng sang thị trường tiềm năng đó là xuất khẩu sang nhiều nước khác như Nga, Irax, Ucraina, Bangladesh…
Cuối quí IV/2001 công ty đã xây dựng một nhà máy sản xuất sứ tại Bình Dương và dự kiến sang năm 2004 sẽ xây dựng một nhà máy tại Liên Bang Nga. Việc mở rộng quy mô này đã được đội ngũ lãnh đạo của công ty cũng như các cán bộ nghiên cứu ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Vietinbank Luận văn Kinh tế 0
D Các giải pháp nâng cao hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Phú Long Việt Nam Quản trị Nhân lực 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình sau tuyển dụng nhân sự của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thuận Lợi Quản trị Nhân lực 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Môi giới chứng khoán tại Công ty cổ phần chứng khoán VNDirect Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Việt Nam sau M&A Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá thực trạng sản xuất cà phê và giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm Nông Lâm Thủy sản 0
D Các giải pháp nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả của hoạt động chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI vào Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp nâng cao sự gắn bó của nhân viên với tổ chức tại công ty pfizer việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Vị thế, yếu tố cản trở và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
D Giải pháp nâng cao giá trị thương hiệu PNJ Silver theo định hướng khách hàng tại thị trường Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top