tue_kha

New Member
Chuyên đề Hoạt động xúc tiến bán hàng ở Công ty Xăng dầu Hà Sơn Bình

Download Chuyên đề Hoạt động xúc tiến bán hàng ở Công ty Xăng dầu Hà Sơn Bình miễn phí





MỤC LỤC
 
Lời mở đầu: 1
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN BÁN HÀNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP. 3
I- Doanh nghiệp và vai trò của hoạt động xúc tiến bán hàng của
doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. 3
1). Doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. 3
2). Hoạt động xúc tiến bán hàng và vai trò của nó đối với doanh nghiệp. 4
2.1). Khái niệm chung về hoạt động xúc tiến hỗn hợp 4
2.2). Hoạt động xúc tiến bán hàng và vai trò của nó đối
với doanh nghiệp. 5 2.3). Mục đích của xúc tiến bán hàng . 6
II- Nội dung chủ yếu của hoạt động xúc tiến bán hàng. 11
1). Nội dung. 11
2). Những kỹ thuật xúc tiến bán hàng thường được áp dụng trong
kinh doanh thương mại. 12
3). Những lợi thế và hạn chế của xúc tiến bán hàng. 14
III- Những nhân tố ảnh hưỏng đến hoạt động xúc tiến bán hàng tại các
doanh nghiệp. 15
1). Các giai đoạn trong chu kỳ sống của sản phẩm 15
2). Hoạt động cạnh tranh. 16
3). Thực tế của ngành. 17
4). Chiến lược công ty. 18
IV- Đánh giá hiệu quả của hoạt động xúc tiến bán hàng. 19
 
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC XÚC TIẾN BÁN
HÀNG TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU HÀ SƠN BÌNH. 20
I- Quá trình hình thành và phát triển của công ty xăng dầu
Hà Sơn Bình. 20
1). Quá trình hình thành, chức năng và nhiệm vụ. 20
2). Cơ cấu tổ chức. 22
3). Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh. 24
3.1). Tình hình kinh doanh xăng dầu trên thị trường Việt Nam. 24
3.2). Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty xăng dầu
Hà Sơn Bình. 26
4). Kết quả hoạt động kinh doanh. 27
II- Hoạt động xúc tiến bán hàng tại công ty. 29
1). Phân tích hoạt động xúc tiến bán hàng tại công ty. 29
2). Sản lượng bán hàng tại công ty. 31
III- Nhận xét về hoạt động xúc tiến bán hàng. 33
1). Đánh giá về hoạt động sản xuất kinh doanh. 33
2). Đánh giá về hoạt động xúc tiến bán hàng. 34
 
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TỔ CHỨC HỢP LÝ
HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY 36
I- Mục tiêu, phương hướng sắp tới của công ty. 36
1). Định hướng phát triển. 36
2). Mục tiêu cơ bản của công ty. 37
II- Một số giải pháp đẩy mạnh xúc tiến bán hàng 39
III- Một số ý kiến đóng góp của cá nhân 40
 
Kết luận 42
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

và xúc tiến bán hàng .
Giai đoạn giới thiệu:
Trong giai đoạn giới thiệu của chu kỳ sống của một sản phẩm cả quảng cáo và xúc tiến bán hàng đều giữ vai trò then chốt. Trong khi quảng cáo rầm rộ sẽ thông báo về sản phẩm, cung cấp thông tin về sản phẩm và các đặc tính của sản phẩm đến người tiêu dùng thì xúc tiến bán hàng (như trưng bày và các biện pháp ưu đãi) là một yếu tố then chốt trong việc đảm bảo công tác phân phối ban đầu cho các sản phẩm mới, các công cụ xúc tiến bán như ưu đãi người tiêu dùng và phân phát hàng mẫu cho người tiêu dùng cũng có thể khích lệ người tiêu dùng thử sử dụng sản phẩm mới.
Giai doạn tăng trưởng:
Khi doanh thu một sản phẩm tăng hơn 5% mỗi năm là lúc sản phẩm đó đang trong giai đoạn tăng trưởng của nó. Trong giai đoạn này các nhãn hiệu cạnh tranh đang xâm nhập thị trường làm cho công ty cần kích thích nhu cầu tiêu thụ nhãn hiệu sản phẩm của mình. Nhu cầu này sẽ quyết định chiến lược quảng cáo và xúc tiến bán hàng của công ty. Giai đoạn tăng trưởng có thể bao gồm nhiều biện pháp xúc tiến bán (quà tặng, hàng mẫu, phiếu mua hàng với giá ưu đãi ) nhằm khuyến khích người tiêu dùng tiếp tục mua sản phẩm.
Giai đoạn trưởng thành.
Cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường sản phẩm hay nhãn hiệu là đặc điểm của giai đoạn trưởng thành. Doanh số trong giai đoạn này có thể thay đổi trên dưới 5% mỗi năm. Các ưu đãi người tiêu dùng và biện pháp ưu đãi thương mại sẽ có tác dụng khuyến khích người tiêu dùng thay đổi nhãn hiệu sử dụng cũng như thu hút nhiều người bán tạo thuận lợi ở mức độ bán lẻ. Sự trung thành của người bán thì sẽ đặc biệt quan trọng trong giai đoạn trưởng thành bởi vì giờ đây diện tích bầy hàng trên kệ và thị phần có quan hệ mật thiết với nhau. Cạnh tranh hết sức khốc liệt. Lúc này sự trung thành của người tiêu dùng đối với nhãn hiệu sẽ định hướng cho chiến lược xúc tiến bán .
Giai đoạn suy giảm:
Trong giai đoạn suy giảm của chu kỳ sống sản phẩm số doang thu thường giảm hơn 5% mỗi năm, các nỗ lực quảng cáo và xúc tiến bán hàng cũng giảm nhanh rồi cuối cùng biến mất. Các nhà sản xuất hạ giá sản phẩm để giữ cho sản phẩm đó vẫn còn tồn tại trên thị trường dù rằng nhu cầu đã giảm nhiều. Các hoạt động xúc tiến bán vẫn sử dụng trong giao dịch buôn bán nhằm duy trì hệ thống phân phối.
2. Hoạt động cạnh tranh.
Theo như phân tích chu kỳ sống đã đề cập việc nhận thức mức độ hoạt động cạnh tranh là rất quan trọng trong việc thiết kế một chiến lược xúc tiến bán hữu hiệu. Xây dựng chiến lược này đòi hỏi phải có một đánh giá về những hoạt động mà các đối thủ cạnh tranh đang thực hiện và đoán những gì đối phương có thể làm. Dĩ nhiên đây không phải là công việc dễ dàng. Nhưng ban quản trị sẽ khôn ngoan hơn nếu như thực hiện đoán này trước khi dự thảo ngân sách trong năm. Ban quản trị cũng phải tự hỏi: Làm thế nào để đối phó với các chiến thuật tiếp thị rầm rộ của các đối thủ cạnh tranh mới lẫn cũ. Để đọ sức với các áp lực này, khuynh hướng có thể là tăng cường các hoạt động xúc tiến bán đặc biệt là tạo ra các hiệu quả ngắn hạn. Tuy nhiên ban quản trị cần thận trọng duy trì một sự phối hợp quảng cáo xúc tiến bán đúng đắn và không nên dốc hết ngân sách quảng cáo vào mục đích xúc tiến bán gây chiến. Chỉ biết trông cậy vào việc xúc tiến bán xem nó như một cỗ máy chiến đấu chống lại các lực lượng cạnh tranh hùng hổ khác là thiển cận và hiếm khi thành công.
Để làm bù trừ một chương trình xúc tiến bán của một đối thủ cạnh tranh hung hăng với mức chi phí hợp lệ có thể sẽ vô cùng khó khăn. Hơn nữa, khi tất cả hay hầu hết các nhãn hiệu cạnh tranh đều đang sử dụng một hình thức xúc tiến bán nào đó cho rằng một mặt hàng thì một vấn đề khác lại nảy sinh. Người tiêu dùng có thể hoang mang từ chối lời thuyết phục. Đối đầu với một chiến dịch xúc tiến bán cạnh tranh sẽ mất nhiều thời gian không thê tiến hành vội vã nếu không muốn liều lĩnh. Các nhà tiếp thị hẳn phải xem xét kỹ lưỡng chương trình cạnh tranh để xác định điểm mạnh và điểm yếu của nó. Chỉ bằng cách đó, nhà tiếp thị mới có thể triển khai trương trình xúc tiến bán của chính mình một cách thông minh.
3. Thực tế của ngành.
Trong những năm gần đây thực tế cho thấy hoạt độngxúc tiến bán đã vượt trội hơn so với quảng cáo và được xem là một yếu tố quan trọng trong chiến lược nhãn hiệu của công ty. Nhiều công ty đã chi nhiều hơn cho các hoạt động xúc tiến bán hơn là cho hoạt động quảng cáo. Tại Mỹ vào năm 1983 người ta đã chi khoảng 72 tỷ đô la vào các kỹ thuật xúc tiến bán và chỉ khoảng 42 tỷ đô la vào việc quảng cáo. Và chi phí xúc tiến bán đã đang và sẽ tăng nhanh hơn so với quảng cáo. Xu hướng này cũng đang diễn ra ở nước ta và xúc tiến bán đang có khuynh hướng bị lạm dụng và lừa đảo.
Một lý do liên quan đến sự lớn mạnh của các hoạt động xúc tiến bán là có sự đang thay đổi trong quan điểm của ban giám đốc các công ty. Có lúc các hoạt động xúc tiến bán bị xem là một công cụ làm giảm giá trị hình ảnh sản phẩm và công ty bị lảng tránh. Nhưng bây giờ người ta đã chấp nhận chúng sau khi nhiều công ty đã sử dụng chúng một cách thành công.
Có hai nhân tố khác cũng góp phần phát triển xúc tiến bán. Thứ nhất sự gia tăng số lượng nhãn hiệu mới cũng có nghĩa là việc sử dụng xúc tiến bán sẽ gia tăng. Vì đại đa số các nhãn hiệu mới của hàng tiêu dùng đều dựa vào việc sử dụng mạnh mẽ các biện pháp xúc tiến bán. Con số lớn về nhãn hiệu đang có, các nhãn hiệu mới và nhãn hiệu lâu năm khiến cho việc sử dụng các biện pháp xúc tiến bán trở nên quan trọng hơn bởi vì mỗi nhãn hiệu phải cạnh ttranh để dành chỗ trên kệ bày trí hàng có giới hạn của người bán lẻ, cũng như cạnh tranh giành lấy phần thu nhập cho tiêu dùng của người tiêu dùng.
4. Chiến lược công ty.
Tình hình công ty cũng ảnh hưởng đến hoạt động xúc tiến bán vì các nguồn lực có hạn, giờ đây nhiều công ty đã hạn chế mức chi tiêu cho các hoạt động xúc tiến bán theo một tỷ lệ phần trăm trên số doanh thu dự đoán. Các công ty khác thì hạn chế việc chi tiêu vào quảng cáo và quảng cáo theo một tỷ lệ nhất định (ví dụ tỷ lệ chi phí giữa quảng cáo và xúc tiến bán là 60/40). Các giới hạn này đều phát sinh từ ban quản trị về tiềm năng của một nhãn hiệu cũng như tầm quan trọng của nó đối với công ty. Đối với ban quản trị hạn chế sử dụng xúc tiến bán vì họ cho rằng trong khi quảng cáo có lợi cho hình ảnh công ty thì xúc tiến bán lại có nguy cơ gây tổn hại cho hình ảnh đó. Một số quản trị viên vẫn còn xem xúc tiến bán như một mánh lời tuyên truyền làm giảm giá trị sản phẩm. Thông thường ban quản trị chuộng các biện pháp xúc tiến bán dành cho người tiêu dùng khi phản bác các hoạt động xúc tiến bán thương mại hường vào người trung gian. Họ cho rằng xúc tiến bán cho người tiêu dùng phần nào dễ kiểm soát hơn còn xúc tiến bán thương mại chỉ là hình thức trợ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T Hoạt động tiêu thụ sản phẩm xúc xích ở công ty cổ phần thực phẩm Đức Việt – Thực trạng và giải pháp Luận văn Kinh tế 6
K Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến bán hàng trong doanh nghiệp Thanh Tuấn Luận văn Kinh tế 0
C Hoàn thiện hoạt động xúc tiến hỗn hợp tại công ty Bảo hiểm Nhân thọ Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
G Tình hình hoạt động của Công ty cổ phần xúc tiến thương mại và tiếp thị quốc tế Smart Campaign Luận văn Kinh tế 0
V Vai trò của hội chợ triển lãm đối với hoạt động xúc tiến thương mại của Việt Nam Luận văn Kinh tế 2
S Hoàn thiện hoạt động chào hàng và xúc tiến bán hàng tại trung tâm Thông tin di động khu vực I Luận văn Kinh tế 0
M Chính sách xúc tiến hỗn hợp trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm Luận văn Kinh tế 0
N Các giải pháp xúc tiến và đưa chế độ tỷ giá ở Việt Nam hoạt động có hiệu quả Luận văn Kinh tế 0
P Các giải pháp xúc tiến nhằm mục đích đưa chế độ tỷ giá ở Việt Nam hoạt động có hiệu quả Luận văn Kinh tế 0
G Thực trạng và các giải pháp Marketing nh ằm nâng cao hoạt động của hệ thống xúc tiến hỗn hợp của Côn Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top