sosof_solo

New Member

Download Đề án Phân tích thực trạng kinh doanh xuất khẩu cà phê nhân của các doanh nghiệp tỉnh Đăk Lăk vào thị trường Đức và các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu đến năm 2015 miễn phí





Về khí hậu: Đăk Lăk nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, đây là điều kiện thuận lợi phát triển cây cà phê Vối- vốn là chủng loại cà phê ưa ánh nắng, thích khí hậu nóng ẩm. Bên cạnh đó, tại đây một năm có hai mùa mưa và nắng. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, đây là thời điểm thích hợp cho người trồng cà phê bón phân, chăm sóc cây trong thời kì nuôi quả. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 4 năm sau, vụ thu hoạch cũng thường bắt đầu vào cuối tháng 10- đầu tháng 11, vì vậy người trồng cà phê thu hoạch và chế biến cà phê thuận lợi hơn.
Về địa hình, thổ nhưỡng: Tỉnh Đăk Lăk có diện tích tự nhiên là 13.085 km2, trong đó có hai cao nguyên lớn, bằng phẳng ở giữa tỉnh là cao nguyên Buôn Ma Thuột và M’Đrăk, có độ cao trung bình 450m so với mực nước biển, chiếm 53% diện tích tự nhiên. Đáng chú ý hơn nữa là diện tích đất đỏ Bazan lớn, chiếm 1/3 diện tích tự nhiên. Đây chính là những điều kiện đặc biệt phù hợp cho cây cà phê Vối sinh trưởng, phát triển và cho năng xuất cao.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

nhưng Đức còn có nhu cầu nhập khẩu một lượng cà phê nhân lớn để rang, xay, chế biến rồi xuất khẩu vào thị trường các nước khác trong khối UE, Canada, Thụy Sỹ, Nhật Bản, Na Uy, Nga, ….
Giống như các nước EU khác, Đức ít nhập khẩu cà phê đã chế biến ( rang , xay, bột, hòa tan,…) từ các nước sản xuất cà phê, việc rang các loại cà phê xanh ( nhân) nguyên chất chủ yếu được thực hiện ngay tại Đức. Chính vì vậy các nhà kinh doanh nhập khẩu cà phê nhân cần khối lượng lớn cà phê nhân để cung cấp cho các công ty rang cà phê ở Đức.
Sơ lược về tình hình Cầu cà phê tại Đức một số năm gần đây:
Bảng 2: Cung- cầu cà phê nhân tại Đức qua các năm
ĐVT: nghìn tấn
Năm
2005
2006
2007
2008
2009
Cung
900
997
1036.6
1027.2
1105 (ước tính)
Cầu
921.6
1020.9
1052.2
1061.5
1100 (ước tính)
( Nguồn: Vicofa và:
2.4. Tình hình xuất nhập khẩu cà phê nhân ở thị trường Đức
Như đã nói ở trên, Đức không trồng được cà phê nên Đức chỉ nhập khẩu mà không xuất khẩu cà phê nhân. Nhưng Đức là thị trường kinh doanh cà phê lớn nhất EU và có rất nhiều công ty rang cà phê. Các nhà kinh doanh nhập khẩu của Đức có thể nhập khẩu trực tiếp từ các nhà kinh doanh xuất khẩu ( nước xuất khẩu) hay thông qua trung gian. Và theo truyền thống, giống như các nước EU khác, hầu hết các kinh doanh nhập khẩu cà phê nhân của Đức hoạt động tại cảng nơi mà cà phê được vận chuyển tới. Cảng kinh doanh lớn nhất là cảng Hamburg. Công ty kinh doanh nhập khẩu cà phê lớn nhất tại thị trường Đức là Neumann Gruppe. Công ty này cùng hai công ty Volcafé-ED&F Man của Anh - Thụy Sỹ và ECOM của Thụy Sỹ kiểm soát khoảng một nửa khối lượng cà phê kinh doanh trên thị trường EU.
Trong giai đoạn 2005- 2008, mỗi năm Đức nhập khẩu trên dưới 1 triệu tấn cà phê nhân. Đức nhập khẩu cà phê nhân từ khoảng 55 quốc gia, trong đó nhiều nhất là từ Brazil, Việt Nam, Colombia, Peru, Indonesia, Honduras, Ethiopia, Papua New Gunea, El Salvador, Guatemala,…
Bảng 3: 5 quốc gia xuất khẩu cà phê hàng đầu vào thị trường Đức từ 2005- 2008
ĐVT: Lượng ( Nghìn tấn)- Trị giá ( Triệu Euro)
Năm
2005
2006
2007
2008
Lượng
Trị giá
Lượng
Trị giá
Lượng
Trị giá
Lượng
Trị giá
Tổng
900
1375,05
997
1645,3
1036,6
1756,7
1027,3
1947,7
5 quốc gia Đức nhập khẩu cà phê nhân nhiều nhất
Brazil
253,9
425,2
282,9
477,2
288,5
501,2
294,8
563,1
Việt Nam
152,8
144,1
185,4
193,7
239,4
301,7
168,5
248,1
Colombia
86,4
166,4
90,8
179,7
88,01
176,9
77,4
170,6
Peru
44,4
79,6
74,8
138,9
62,7
119,5
67,4
146,3
Indonesia
84,2
79,4
61,7
780,02
48,5
74,7
92
145,9
(Nguồn: )
Mặc dù trong hai năm 2007 và 2008 khủng hoảng kinh tế xảy ra trên toàn thế giới và nền kinh tế Đức bị ảnh hưởng nặng nề do Đức chủ yếu dựa vào xuất khẩu, nhưng khối lượng cà phê nhập khẩu vẫn tăng. Điều đó chứng tỏ nhu cầu cà phê của thị trường này vẫn ổn định và có xu hướng tăng dần qua các năm.
Năm 2009, ước tính Đức sẽ nhập khẩu 1100 nghìn tấn cà phê nhân với kim ngạch 2000 triệu Euro. Trong đó, lượng cà phê Chè sẽ tăng lên khoảng 2,4% so với 2008, lượng cà phê Vối sẽ tương đối ổn định. Trong vụ 2009- 2010, sản lượng cà phê sản xuất của Brazil, Ấn Độ giảm nên số lượng cà phê nhân xuất vào Đức của các thị trường này cũng giảm nhẹ. Đồng thời, Đức tăng nhập khẩu từ các nước Ethiopia, Guatemala. Angola… vì sản lượng cà phê sản xuất của những nước này tăng trong niên vụ 2009- 2010.
2.5. Tình hình xuất khẩu cà phê nhân Việt Nam vào thị trường Đức
Hiện Việt Nam có khoảng 520.000 ha cà phê với sản lượng trung bình khoảng 850.000 tấn/năm. Việt Nam đứng thứ 2 thế giới sau Brazil về lượng cà phê xuất khẩu. Cà phê Việt Nam đã có mặt tại hơn 88 quốc gia và vùng lãnh thổ. Thị trường xuất khẩu cà phê của nước ta được đánh giá về cơ bản là ổn định. Những thị trừơng xuất khẩu cà phê chính của Việt Nam là Đức, Mỹ, Nhật, Ý, Bỉ, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Anh,…
Theo số liệu thống kê của tổng cục Hải quan, năm 2007 nước ta xuất khẩu được trên 1,2 triệu tấn cà phê, đạt kim ngạch xuất khẩu 1,8 tỷ USD, năm 2008 mặc dù chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, nhưng vẫn xuất khẩu được 954 nghìn tấn, đạt kim ngạch 1,95 tỷ USD (giảm 22,4% về lượng, nhưng tăng 2,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2007) và trong 10 tháng năm 2009, tổng lượng cà phê xuất khẩu là 942 nghìn tấn, tăng 16,1% so với cùng kỳ năm 2008, trị giá đạt 1,39 tỷ USD, giảm 18% so với cùng kỳ năm trước.
Trong những năm gần đây, Đức luôn là khách hàng tiêu thụ số 1 của cà phê nhân của Việt Nam và Việt Nam là nhà cung cấp cà phê nhân lớn thứ 2 tại thị trường Đức. Lượng và giá trị cà phê Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Đức từ năm 2005 đến 2008 và 9 tháng năm 2009 được trình bày cụ thể trong bảng sau:
Bảng 4: Lượng và trị giá cà phê Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Đức
Năm
Lượng
( nghìn tấn)
Trị giá ( triệu Euro)
2005
152,8
144,1
2006
185,4
193,7
2007
239,4
301,7
2008
168,5
248,1
9 tháng năm 2009
99,463
101,14
(Nguồn: và Tổng cục Hải quan Việt Nam )
Nhìn chung, xuất khẩu cà phê của Việt Nam vào thị trường Đức tăng cả về lượng và giá trị qua mỗi năm. Riêng năm 2008, lượng cà phê xuất sang Đức giảm vì tại vụ sản xuất 2007 do điều kiện thời tiết không thuận lợi và sâu bệnh nên cà phê nước ta bị mất mùa, sản lượng thấp, chất lượng không cao.
Trong 10 tháng năm 2009 Bỉ đã có những bước tăng đột phá và dẫn đầu thị trường nhập khẩu cà phê của Việt Nam với 123,7 nghìn tấn, tăng 172%, Đức chỉ ở vị trí thứ 2 với 105 nghìn tấn, tăng 2,4%, tiếp theo là Hoa Kỳ: đạt 97,5 nghìn tấn, tăng 23%; Italia: đạt 86,7 nghìn tấn, tăng 40% so với cùng kì năm 2008.
Về chủng loại: Việt Nam sản xuất chủ yếu là cà phê Vối nên cũng xuất khẩu chủ yếu loại này vào thị trường Đức, cà phê Chè chiếm tỉ lệ rất nhỏ.
Về loại hình xuất khẩu: Khi xuất khẩu cà phê nhân vào thị trường Đức, các doanh nghiệp nước ta chủ yếu sử dụng hai loại hình xuất khẩu trực tiếp và qua trung gian.
2.6. Cơ hội và thách thức khi xuất khẩu cà phê nhân Việt Nam vào thị trường Đức
2.6.1. Cơ hội
Khi xuất khẩu cà phê nhân Việt Nam vào thị trừơng Đức có một số cơ hội chính sau đây:
Thứ nhất, Đức là thị trường kinh doanh cà phê lớn nhất EU và cả Châu Âu, đồng thời cũng là nước tiêu thụ nhiều cà phê nhất EU ( chiếm khoảng 21%) và sức mua của người dân Đức cao, chính vì vậy thị trường rất ổn định.
Thứ hai, Cà phê hữu cơ, cà phê có chứng nhận thương mại công bằng, các chứng nhận khác về các tiêu chuẩn đạo đức cho mặt hàng cà phê ngày càng được người tiêu dùng tại Đức quan tâm. Bên cạnh đó, nhiều nhà rang xay cà phê của Đức thích cà phê Chè. Những điều này tạo cho nhà xuất khẩu cà phê Việt Nam thêm cơ hội bằng cách kinh doanh các mặt hàng cà phê nêu trên với giá trị thu được sẽ cao hơn các loại cà phê khác.
Thứ ba, Đức nằm ở trung tâm của EU tạo điều kiện giao thương thuận lợi với các nước khác trong khu vực. Khi các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam đã có quan hệ thương mại với Đức sẽ có cơ hội xâm nhập, mở rộng...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
V Đề án Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp phân phối bán lẻ Việt Nam trong đi Luận văn Kinh tế 0
T Đề án Trình bày phân phối thu nhập trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt N Luận văn Kinh tế 0
A Đề án Phân tích tỷ giá dựa vào Mô hình ARIMA và mô hình GARCH Kiến trúc, xây dựng 0
F [Free] Đề án Phân tích các giải pháp phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việ Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Đề án Phân tích và dự báo sự biến động của giá gạo xuất khẩu Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
L [Free] Đề án Kĩ thuật phân tích và phương pháp hình thức hoá trong công nghệ phần mềm Luận văn Kinh tế 0
N [Free] Đề án Bàn về nội dung phương pháp lập, trình bày, kiểm tra và phân tích bảng cân đối kế toán Luận văn Kinh tế 0
A Đề án Chế độ tài chính và phân tích tình hình báo cáo tài chính tại Công ty cơ khí Z-179 Luận văn Kinh tế 0
S Đề án Vận dụng phương pháp dãy số thời gian phân tích tình hình phát triển công nghiệp Việt Nam từ 2 Luận văn Kinh tế 0
S Đề án Phân tích, thiết kế chương trình phần mềm quản lý vay trả ngân hàng bằng tiền mặt Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top