cat_tom

New Member

Download Đề án Thúc đẩy xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Đài Loan miễn phí





MỤC LỤC
Trang
 
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1: VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA VIỆT NAM SANG ĐÀI LOAN 3
1.1. Đặc điểm của mặt hàng rau quả 3
1.1.1. Về nguồn hàng 3
1.1.2. Về chất lượng của mặt hàng rau quả 4
1.1.3. Về vấn đề bảo quản rau quả 6
1.1.4. Nhu cầu về rau quả trên các thị trường 8
1.2. Tầm quan trọng của xuất khẩu rau quả của Việt Nam 9
1.2.1. Sự cần thiết của xuất khẩu rau quả 9
1.2.2. Vai trò của xuất khẩu rau quả 10
1.3. Tổng quan về thị trường Đài Loan 12
1.3.1. Khái quát về thị trường sản xuất, xuất khẩu Đài Loan 13
1.3.1.1. Về Kinh tế 13
1.3.1.2. Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - Đài Loan 18
1.3.2. Các qui định về nhập khẩu của Đài Loan 20
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ĐÀI LOAN 23
2.1. Lợi thế của Việt Nam về sản xuất và xuất khẩu rau quả 23
2.1.1. Lợi thế về khí hậu 23
2.1.2. Lợi thế về nguồn nước 23
2.1.3 Lợi thế về đất đai 25
2.1.4. Những lợi thế khác 25
2.2. Tình hình sản xuất rau quả của Việt Nam 27
2.3. Tình hình xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Đài Loan 30
2.3.1. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong những năm vừa qua 30
2.3.2. Cơ cấu mặt hàng 34
2.2. Những thuận lợi, khó khăn khi rau quả của Việt Nam xuất khẩu sang Đài Loan 40
2.2.1. Những thuận lợi khi rau quả của Việt Nam xuất khẩu sang Đài Loan 40
2.4.2. Những khó khăn khi rau quả của Việt Nam đưa đi xuất khẩu 43
Chương 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ SANG ĐÀI LOAN 47
3.1. Phương hướng phát triển mặt hàng rau quả ở nước ta trong những năm sắp tới 47
3.1.1. Phương hướng phát triển 47
3.1.2. Mục tiêu đề ra 48
3.2. Dự báo về thị trường rau quả của thế giới và của Đài Loan trong thời gian tới 50
3.3. Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu rau quả sang thị trường Đài Loan 52
3.3.1. Giải pháp liên quan đến nguồn hàng 52
3.3.2. Giải pháp liên quan đến thị trường 55
3.3.3. Hoàn thiện công nghệ chế biến và công tác bảo quản dự trữ
hàng hóa 56
3.1. Một số kiến nghị đối với nhà nước 58
3.1.1. Định hướng quy hoạch vùng sản xuất 58
3.4.2. Thị trường 58
3.4.3. Khoa học và công nghệ 58
3.3.4. Đầu tư và tín dụng 59
3.3.5. Đào tạo cán bộ và huấn luyện kỹ thuật 59
3.3.6. Về vệ sinh an toàn thực phẩm 60
KẾT LUẬN 61
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 62
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

hân bố nước để có những dao động rõ rệt theo lãnh thổ mùa và qua các năm. Toàn bộ các nguồn nước ngọt lưu chuyển trên lãnh thổ nước ta rất to lớn. Nguồn nước ngọt dồi dào đủ đảm bảo cho việc phát triển ngành trồng trọt đặc biệt là các loại rau quả. Sông ngòi nước ta vừa nhiều vừa kết hợp với nhau tạo thành những mạng lưới thủy văn dày đặc. Với nhiều sông đào và kênh mương. Do đó việc cung cấp nước cho nông nghiệp là khá dễ dàng. Việc sản xuất rau quả cũng thuận lợi hơn rất nhiều.
Việt Nam có một mạng lưới sông ngòi dày đặc (2.360 con sông dài trên 10km), chảy theo hai hướng chính là tây bắc - đông nam và vòng cung. Hai sông lớn nhất là sông Hồng và sông Mê Công tạo nên 2 vùng đồng bằng rộng lớn và phì nhiêu. Hệ thống các sông suối hàng năm được bổ sung tới 310 tỷ mét khối nước. Chế độ nước của sông ngòi chia thành mùa lũ và mùa cạn. Mùa lũ chiếm tới 70 - 80% lượng nước cả năm và thường gây ra lũ lụt. Tuy nhiên chúng ta đã phần nào ngăn chặn tác hại của thiên nhiên, ngành rau quả nước ta đạt được nhiều thành công hơn so với các quốc gia khác.
2.1.3 Lợi thế về đất đai
Toàn bộ quĩ đất đai của Việt Nam là 33,1 triệu ha. Trong đó đất có khả năng nông nghiệp là 10,5 triệu ha chiếm gần 1/3, đất nông nghiệp Việt Nam chiếm một tỷ lệ lớn trên diện tích cả nước. Có nhiều loại thổ nhưỡng có giá trị kinh tế cao thích hợp cho việc phát triển các loại cây ăn quả. Đồng bằng châu thổ có đất phù sa chiếm trên 6 triệu ha (trong đó nam bộ chiếm ½) là cơ sở cho các vùng cây lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày trù phú. Hiện nay trên lãnh thổ nước ta có 27 loại cây ăn quả được trồng trên diện tích lớn. trong đó chuối, dứa, cam, xoài, đã chiếm 57% tổng diện tích trái cây cả nước với chất lượng và khối lượng lớn. Theo quy hoạch từ nay đến năm 2010 diện tích có khả năng trồng rau quả nước ta là 1,55 triệu ha. Trong tất cả các tài nguyên thì đất chiếm vị trí quan trọng nhất. Ngành nông nghiệp của nước ta sở dĩ phát triển hơn các nước khác vì diện tích đất trong nông nghiệp màu mỡ và đa dạng. Mỗi loại đất khác nhau cho các giống cây trồng phát triển khác nhau. Nhiều vùng chuyên sản xuất cây ăn quả với khối lượng lớn, hương vị thơm ngon mà chỉ có vùng đất đó mới có như bưởi ở Đoan Hùng, mơ, mận ở Tây Bắc, xoài cát Hòa Lộc, nhãn ở Hưng Yên, thanh long ở Bình Thuận, vải thiều ở Bắc Giang…
Xét về vị thế tự nhiên Việt Nam là một quốc gia có những cơ sở thuận lợi để phát triển nông nghiệp nhằm vào mục tiêu xuất khẩu. Đó là lợi thế so sánh với nhiều quốc gia khác.
2.1.4. Những lợi thế khác
- Lợi thế về vị trí địa lý:
Việt Nam là quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương, ven biển Thái Bình Dương. Việt Nam có đường biên giới trên đất liền dài 4550km tiếp giáp với Trung Quốc ở phía Bắc, Lào và Campuchia ở Tây. Phía Đông giáp với biển Đông, Việt Nam có ba mặt Đông, Nam, và Tây Nam trông ra biển với bờ biển dài 3260km từ Móng Cái ở phía Bắc đến Hà Tiên ở phía Tây Nam. Phần biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam mở rộng về phía Đông và Đông Nam có thềm lục địa, các đảo và quần đảo lớn nhỏ bao bọc. Từ xưa Việt Nam đã được coi là trung tâm giao thông của Đông Nam Á, là cửa ngõ rất thuận tiện để buôn bán giao lưu với bên ngoài. Đó là điều kiện hết sức thuận lợi để hàng hoá của Việt Nam kể cả rau quả tươi tới được các thị trường lớn bằng những cách vận tải phong phú như: đường sông, đường biển. Chi phí vừa rẻ lại vừa nhanh mà không bị tình trạng ách tắc giao thông như sử dụng đường bộ.
- Lợi thế về giống cây trồng:
Nước ta có thể trồng nhiều loại rau quả quanh năm. Mùa nào thức nấy. Riêng với cây ăn quả ta đã trồng được trên 130 loại cây: nhóm có nguồn gốc nhiệt đới (chuối, dứa, xoài, đu đủ...), nhóm có nguồn gốc ôn đới (lê, đào, mơ, mận....), nhóm có nguồn gốc á nhiệt đới (nhãn, vải, cam, hồng...) với chất lượng và hương vị thơm ngon. Còn nghề trồng rau nước ta đã có từ lâu đời, nhân dân đã có kinh nghiệm canh tác rau kể cả rau trái vụ. Bên cạnh những giống rau quả hiện có để đa dạng hơn nữa các mặt hàng xuất khẩu nhà nước khuyến khích người dân gieo trồng giống rau và các loại cây ăn quả mới có năng suất cao và chất lượng tốt.
- Lợi thế về nguồn lực:
Với số dân hơn 81 triệu người, trong đó lao động trong ngành nông nghiệp chiếm 80% dân số lao động. Nước ta là nước có dân số trẻ với khoảng 50% dân số đang ở độ tuổi lao động có sức khẻo tốt. Giá nhân công ở Việt Nam thuộc loại rẻ nhất trên thế giới. Sản xuất xuất khẩu rau quả có lợi thế hơn vì đã giảm được chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Trình độ người nông dân đã được nâng cao một cách rõ rệt. Người nông dân đang từng bước áp dụng tiến bộ của khoa học công nghệ kỹ thuật. Các cách canh tác mới nhờ đó mà năng suất cao hơn. Bên cạnh đó đội ngũ cán bộ quản lý, nghiên cứu khoa học công nghệ về chế biến rau quả và lai tạo giống cây trồng ngày càng nhiều và trình độ ngày càng chuyên nghiệp. Họ vừa tìm tòi, nghiên cứu sáng tạo vừa trực tiếp hướng dẫn bà con nông dân kỹ thuật mới.
2.2. Tình hình sản xuất rau quả của Việt Nam
Phát huy lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng ở một nước nhiệt đới, các tỉnh tại Việt Nam đã hình thành các vùng nguyên liệu trái cây khá tập trung phục vụ cho chế biến công nghiệp và tiêu dùng. Đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long có diện tích trồng cây ăn trái lớn nhất, chiếm khoảng 36,5% diện tích cả nước. Tổng lượng giống cây ăn trái các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long sản xuất bình quân trong vài năm gần đây vsào khoảng 26 đến 27 triệu cây/năm. Số lượng giống cây ăn trái này được lưu thông khắp cả nước kể cả sang một số nước láng giềng.
Diện tích cây ăn quả cả nước trong thời gian qua tăng khá nhanh, năm 2005 đạt 766,9 ngàn ha (so với năm 1999 tăng thêm ngàn ha, tốc độ tăng bình quân là 8,5%/năm), cho sản lượng 6,5 triệu tấn (trong đó chuối có sản lượng lớn nhất với khoảng 1,4 triệu tấn, tiếp đến cây có múi: 800 ngàn tấn, nhãn: 590 ngàn tấn). Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích cây ăn quả lớn nhất (262,1 ngàn ha), sản lượng đạt 2,93 triệu tấn (chiếm 35,1% về diện tích và 46,1% về sản lượng).
Do đa dạng về sinh thái nên chủng loại cây ăn quả của nước ta rất đa dạng, có tới trên 30 loại cây ăn quả khác nhau, thuộc 3 nhóm là: cây ăn quả nhiệt đới (chuối, dứa, xoài…), á nhiệt đới (cam, quýt, vải, nhãn…) và ôn đới (mận, lê…). Một trong các nhóm cây ăn quả lớn nhất và phát triển phát triển nhất là nhãn, vải và chôm chôm. Diện tích của các loại cây này chiếm 26% tổng diện tích cây ăn quả. Tiếp theo đó là chuối, chiếm khoảng 19%. Trên địa bàn cả nước, bước đầu đã hình thành các vùng trồng cây ăn quả khá tập trung, cho sản lượng hàng hoá lớn. Một số vùng cây ăn quả tập trung điển hình như sau:
+ Vải thiều: vùng vải tập trung lớn nhất cả nước là Bắc Giang (chủ yếu ở 3 huyện Lục Ngạn Lục Nam và Lạng Giang),...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
F [Free] Đề án Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU thời kỳ hậu WTO Luận văn Kinh tế 0
T [Free] Đề án Một số giải pháp nhằm thúc đẩy kinh doanh lương thực ở nước ta Luận văn Kinh tế 0
K [Free] Đề án Thuế giá trị gia tăng trong Thương mại dịch vụ và vai trò của nó trong thúc đẩy kinh do Luận văn Kinh tế 0
Q Đề án Một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật bản Luận văn Kinh tế 0
D Đề án Phương hướng và các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU Luận văn Kinh tế 0
K Đề án Đánh giá tác động của hoạt động xúc tiến bán tới việc thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của công ty V Luận văn Kinh tế 0
F Đề án Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu Mây tre đan ở nước ta Luận văn Kinh tế 0
P Đề án Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ Luận văn Kinh tế 0
C Đề án Sử dụng ngân sách Nhà nước thúc đẩy tăng trưởng, ổn định và điều tiết nền kinh tế vĩ mô ở Việt Luận văn Kinh tế 0
W Đề án Một số giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến nông sản trong sự nghiệp công nghiệp Môn đại cương 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top