jugenklinsman

New Member

Download Tiểu luận Ảnh hưởng của môi trường đến các doanh nghiệp ngành điện tử Việt Nam miễn phí





MỤC LỤC
TRANG
TỔNG QUAN VỀ NGÀNH ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 3
PHÂN TÍCH SWOT CỦA NGÀNH ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 4
A. MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI 5
I. NHỮNG CƠ HỘI 5
1. Một trong những ngành được chính phủ ưu tiên 5
2. Tiềm năng thị trường lớn 5
3. Tham gia vào dây chyền toàn cầu hóa 6
4.Thâm nhập và thúc đẩy xuất khẩu vào thị trường thế giới 6
5. Chủ trương CNH-HĐH của chính phủ 6
II. NHỮNG ĐE DỌA 6
1. Cạnh tranh của ngành ngày càng gay gắt 7
2. Khủng hoảng kinh tế 8
3. Đòi hỏi của người tiêu dùng ngày khắt khe hơn 8
4. Các doanh nghiệp chưa thích nghi kịp sự phát triển của công nghệ mới 8
B. MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG 8
I. CÁC ĐIỂM MẠNH 8
1. Nhân công rẻ 8
2. Lợi thế về đất đai 9
II. CÁC ĐIỂM YẾU 9
1. Chưa có chiến lược cụ thể 9
2. Công nghệ còn kém 9
3. Tài chính hạn chế 9
4. Trình độ nhân lực thấp
5. Thị phần trên thị truờng nhỏ 10
6.Tỷ lệ nội địa hóa nguyên vật liệu thấp 11
7. Mất cân đối cơ cấu sản phẩm. 11
C. CÁC CHIẾN LƯỢC 11
I. CHIẾN LƯỢC SO 11
1. Thâm nhập và phát triển thị trường 11
2. Đầu tư phát triển những sản phẩm mới, công nghệ cao 12
II. CHIẾN LƯỢC ST 12
1. Khai thác tối đa nguồn lực trong nước để hạ giá thành sản phẩm 12
2. Phát triển thương hiệu 12
3. Phát triển hệ thống phân phối theo chiều sâu 13
III. CHIẾN LƯỢC WO 13
1. Đưa ra chiến lược phát triển cụ thể 13
2. Thu hút vốn đầu tư 13
3. Đào tạo nguồn nhân lực 13
IV. CHIẾN LƯỢC WT 14
1. Gia tăng tỷ lệ nội địa hóa nguyên vật liệu 14
2. Đầu tư phát triển công nghệ 14
3. Tăng cường các hoạt động marketing 14
D. CÁC BIỆN PHÁP VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT 15
 
 
 
 
 
 
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

triển dân số, cùng với một kết cấu dân số trẻ sẽ mang lại một vài xu hướng tiêu dùng mới và những thay đổi trong vòng 10 năm tới. Trong đó, việc tăng mạnh lực lượng lao động (những người đưa ra quyết định tiêu thụ) và kiểu hộ gia đình nhỏ sẽ kích thích việc tiêu dùng. Dự báo sự phát triển dân số và sự di dân vào đô thị sẽ đưa nền kinh tế tiêu dùng tại Việt Nam đạt đến những tầm cao mới.
Thống kê GDP và thu nhập bình quân dầu người của việt nam qua các năm :
Năm
2006
2007
2008
2009
GDP
8,17%
8,5%
6,23%
đoán 6-6,5%
PCI
750 $
835 $
960 $
đoán 1.100 $
Thu nhập bình quân đầu người có xu hướng tăng dần theo theo gian dẫn đến các nhu cầu về tiêu dùng tăng lên, Xu hướng tiêu dùng người dân đã nâng lên về cả lượng và chất, những yêu cầu chất lượng hàng hoá, các dịch vụ ngày càng cao hơn. Những sản phẩm có giá trị lớn, công nghệ cao hơn và nhiều tiện ích hơn ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng.
Với việc Việt Nam gia nhập WTO, môi trường kinh doanh và đầu tư của ngành cũng đã được cải thiện, Các doanh nghiệp có khả năng tăng cường khả năng thâm nhập và thúc đẩy xuất khẩu do thị trường thế giới và khu vực được mở rộng, do đó có rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ sang các nước thành viên của WTO, cũng như khu vực Asean.
Cơ hội tham gia vào dây chuyền toàn cầu hóa của ngành điện tử :
Một trong những đặc điểm cơ bản của ngành công nghiệp điện tử thế giới là tính chuyên môn hóa và toàn cầu hóa: thay đổi cơ cấu sản xuất và cách sản xuất. Theo đó, các công ty, tập đoàn lớn đã không còn “bao sân” từ A đến Z quá trình sản xuất mà chỉ tập trung vào một số khâu có giá trị gia tăng cao ( tiếp thị, bán hàng,...), còn lại họ thuê các công ty khác dưới hình thức đấu thầu.
Với Sự phát triển này, Quá trình sản xuất cũng được phân chia thành nhiều công đoạn, bố trí mỗi công đoạn ở nhiều quốc gia khác nhau theo yêu cầu và điều kiện cụ thể, tạo ra một mạng lưới sản xuất sản phẩm điện tử mang tính toàn cầu. Mạng lưới này cung ứng các dịch vụ sản xuất, linh kiện, phụ tùng, xây dựng và vận hành các dây chuyền lắp ráp, vận chuyển, phân phối sản phẩm như một chuỗi khép kín. Các công ty, tập đoàn lớn sử dụng mạng lưới này để giảm chi phí sản xuất và vận chuyển.
Việt Nam nằm trong khu vực Đông Á là khu vực có ngành công nghiệp điện tử phát triển rất mạnh trên thế giới (Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN,...), nên cũng không nằm ngoài sự phát triển chung đó. Do đó, cơ hội có nhiều việc làm cho lĩnh vực Điện tử trong sản xuất và dịch vụ, trong lao động chân tay (lắp ráp…) và lao động trí óc (thiết kế, tư vấn, lập trình…) ngày càng lớn. Xuất phát từ giá nhân công rẻ cũng như lợi thế vị trí trong các thị trường bản địa và với sự phát triển của Internet, các tiêu chuẩn toàn cầu, chúng ta có nhiều cơ hội tham gia vào chuỗi cung ứng các sản phẩm có uy tín trên thế giới.
Thâm nhập và thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường thế giới
Trong thế giới phẳng hiện nay, vấn đề quảng bá và bán sản phẩm, dịch vụ ra toàn cầu dễ dàng và nhanh chóng. Do vậy, với bất cứ một sản phẩm và dịch vụ nào có tính cạnh tranh cao đều có thể tham gia thị trường toàn cầu. Mặt khác, sau khi Việt Nam gia nhập WTO công nghệ mới cũng dễ chuyển giao từ các nước tiên tiến vào trong nước. Với các ý tưởng mới, các sản phẩm mới của Việt Nam sẽ được sản xuất trên công nghệ cao của nước ngoài có cơ hội lớn xâm nhập rộng rãi  thị trường toàn cầu.
Chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước :
Quá trình công nghiệp hoá, hóa hiện đại hóa ở nước ta hiện nay đang tạo nên thị trường lớn cho lĩnh vực điện tử. Trong sản xuất, nhiều nhà máy mới, trang bị các dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại, nhiều cơ sở nâng cấp, tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới đều tạo nên nhu cầu áp dụng các sản phẩm và hệ thống điều khiển tự động. Trong lĩnh vực dịch vụ và hiện đại hóa các ngành kinh tế quốc dân như giao thông vận tải, truyền thông, thương mại, y tế, giáo dục…, các trang thiết bị đo lường, điều khiển, tự động được sử dụng ngày càng nhiều. Tóm lại, thị trường các sản phẩm và dịch vụ điện tử ngày càng tăng. Mặc dù chi phí cho các sản phẩm và hệ thống điện tử trong dây chuyền sản xuất chỉ chiếm 5-10% tổng chi phí, nhưng nó là thành phần đầu não, cốt lõi của cả dây chuyền sản xuất. Thiếu nó, dây chuyền sản xuất sẽ dừng hay cho ra các sản phẩm không đảm bảo chất lượng.
NHỮNG ĐE DỌA :
Cạnh tranh gay gắt của ngành
Các đối thủ trong ngành :
Sự cạnh tranh của các sản phẩm và dịch vụ  điện tử trên thế giới ngày càng khốc liệt. Với chiến lược lấy công làm lãi, các sản phẩm của Trung Quốc có giá thành rất rẻ, với chất lượng không thua kém sản phẩm của các nước phát triển. Đây là một thách thức rất lớn, đòi hỏi các sản phẩm và dịch vụ  điện tử của Việt Nam phải vượt qua.
Việc cho phép các doanh nghiệp FDI  được nhập khẩu trực tiếp hàng hóa để bán lẻ hiện nay, đang đặt các doanh nghiệp điện tử 100% vốn trong nước đối mặt với khó khăn mới. việc các doanh nghiệp FDI được nhập khẩu sản phẩm điện tử nguyên chiếc sẽ giúp họ giảm bớt chi phí trung gian nên nhiều khả năng giá bán hàng nhập khẩu sẽ rẻ hơn hàng sản xuất trong nước cùng loại từ 5%-10% và số lượng hàng nhập khẩu sẽ phong phú hơn rất nhiều. Trong khi đó, giá các sản phẩm điện tử của doanh nghiệp 100% vốn trong nước hiện đã ở mức kịch sàn khó có thể hạ thấp hơn được nữa vì vậy đây sẽ là  một  cuộc cạnh tranh khá vất vả dành cho họ.
Vài năm qua, các công ty điện tử nước ngoài như Sanyo, Toshiba, Hitachi, Sony, JVC, LG... đã lần lượt “đổ bộ” vào Việt Nam sản xuất thành phẩm khai thác thị trường tại chỗ. Đến nay, các thương hiệu này đang lấn dần vị trí của các doanh nghiệp trong nước. Hầu hết trong suy nghĩ của người tiêu dùng có mấy ai nghĩ đến những tên sản phẩm của doanh nghiệp trong nước. Chẳng hạn như, khi có nhu cầu mua một đầu đĩa có mấy ai nghĩ sẽ tìm hiểu về sản phẩm của Tiến Đạt mà họ chỉ tập trung vào các sản phẩm của của doanh nghiệp nước ngoài như LG, Sony.
Các đối thủ tiềm tàng :
Với một thị trường còn chứa rất nhiều tiềm năng, thị trưòng rộng lớn nhưng số lưọng doanh nghiệp trong ngành có đủ tiềm lực vốn, nhân lực, công nghệ để khai thác tiềm năng thị trưòng thì rất ít, do đó trong thời gian tới sự gia nhập mới của các doanh nghiệp mới là rất nhiều, đặc biệt là sự tham gia của các hãng điện tử có tên tuổi trên thị trường, điều đó càng làm cho các doanh nghiệp trong nước đứng trước những cuộc cạnh tranh vô cùng gay gắt.
Theo lộ trình hội nhập AFTA, thuế suất hàng điện tử nguyên chiếc nhập khẩu vào Việt Nam chỉ còn 0-5%, tương đương mức thuế nhập khẩu linh kiện hiện nay và dự kiến đến năm 2010 sẽ miễn hoàn toàn thuế suất nhập khẩu. Các doanh nghiệp ngành điện tử Việt Nam sẽ bị đẩy vào thế “thập tử nhất sinh”.
Sự phát triển của các nư...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T Tiểu luận: Ảnh hưởng của nhà ở đến sức khỏe của người nghèo tại Quận Thanh Xuân, Hà Nội Tài liệu chưa phân loại 0
W Tiểu luận: Ảnh hưởng của khói bụi từ nhà máy xi măng đến môi trường sống và sức khỏe của người dân. Tài liệu chưa phân loại 0
N Tiểu luận:Hương ước của làng là gì? Nội dung cơ bản của Hương ước? Vai trò, ảnh hưởng của Hương ước Tài liệu chưa phân loại 0
S Tiểu luận: Ảnh hưởng của Nghị quyết 11 đến nền kinh tế và thị trường chứng khoán Tài liệu chưa phân loại 0
K Tiểu luận: Độc chất tích lũy trong sản phẩm nông nghiệp ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trườ Tài liệu chưa phân loại 0
C Tiểu luận: Ảnh hưởng biến đổi khí hậu rừng ngập mặn Tài liệu chưa phân loại 0
T Tiểu luận: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậy và thích nghi ở Kiên giang Tài liệu chưa phân loại 2
G Tiểu luận: ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU LÊN SỨC KHỎE CON NGƯỜI Tài liệu chưa phân loại 0
Q Tiểu luận: Biến đổi khí hậu. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và thích nghi ở tỉnh Bà Rịa - vũng Tàu Tài liệu chưa phân loại 0
H Tiểu luận: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và thích nghi ở tp Hồ Chí Minh Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top