leo_nice2002

New Member
Download Đề tài Tình trạng nhập siêu của Việt Nam qua các năm

Download Đề tài Tình trạng nhập siêu của Việt Nam qua các năm miễn phí





MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: CÁC LÝ LUẬN CƠBẢN VỀNHẬP SIÊU
1. Nhập siêu và các khái niệm liên quan . 5
2. Các yếu tốtác động đến nhập siêu . 5
2.1. Tác động của tỷgiá hối đoái . 5
2.2. Tác động của việc thay đổi thu nhập ởnước xuất khẩu và nước nhập khẩu 7
2.3. Cơcấu và chu kỳkinh tế. 7
2.4. Sựmất cân đối giữa tổng đầu tưvà tiết kiệm . 8
2.5. Các biện pháp bảo hộmậu dịch . 9
3. Tác động của nhập siêu đến nền kinh tế. 9
3.1. Các tác động tích cực . 9
3.2. Những rủi ro do nhập siêu . 10
4. Bài học giải quyết tình trạng nhập siêu từcác nước ASEAN . 11
CHƯƠNG 2: TÌNH TRẠNG NHẬP SIÊU CỦA VIỆT NAM QUA
CÁC NĂM 
1. TÌNH TRẠNG NHẬP SIÊU . 13
1.1. Thực trạng nhập siêu Việt Nam giai đoạn 1990- nay . 13
1.2. Mặt hàng nhập siêu . 14
1.3. Thịtrường nhập siêu . 17
1.4. Các nhận định vềnhập siêu . 19
1.4.1. Tình hình nhập siêu . 19
1.4.2. Mặt hàng nhập siêu . 20
1.4.3. Vấn nạn nhập siêu từTrung Quốc. 21
1.5. Nguyên nhân nhập siêu . 24
1.5.1. Nhà nước . 24
1.5.2. Doanh nghiệp . 26
1.5.3. Người dân . 28
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP GIẢM NHẬP SIÊU VIỆT NAM 
1. Giải pháp Nhà nước, Bộ, Ngành năm 2011 . 30
2. Giải pháp, nhận định của các chuyên gia . 35
3. Các đềxuất của nhóm . 42
3.1. Các giải pháp ngắn hạn. . 42
3.1.1. Cơquan nhà nước . 42
3.1.2. Doanh nghiệp . 42
3.2. Các giải pháp dài hạn . 43
3.2.1. Tái cơcấu nền kinh tế. 43
3.2.2. Tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam . 44
3.2.3. Gia tăng giá trịmặt hàng xuất khẩu . 45
3.2.4. Xuất khẩu bằng giá CIF, nhập khẩu bằng giá FOB . 46
3.2.5. Phát triển du lịch – ngành “xuất khẩu tại chỗ” . 47
3.2.6. Thu hút kiều hối . 48
3.2.7. Đẩy mạnh “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” . 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO. 53
­ Tiếng Anh . 53
­ Tiếng Việt . 54
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

ấy, nhập siêu từ nước láng
giềng đang ngày càng chiếm tỷ trọng quá lớn trong tổng nhập siêu của Việt Nam,
mà giá trị lan tỏa về công nghệ cũng như về xã hội không cao như kỳ vọng”.
Hiện nay, có nhiều ý kiến về vấn đề nhập siêu từ Trung Quốc.
Theo GS-TS Võ Thanh Thu, nếu giải được nhập siêu từ Trung Quốc, VN có thể
giải quyết được bài toán nhập siêu, cũng là giải quyết được nhiệm vụ quan trọng
trong công tác điều hành XNK hàng hoá. Theo TS. Võ Trí Thành, Phó viện trưởng
Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) nếu giảm được lượng thiết
bị máy móc và hàng trung gian nhập về để sản xuất hàng tiêu dùng trong nước thì
có thể giảm được nhập siêu.
Vậy việc nhập siêu từ Trung Quốc có thật sự là vấn nạn? Trong Hội thảo khoa
học “Thúc đẩy xuất khẩu, kiểm soát và hạn chế nhập siêu” do trường Đại học Kinh
tế TPHCM tổ chức, có một số ý kiến cho rằng việc nhập siêu từ Trung Quốc chưa
23 
hẳn là “vấn nạn”, và đối phó với vấn đề nhập siêu từ Trung Quốc chưa chắc là lời
giải cho bài toán nhập siêu. Theo đó, nhập khẩu nhiều là bản chất của nền kinh tế
Việt Nam, bởi chúng ta đang trong quá trình thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nếu
không nhập siêu từ Trung Quốc, liệu Việt Nam có thể đảm bảo sẽ không nhập siêu
từ các quốc gia khác?. Hàng hóa nhập khẩu vào theo luồng vốn FDI, ODA, và với
các cam kết khi gia nhập WTO, Việt Nam không thể can thiệp để hạn chế nhập siêu
bằng các biện pháp phi thị trường. Có ý kiến cho rằng, bài giải cho bài toán nhập
siêu từ Trung Quốc là nâng cao tính cạnh tranh của hàng hóa trong nước. Ngoài ra,
theo GS. TS Đào Thị Hồng Vân, việc đối đầu với một quốc gia như Trung Quốc là
điều không tưởng, do đó, để xoay chuyển tình thế, Việt Nam nên hợp tác với Trung
Quốc trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Trên thực tế chúng ta không nên hoàn toàn cự tuyệt sự hỗ trợ từ phía Trung
Quốc, thế nhưng chúng ta không thể không đắn đo trước đề nghị trên bởi vì một khả
năng lớn là việc chấp nhận cho các doanh nghiệp Trung Quốc sang đầu tư ồ ạt ở
Việt Nam sẽ làm cho giá trị nhập siêu từ Trung Quốc sẽ càng lớn hơn nữa. Bởi vì
khi được trúng thầu các dự án ở Việt Nam, các nhà nhà thầu Trung Quốc mang theo
hầu như tất cả những gì họ có (từ Trung Quốc) để phục vụ công trình, từ máy móc,
công nghệ đến nguyên, vật liệu (chưa kể công nhân)… Chính vì vậy mà giá trị nhập
khẩu từ Trung Quốc chắc chắn sẽ tăng chứ không giảm. Vì thế chúng ta cần cân
nhắc lựa chọn những ngành thật sự là cần thiết, có thể góp phần vào sự phát triển
chung của nền kinh tế mới cho đầu tư, không nên vì những lợi ích trước mắt mà dẫn
đến những tổn thất trong tương lai.
Câu chuyện nhập siêu từ Trung Quốc còn nhiều vấn đề cần bàn luận. Qua đó có
thể thấy giải quyết vấn đề nhập siêu của Việt Nam không đơn giản và không thể
giải quyết trong ngắn hạn.
24 
1.5. Nguyên nhân nhập siêu
1.5.1. Nhà nước
 Nhập siêu để phát triển đất nước
Việt Nam định hướng sẽ trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại
hóa vào năm 2020. Trong khi nền sản xuất trong nước còn lạc hậu, không đáp ứng
đủ cho nhu cầu phát triển, việc nhập khẩu sẽ mang lại nhiều lợi ích cho quốc gia.
Thông qua con đường nhập khẩu, nước ta có cơ hội tiếp xúc nhiều máy móc, thiết bị
hiện đại và công nghệ tiên tiến. Nhờ đó, sản xuất trong nước sẽ phát triển và xuất
khẩu cũng được nhiều sự hỗ trợ từ nhập khẩu.
 Công tác điều hành quản lí còn lỏng lẻo
Theo ý kiến của GS.TS Võ Thanh Thu và GS.TS Hoàng Thị Chỉnh, công tác điều
hành xuất nhập khẫu của ta còn kém nên dẫn đến nhập siêu. Ta chưa xây dựng được
các rào cản thương mại hiệu quả và phù hợp với thông lệ quốc tế. Điều này dẫn đến
thế bị động trong công tác quản lí nhập khẩu khiến việc nhập khẩu tràn lan tại nước
ta. Hệ quả là sản phẩm nhập khẩu chất lượng thấp xuất hiện, nhiều sản phẩm sản
xuất được trong nước nhưng vẫn nhập, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong nước.
Đơn cử như hàng năm doanh nghiệp nước ta nhập khẩu hàng tỷ USD nông sản
nhưng ta chưa xác định được tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm
cho những mặt hàng này. Ngoài ra, công tác dự báo và thông tin còn hạn chế dẫn
đến tình trạng như thừa vẫn cứ nhập (phân bón), hàng hóa bán với giá rẻ (gạo)…
 Chính sách tỷ giá
Theo ông Đinh Tuấn Minh (VERP, đại học Quốc gia Hà Nội), một trong những
nguyên nhân dẫn đến nhập siêu đó chính là chính sách tỉ giá. Trong cơ chế tỉ giá thả
nổi, tỉ giá phụ thuộc vào cán cân thương mại và các dòng tiền khác. Mặt khác, tỉ giá
25 
là yếu tố điều chỉnh cán cân thương mại về trạng thái cân bằng trong mối tương
quan với các dòng vốn khác.
Ông dẫn chứng Thái Lan làm ví dụ. Đầu năm 2005, nền kinh tế Thái Lan nhập
siêu lớn. Nhờ cơ chế tỷ giá thả nổi nên đồng baht tự động bị mất giá, giúp cho nhập
siêu giảm. Xét trong một giai đoạn dài, chẳng hạn năm 2006 – 2007, khi Thái Lan
có xu hướng xuất siêu lớn, giá trị đồng baht đã tăng rất nhanh. Ngược lại năm 2008,
khi nền kinh tế Thái Lan có xu hướng nhập siêu, đồng baht mất giá trở lại. Chính
nhờ cơ chế tỷ giá thả nổi như vậy nên cán cân thương mại hàng tháng của Thái Lan
luôn dao động trong trạng thái khá cân bằng trong biên độ +/– 2 tỉ USD.
Tuy nhiên, cơ chế tỉ giá của Việt Nam lại không làm được điều này. Do tỷ giá
chính thức về cơ bản là cố định nên trong hầu hết quãng thời gian các năm 2006,
2007 và 2009 tốc độ nhập siêu ngày càng tăng mạnh nhưng tỷ giá thì hầu như
không thay đổi; ngược lại, trong giai đoạn nửa cuối năm 2008, bất chấp tốc độ nhập
siêu giảm dần, VND lại vẫn mất giá rất nhanh. Cơ chế tỉ giá chính thức áp đặt đã
không điều chỉnh được các hoạt động xuất nhập khẩu và gây ra tình trạng nhập siêu
ngày càng tăng tại Việt Nam
 Ngành công nghiệp phụ trợ èo uột
Theo Viện nghiện cứu quản lí trung ương, công ty Daihatsu (Nhật) đã từng sang
Việt Nam tim kiếm nhà cung cấp ốc vít, nhưng đã khảo sát tới 64 doanh nghiệp
nhưng vẫn không lựa được doanh nghiệp nào đủ yêu cầu. Canon cũng phải mất một
thời gian dài mới tìm được nhà cung cấp tại Việt Nam, song 90% trong số đó là
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đến năm 2011, sau hơn 10 năm hoạt động,
tỷ lệ nội địa hóa của ngành ô tô cao nhất cũng chỉ đạt 10% (Honda Việt Nam), kế
tiếp là Toyota Việt Nam (7%). Các công ty ô tô còn lại chỉ đạt 2-4%. Hai ngành
xuất khẩu chủ lực là dệt may và da giày cũng không khá gì hơn, vẫn phụ thuộc lớn
vào nguyên phụ liệu nhập khẩu.
26 
Thất bại của ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam dẫn tới hậu quả là các doanh
nghiệp trong nước và xuất khẩu phải phụ thuộc vào hàng nhập khẩu, làm mất tính
cạnh tranh của hàng hóa và giá trị gia tăng đi xuống. Kết quả nghiên cứu của Viện
Nghiên cứu chiến lược chính sách công nghiệp (Bộ Công thương) cho thấy tỉ lệ giá
trị gia tăng trong giá trị sản xuấ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
A Thực trạng tình hình kinh doanh xuất khẩu của công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Nam Hà Nội trong thời g Luận văn Kinh tế 0
X Thực trạng tình hình phát triển sản phẩm mới tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Na Tài liệu chưa phân loại 0
H Thực trạng và tình hình cổ phần hoá ở công ty vận tải và xây dựng xuất nhập khẩu Quảng Ninh Tài liệu chưa phân loại 0
N Đề án: Tình trạng nhập siêu của Việt Nam - thực trạng và giải pháp Luận văn Kinh tế 0
T Báo cáo thực trạng tình hình quản lý công tác tổ chức lao động tiền lương tại Công Ty CP Xuất Nhập K Luận văn Kinh tế 0
T Tình trạng xuất khẩu theo giá FOB và nhập khẩu theo giá CIF tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 2
G Thực trạng tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2009 Tài liệu chưa phân loại 0
T Tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu và thực trạng qui trình thu thập và lập chứng từ thanh toán hàng Tài liệu chưa phân loại 0
D Nhận xét tình trạng nha chu và độ sát khít của phục hình cố định tại viện đào tạo RHM trường Y dược 0
T Nhờ tải TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG và THỰC TRẠNG NUÔI DƯỠNG NGƯỜI BỆNH tại KHOA hồi sức TÍCH cực Khởi đầu 1

Các chủ đề có liên quan khác

Top