Download Khóa luận Tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế bằng loại hình du lịch MICE ở Việt Nam giai đoạn 2010-2015

Download Khóa luận Tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế bằng loại hình du lịch MICE ở Việt Nam giai đoạn 2010-2015 miễn phí





Hoạt động du lịch MICE làm nổi bật tên tuổi của các địa điểm tổ chức sự kiện như Festival võ thuật Tây Sơn, Bình Định 2007, Hoa hậu Hoàn Vũ 2008- Hội An”, Lễ hội pháo hoa Đà Nẵng 2009 ; khôi phục nhiều lễ hội và làng nghề thủ công truyền thống, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế cả nước và từng địa phương, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo và cơ hội vươn lên làm giàu cho người dân, tạo thêm nguồn thu để ôn tạo, trùng tu các di tích, di sản và nâng cao ý thức, trách nhiệm giữ gìn, phát triển di sản văn hóa vật thể và phi vật thể; khôi phục lễ hội, làng nghề truyền thống, truyền tải giá trị văn hóa đến các tầng lớp nhân dân và bạn bè quốc tế.



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

c trường đào tạo du lịch sang du học tại Malaysia và Singapore.
*Nhóm kết qủa thứ ba đang được dự án thực hiện là gắn kết hài hòa hệ thống công nhận kỹ năng nghề du lịch cấp quốc gia với hệ thống công nhận nghề của khu vực và tăng cường hợp tác khu vực: Tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch Việt Nam đã được công nhận bở một số tổ chức du lịch trong khu vực và quốc tế như Pata, Aseanta. Dự án cũng hỗ trợ TCDL tham gia các hoạt động hợp tác và hội nhập khu vực, thực hiện các báo cáo nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực du lịch trong các tổ chức Asean và quốc tế nhằm tiến tới đạt được sự công nhận củakhu vực đối với tiêu chuẩn kỹ năng nghề Việt Nam.
Dự án phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam do EU tài trợ đã và đang góp phần nâng cao chất lượng nhân lực du lịch Việt Nam theo tiêu chuẩn quốc tế và tăng cường khả năng cạnh tranh và hội nhập quốc tế của ngành du lịch Việt Nam.
II.Thực trạng quản lý loại hình du lịch MICE
1. Về cơ sở pháp lý
Do chỉ mới phát triển mạnh trong giai đoạn 2000-2010 nên cho đến nay, du lịch MICE vẫn chưa có một cơ sở pháp lý riêng để điều chỉnh loại hình du lịch này. Hiện nay, các hoạt động du lịch MICE tại Việt Nam vẫn dựa trên các cơ sở pháp lý chung của ngành du lịch như Pháp lệnh du lịch 2005, các quyết định thông tin có liên quan đến lĩnh vực du lịch lữ hành, các cơ sở lưu trú du lịch. Trong đó đáng chú ý nhất là sự ra đời của Luật Du lịch 2005, sau đó là hàng loạt những Nghị định, Quyết định, Thông tư liên quan đến việc điều chỉnh hoạt động du lịch lữ hành, hứa hẹn sẽ tạo nên một nền tảng pháp lý mới ổn định hơn, bám sát vào thực tiễn của ngành du lịch Việt Nam, đặc biệt là du lịch MICE.
TCDL nhận thức rõ ràng sự cần thiết phải có một văn bản thay thế pháp lệnh du lịch. Văn bản này sẽ là cơ sở pháp lý vững chắc, điều chỉnh một cách tổng hợp các mối quan hệ kinh tế để phát triển du lịch nhanh và bền vững. Luật du lịch Việt Nam chính thức có hiệu lực vào vào năm 2005 đã kế thừa điều chỉnh và bổ sung những hạn chế, thiếu sót của Pháp lệnh du lịch 1999. Du lịch 2005 đặc biệt quan tâm đến sự phát triển của du lịch MICE, khi dành gần như toàn bộ Chương IV để điều chỉnh các lĩnh vực có quan hệ chặt chẽ đến sự phát triển của loại hình du lịch này như: Kinh doanh lữ hành (Mục 2, từ Điều 43 đến Điều 56), Kinh doanh vận chuyển khách du lịch (Mục 3, từ điều 57 đến Điều 60), Kinh doanh lưu trú du lịch (Mục 4, từ Điều 61 đến Điều 66), Kinh doanh phát triển du lịch, điểm du lịch (Mục 5, từ Điều 67 và 68) và Kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch, điểm đến du lịch, đô thị du lịch (Mục 6, từ Điều 69 đến Điều 71) [8]
2. Định hướng chiến lược và quy hoạch tổng thể
2.1. Định hướng chiến lược
Định hướng chiến lược được xem như “kim chỉ nam” trong sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam, trong đó nhấn mạnh du lịch MICE. Trong giai đoạn 2000-2010, Chính phủ đã đưa ra những chiến lược phát triển du lịch và chương trình hành động của ngành du lịch Việt Nam từ năm 2001-2010; Chương trình hành động quốc gia về du lịch và các sự kiện du lịch Việt Nam năm 2000 với tiêu đề: “Việt Nam - điểm đến của thiên nhiên kỷ mới”; Chương trình hành động quốc gia về du lịch giai đoạn 2000-2005; Chương trình hành động quốc gia về du lịch giai đoạn 2006-2010, và gần đây là Chương trình hành động của ngành du lịch Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO từ năm 2007-2012. Các chương trình trên đã giúp ngành du lịch Việt Nam nói chung và du lịch MICE nói riêng có được sự phát triển mạnh mẽ.
2.2. Quy hoạch tổng thể
Trong Bản Tổng kết Chương trình hành động về du lịch giai đoạn 2000-2005, Chính phủ đã tiến hành thu thập số liệu, thông tin và tiến hành đánh giá tình hình khai thác, tổ chức quản lí các hoạt động kinh doanh, hiện trạng quy hoạch, kiến trúc và hạ tầng cơ sở trong ngành du lịch. Bản tổng kết cho thấy Chính phủ đã đạt được những thành tựu nhất định trong việc nâng cấp hạ tầng và quy hoạch tổ chức. Từ việc chỉ hỗ trợ 13 tỉnh thành trong năm 2001 với số vốn là 266 tỷ đồng thì tính đến hết năm 2005, đã có 58 tỉnh, thành phố được hỗ trợ vốn đầu tư là 550 tỷ đồng, khẳng định giao thông chính là huyết mạch của sự phát triển du lịch, với tổng số vốn 2.146 tỷ đầu tư CSHT- KT du lịch thời kỳ 2001-2005, vốn đầu tư vào đường các khu du lịch và đường khu du lịch là 1.933,3 tỷ đồng chiếm 90% tổng số nguồn vốn. [9]
Tuy vẫn còn một số bất cập trong việc triển khai các nguồn vốn này trong giai đoạn từ năm 2001-2005 tại các địa phương nhưng nhìn chung thì nhiều dự án và hạng mục được triển khai thông qua nguồn vốn trên đã cải thiện không gian du lịch tại các địa phương như dự án đường du lịch Lăng Cô (Thừa Thiên- Huế), đường Liên Chiểu- Thuận Phước- Sơn Trà- Điện Ngọc (Đà Nẵng), đường vào khu di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn (Quảng Nam) và nhiều dự án tại tỉnh thành khác. Việc nâng cấp sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đạt chuẩn quốc tế, cho phép nhiều hãng hàng không nước ngoài hoạt động tại Việt Nam giúp mở rộng thêm số chuyến bay, đáp ứng nhu cầu tăng nhanh của du khách MICE đến Việt Nam.
Bên cạnh đó, năm 2001, Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc, gọi tắt là UNDP đã tài trợ 232.000 USD cho TCDL Việt Nam để thực hiện việc điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010 [10]. Quy hoạch phát triển trên đã được lập từ năm 1995 đến 2001 một nhóm chuyên gia trong nước và quốc tế đã phối hợp điều chỉnh lại. Các chuyên gia cũng đã đề ra các chỉ số biến đổi cho các điểm và khu du lịch để đánh giá tác động của du lịch đối với những tài nguyên thiên nhiên và văn hóa, đồng thời chú trọng tới việc tạo cơ hội kinh doanh du lịch cho các vùng kinh tế khó khăn, phát triển các doanh nghiệp du lịch vừa và nhỏ và một số vấn đề khác.
3. Hoạt động kiểm tra, giám sát và hỗ trợ của các cơ quan chức năng đối với loại hình du lịch MICE
Trong giai đoạn 2000-2010, Chính Phủ đã kết hợp với các ban ngành liên quan tiến hành khảo sát về tình hình tổ chức và khai thác tiềm năng phát triển du lịch tại các vùng, địa phương du lịch trọng điểm từ Bắc vào Nam. Cuộc khảo sát ở miền Bắc được tiến hành trong tháng 01/2000 tại Hải Phòng, Quảng Ninh, Hạ Long, Lạng Sơn, sân bay quốc tế Nội Bài. Khảo sát ở miền Nam tiến hành trong tháng 02/2000 tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, Tp.HCM. Mục tiêu của việc khảo sát là tìm ra những thế mạnh, điểm yếu của du lịch từng vùng và địa phương, từ đó xây dựng những giải pháp phù hợp với điều kiện cụ thể từng vùng [11].
Chính phủ cũng đã tiến hành các cuộc khảo sát tại các quốc gia được xem là đối thủ cạnh tranh chính của du lịch MICE tại Việt Nam như Thái Lan, Trung Quốc. Quá trình khảo sát tại Thái Lan diễn ra vào tháng 3 năm 2006 tại hai địa điểm du lịch nổi tiếng là Bangkok và Pattaya, và cuộc khảo sát tại Trung Quốc được tiến hành vào tháng 6 năm 2007. Mục tiêu của việc tiến hành khảo sát tại các nước này là nhằm phân tích và học hỏi kinh nghiệm, mô...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Các giải pháp nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả của hoạt động chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI vào Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Tăng cường thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh bắc ninh Luận văn Kinh tế 0
D Các giải pháp Marketing Mix nhằm tăng cường thu hút thị trường khách sử dụng dịch vụ ăn uống của nhà hàng khách sạn quốc tế Bảo Sơn Luận văn Kinh tế 0
D Tăng cường thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên Luận văn Kinh tế 0
D Tăng cường kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng và thu tiền tại công ty cổ phần thép đà nẵng Khoa học kỹ thuật 0
C Một số biện pháp nhằm tăng cường thu hút khách du lịch tại Công ty khách sạn du lịch Kim Liên Luận văn Kinh tế 0
T Tăng cường quản lý thu thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể tại Chi cục Thuế Thị xã Cao Bằng Luận văn Kinh tế 0
J Tăng cường quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang Luận văn Kinh tế 0
M Những giài pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thứ Công nghệ thông tin 0
S tăng cường khả năng thu hút khách du lịch Hàn Quốc tại công ty khách sạn du lịch Kim Liên Luận văn Kinh tế 3

Các chủ đề có liên quan khác

Top