ducon.congnuong

New Member
Download Khóa luận Phân tích tình hình tài chính của công ty TNHH tư vấn – thiết kế - đầu tư – xây dựng thương mại Vũ Nhi Vũ

Download Khóa luận Phân tích tình hình tài chính của công ty TNHH tư vấn – thiết kế - đầu tư – xây dựng thương mại Vũ Nhi Vũ miễn phí





MỤC LỤC
 
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP. 3
1.1. Khái niệm – ý nghĩa và mục đích của phân tích tài chính doanh nghiệp 3
1.1.1. Khái niệm về phân tích tài chính của doanh nghiệp 3
1.1.2. Ý nghĩa và mục đích của phân tích tài chính doanh nghiệp 3
1.2. Các loại báo cáo của phân tích tài chính doanh nghiệp 5
1.2.1. Bảng cân đối kế toán 5
1.2.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 6
1.2.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 7
1.2.4. Thuyết minh báo cáo tài chính 8
1.3. Phương pháp phân tích tài chính của doanh nghiệp 9
1.3.1 Phương pháp so sánh 9
1.3.2 Phương pháp phân tích tỷ số 10
1.3.3 Phương pháp Dupont 10
1.4. Nội dung phân tích tài chính của doanh nghiệp 11
1.4.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty 11
1.4.2. Phân tích mối quan hệ giữa các khoản mục trong bảng cân đối kế toán 11
1.4.2.1. Phân tích cơ cấu tài sản 13
1.4.2.2. Phân tích cơ cấu nguồn vốn 14
1.4.3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn 15
1.4.3.1. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định 15
1.4.3.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động 16
1.4.4. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán 17
1.4.5. Phân tích tình hình lợi nhuận 19
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH TƯ VẤN – THIẾT KẾ – XÂY DỰNG – ĐẦU TƯ VŨ NHI VŨ. 22
2.1. Tổng quan về công ty TNHH Tư vấn – Thiết kế – Đầu tư – Xây dựng Vũ Nhi Vũ 22
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 22
2.1.1.1. Quá trình hình thành công ty 22
2.1.1.2. Sự phát triển của công ty từ khi thành lập đến nay 22
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty 23
2.1.2.1. Chức năng của công ty 23
2.1.2.2. Nhiệm vụ của công ty 24
2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý công ty 24
2.1.3.1. Cơ cấu quản lý của công ty 24
2.1.3.2. Chức năng – nhiệm vụ của từng phòng ban công ty 25
2.1.4. Tổ chức bộ máy kế toán – tài chính của công ty 26
2.1.4.1. Hình thức tổ chức bộ máy kế toán- tài chính của công ty 26
2.1.4.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán – tài chính của công ty 27
2.1.4.3. Chức năng và đặc điểm của từng bộ phận kế toán – tài chính 28
2.1.5. Tình trạng kinh doanh của công ty trong thời gian vừa qua 28
2.2. Phân tích tình hình tài chính của công ty TNHH Tư vấn – Thiết kế – Đầu tư – Xây dựng Vũ Nhi Vũ 30
2.2.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty 30
2.2.2. Phân tích mối quan hệ giữa các khoản mục trong bảng cân đối kế toán 33
2.2.2.1. Phân tích cơ cấu tài sản 38
2.2.2.2. Phân tích cơ cấu nguồn vốn 39
2.2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn 43
2.2.3.1. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định 43
2.2.3.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động 45
2.2.4. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán 47
2.2.4.1. Phân tích tình hình công nợ 47
2.2.4.2. Phân tích khả năng thanh toán 54
2.2.5. Phân tích tình hình lợi nhuận 58
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH TƯ VẤN – THIẾT KẾ – XÂY DỰNG –ĐẦU TƯ VŨ NHI VŨ. 62
3.1. Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty trong tương lai 62
3.1.1. Mục tiêu của công ty 62
3.1.2. Định hướng phát triển của công ty 62
3.2. Những giải pháp để hoàn thiện tình hình hoạt động tài chính của công ty 63
3.2.1. Về tổ chức công tác phân tích tài chính 63
3.2.2. Về nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn 66
3.2.3. Tình hình công nợ và thanh toán 68
3.3. Một số kiến nghị về hoạt động tài chính của công ty 71
KẾT LUẬN 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
 
 
 
 
 
 
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

i đối tượng có quan hệ sở hữu, quan hệ kinh doanh và quan hệ quản lý với doanh nghiệp.
_ Thông thường bảng cân đối kế toán được trình bày dưới dạng bảng cân đối các số dư tài khoản kế toán: một bên phản ánh tài sản, một bên phản ánh nguồn vốn của doanh nghiệp. Bên tài sản của bảng cân đối kế toán phản ánh giá trị của toàn bộ tài sản hiện có đến thời điểm lập báo cáo thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp: đó là tài sản lưu động, tài sản cố định. Bên nguồn vốn phản ánh số vốn để hình thành các loại tài sản của doanh nghiệp đến thời điểm lập báo cáo: đó là vốn chủ và các khoản nợ.
_ Các khoản mục trên bảng cân đối kế toán dược sắp xếp theo khả năng chuyển hoá thành tiền giảm dần từ trên xuống.
Bên tài sản: bao gồm tài sản lưu động như: tiền chứng khoán ngắn hạn dễ bán, khoản phải thu, dự trữ. Và tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình.
Bên nguồn vốn: bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Nợ ngắn hạn bao gồm nợ phải trả cho nhà cung cấp, các khoản phải nộp, phải trả khác nợ ngắn hạn ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác. Nợ dài hạn bao gồm nợ dài hạn vay ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác, vay bằng cách phát hành trái phiếu. Vốn chủ sở hữu bao gồm vốn góp ban đầu, lợi nhuận không chia, phát hành cổ phiếu mới.
_ Về mặt kinh tế, bên tài sản phản ánh quy mô và kết cấu các loại tài sản; bên nguồn vốn phản ánh cơ cấu tài trợ, cơ cấu vốn cũng có khả năng độc lập về tài chính của doanh nghiệp.
_ Bên tài sản và bên nguồn vốn của bảng cân đối kế toán đều có các cột chỉ tiêu: số đầu kỳ, số cuối kỳ. Ngoài các khoản mục có trong tài khoản nội bảng còn có một số khoản mục ngoài bảng cân đối kế toán như: một số tài khoản thuê ngoài, vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công, hàng hoá nhận bán hộ, ngoại tệ các loại...
_ Dựa vào bảng cân đối kế toán, nhà phân tích có thể nhận biết được loại hình doanh nghiệp, quy mô, mức độ tự chủ tài chính của doanh nghiệp.Bảng cân đối kế toán là một tư liệu quan trọngbậc nhất giúp các nhà phân tích đánh giá được khả năng cân bằng tài chính, khả năng thanh toán, khả năng cân đối vốn của doanh nghiệp.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:
_ Là một báo cáo tài chính tổng hợp cho biết sự dịch chuyển tiền tệ trong quá trình sản xuất kinh doanh trong một niên kỳ kế toán và cho phép dự tính khả năng hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai.
_ Báo cáo kết quả kinh doanh giúp nhà phân tích so sánh doanh thu với số tiền thực nhập quỹ để vận hành doanh nghiệp. Trên cơ sở doanh thu và chi phí, có thể xác định được kết quả sản xuất-kinh doanh: lãi hay lỗ trong năm. Như vậy báo cáo kết quả kinh doanh phản ánh kết quả hoạt động sản xuất-kinh doanh, phản ánh tình hình tài chính của một doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Nó cung cấp những thông tin tổng hợp về tình hình và kết quả sử dụng tiềm năng về vốn, lao động, kĩ thuật và trình độ quản lý sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp.
_ Nội dung của báo kết quả hoạt động kinh doanh có thể thay đổi nhưng phải phản ánh được 4 nội dung cơ bản là: doanh thu, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, lãi - lỗ. Số liệu trong báo cáo này cung cấp những thông tin tổng hợp nhất về cách kinh doanh của doanh nghiệp trong thời kỳ và chỉ ra rằng các hoạt động kinh doanh đó đem lại lợi nhuận hay lỗ vốn, đồng thời nó còn phản ánh tình hình sử dụng các tiềm năng về vốn, lao động, kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý kinh doanh của doanh nghiệp.
_ Những khoản mục chủ yếu được phản ánh trên báo cáo kết quả kinh doanh: doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh thu từ hoạt động tài chính, doanh thu từ hoạt động bất thường và chi phí tương ứng từ các hoạt động đó. Những loại thuế như: VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt, về bản chất không phải là doanh thu cũng không phải là chi phí của doanh nghiệp nên không phản ánh trên báo cáo kết quả kinh doanh. Toàn bộ các khoản thuế đối với doanh nghiệp và các khoản phải nộp khác được phản ánh trong phần tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một trong bốn báo cáo tài chính bắt buộc mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải lập để cung cấp cho người sử dụng thông tin của doanh nghiệp. Nếu bảng cân đối kế toán cho biết những nguồn lực của cải (tài sản) và nguồn gốc của những tài sản đó; và báo cáo kết quả kinh doanh cho biết thu nhập và chi phí phát sinh để tính được kết quả lãi, lỗ trong một kỳ kinh doanh, thì báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập để trả lời các vấn đề liên quan đến luồng tiền vào ra trong doanh nghiệp, tình hình thu chi ngắn hạn của doanh nghiệp và tình hình tài trợ đầu tư bằng tiền của doanh nghiệp trong từng thời kỳ.
Để đánh giá một doanh nghiệp có đảm bảo được khả năng chi trả hay không cần tìm hiểu tình hình ngân quỹ của doanh nghiệp. Ngân quỹ thường được xác định trong thời gian ngắn hạn (thường là từng tháng).
Xác định hay dự báo dòng tiền thực nhập (thu ngân quỹ), bao gồm: dòng tiền nhập quỹ từ hoạt động kinh doanh (từ bán hàng hoá hay dịch vụ); dòng tiền nhập quỹ từ hoạt động đầu tư tài chính; dòng tiền nhập quỹ từ hoạt động bất thường.
Xác định hay dự báo dòng tiền thực xuất quỹ (chi ngân quỹ), bao gồm: dòng tiền xuất thực hiện sản xuất kinh doanh, dòng tiền xuất quỹ thực hiện hoạt động đầu tư tài chính; dòng tiền xuất thực hiện hoạt động bất thường.
Trên cơ sở dòng tiền nhập quỹ và dòng tiền xuất quỹ, nhà phân tích thực hiện cân đối ngân quỹ với số dư ngân quỹ đầu kỳ để xác định số dư ngân quỹ cuối kỳ. Từ đó có thể thiết lập mức ngân quỹ dự phòng tối thiểu cho doanh nghiệp nhằm mục tiêu đảm bảo chi trả.
Thuyết minh báo cáo tài chính:
Thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận tập hợp thành hệ thống báo cáo tài chính kế toán doanh nghiệp được lập để giải thích một số vấn đề về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà các báo cáo tài chính kế toán khác không thể trình bày rõ ràng và chi tiết được.
Thuyết minh báo cáo tài chính được lập căn cứ vào các số liệu trong các sổ kế toán kỳ, bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh.
Thuyết minh báo cáo tài chính bao gồm các nội dung sau:
_ Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp: Hình thức sở hữu, hoạt động, lĩnh vực kinh doanh, tổng số nhân viên những ảnh hưởng quan trọng đến tình hình tài chính trong năm báo cáo.
_ Chế độ kế toán áp dụng tại doanh nghiệp: bao gồm thông tin về niên độ kế toán, đơn vị tiền tệ trong ghi chép kế toán, nguyên tắc, phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác, hình thức sổ kế toán, phương pháp kế toán tài sản cố định, phương pháp kế toán hàng tồn kho, phương pháp tính toán các khoản dự phòng, tình hình trích lập và hoàn nhập dự phòng.
_ Chi tiết một số chỉ tiêu trong báo cáo tài chính...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top