traitimlamlo_19

New Member
Download Luận văn Phát triển thương mại điện tử tại công ty TNHH giải pháp trực tuyến

Download Luận văn Phát triển thương mại điện tử tại công ty TNHH giải pháp trực tuyến miễn phí





MỤC LỤC
 
Trang
Lời mở đầu 1
 
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 4
1.1. Quan điểm về thương mại điện tử 4
1.2. Vai trò của thương mại điện tử đối với doanh nghiệp 6
1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thương mại điện tử
của doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập . 11
1.3.1. Môi trường pháp lý và chính sách 11
1.3.2. Bối cảnh lịch sử 11
1.3.3. Hạ tầng cơ sở và nguồn nhân lực 12
1.3.4. Hạ tầng cơ sở kỹ thuật- công nghệ 13
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển thương mại điện tử
của doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập . .14
1.4.1. Các nhân tố quốc tế .14
1.4.1.1. Toàn cầu hóa . .14
1.4.1.2. Thị trường khu vực phát triền mạnh . . .15
2.1.3.3. Cách mạng khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ . .16
2.1.3.3. Nền kinh tế tri thức, nền kinh tế số . . .16
1.4.2. Các nhân tố trong nước . . . .17
1.4.2.1. Thị trường trong nước phát triển mạnh. . . .17
1.4.2.2. Xuất khẩu chiếm tỷ trọng cao trong GDP . . 18
1.4.2.3. Là ngành đi đầu trong hội nhập kinh tế quốc tế . . 19
 
 
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN
TỬ TẠI CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP TRỰC TUYẾN .22
 
2.1. Giới thiệu về Công ty TNHH Giải Pháp Trực Tuyến. 22
2.1.1. Lịch sử hình thành 22
2.1.2. Quá trình phát triển 23
2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn 24
2.1.3.1. Chức năng . 24
2.1.3.2. Nhiệm vụ 24
2.1.3.3. Quyền hạn . 24
2.1.4. Cơ cấu tổ chức 25
2.1.5. Hệ thống phân phối 25
2.2. Mức độ sẵn sàng của doanh nghiệp cho việc phát triển thương mại
điện tử 26
2.3. Thực trạng phát triển thương mại điện ở doanh nghiệp 28
2.3.1. Thực trạng website của doanh nghiệp 28
2.3.2. Thực trạng nguồn nhân lực phục vụ thương mại điện tử 33
2.4. Đánh giá chung về thực trạng phát triển thương mại điện tử ở
doanh nghiệp .35
2.4.1. Những thành tựu đạt được 35
2.4.2. Những tồn tại cần quan tâm giải quyết để thương mại điện tử ở
doanh nghiệp . . 40
 
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
TẠI CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP TRỰC TUYẾN . .44
3.1. Quan điểm 44
3.1.1. Quan điểm 1 44
3.1.2. Quan điểm 2 44
3.1.3. Quan điểm 3 45
3.2. Mục tiêu 46
3.2.1. Công cụ cung cấp thông tin 46
3.2.2. Miễn phí 47
3.2.3. Sản phẩm mũi nhọn 48
3.2.4. Phụ trợ 49
3.2.5. Tính năng 50
3.2.5.1. E-brochure 50
3.2.5.2. E-catalogue 50
3.2.5.3. E-shop 50
3.2.5.4. E-support 50
3.2.5.5. E-pay 51
3.3. Giải pháp thúc đẩy phát triển thương mại điện tử 53
3.3.1. Chất lượng website 54
3.3.1.1. Cập nhật từ xa 56
3.3.1.2. Tính bảo mật 56
3.3.1.3. An toàn dữ liệu 58
3.3.1.4. Mở rộng của hệ thống 58
3.3.1.5. Thanh toán toán trực tuyến 58
3.3.1.6. Đăng ký chứng chỉ số SSL 59
3.3.2. Marketing website 60
3.3.2.1. Viết tên trang 61
3.3.2.2. Chuẩn bị một vài cụm từ hay lời giới thiệu 61
3.3.2.3. Đăng ký trang web của doanh nghiệp lên các bộ máy
tìm kiếm 61
3.3.2.4. Đưa trang web của doanh nghiệp lên Google 61
3.3.2.5. Yêu cầu liên kết trên các trang web ngành 64
3.3.2.6. Thiết lập dấu ấn của doanh nghiệp trên thư điện tử 64
3.3.2.7. Phát hành bản tin thư điện tử. 64
3.3.2.8. Trao đổi quảng cáo với các doanh nghiệp có thể liên kết 65
3.3.3. Ranking (Google PageRank & Alexa Rank) 67
3.3.4. Hỗ trợ khách hàng 68
3.3.5. Đào tạo bồi dưỡng nguồn nhận lực thương mại điện tử 69
 
KẾT LUẬN 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
 
 
 
 
 
 
 
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

i. Tuy vậy, tình hình đầu tư mua sắm máy tính tại DN là rất khả quan. Gần như mỗi một lao động của DN được trang bị một máy tính phục vụ trong công việc hàng ngày của mình. Có thể thấy điều kiện hạ tầng tối thiểu cho vấn đề phát triển TMĐT ở DN đã được xác lập.
Trong những năm gần đây, nhận thức được tầm quan trọng của cách kinh doanh TMĐT đối với hoạt động của mình, DN đã chú ý hơn tới đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển TMĐT. Trong các cách đào tạo phổ biến hiện nay, thì hình thức đào tạo tại chỗ được DN lựa chọn và áp dụng để đào tạo thêm trình độ CNTT và TMĐT cho các nhân viên của mình.
Về hạ tầng viễn thông và Internet, DN đã sử dụng điện thoại, máy fax và song song với đó DN cũng sử dụng kết nối Internet với hình thức truy cập bằng đường truyền ADSL trong các hoạt động hàng ngày của công ty mình.
Bên cạnh đó, để đánh giá mức độ sẵn sàng cho TMĐT trong DN chúng ta cũng có thể xem xét mức độ ứng dụng CNTT và viễn thông ở DN như việc sử dụng các mạng nội bộ. Doanh nghiệp đã lắp đặt mạng LAN, để kết nối các máy tính trong phạm vi công ty từ đó các phòng ban, các cán bộ công nhân viên của công ty có thể chia sẻ tài nguyên với nhau, mà điển hình là chia sẻ tập tin, máy in, máy quét và một số các thiết bị khác phục vụ hoạt động tác nghiệp của các nhân viên.
Về mục đích sử dụng Internet của DN, doanh nghiệp dùng Internet chủ yếu là phục vụ các hoạt động: tìm kiếm thông tin, trao đổi thư điện tử với khách hàng, và mục đích quan trọng nhất đó là giao dịch với khách hàng nhằm ký kết các hợp đồng mua bán dịch vụ web của DN mình. Có thể thấy DN đã biết khai thác nhiều lợi thế của Internet. Kết nối Internet giúp cho DN tìm kiếm thông tin về các đối tác qua mạng, tìm hiểu thông tin thị trường về ngành dịch vụ du lịch, tìm các thông tin quảng cáo hay chủ động quảng bá hình ảnh của DN. Doanh nghiệp đã có website, việc kết nối Internet cũng là điều bắt buộc để DN cập nhật các thông tin trên trang web của mình. Kết nối Internet cũng là cách dễ dàng và rẻ nhất để DN liên lạc với khách hàng, với các đối tác của mình thông qua thư điện tử hay các công cụ truyền và nhận dữ liệu khác.
Như vậy có thể khẳng định điều kiện hạ tầng tối thiểu cho ứng dụng TMĐT đã được xác lập ở DN. Những hoạt động này phần nào phản ánh mức độ sẵn sàng cho TMĐT trong Công ty TNHH Giải Pháp Trực Tuyến là khá cao. Thương mại điện tử có thể ứng dụng và phát triển ở mức độ cao phải được xuất phát từ mức độ tin học hoá cao trong nội bộ DN.
Một vấn đề khác cần nói đến ở đây có vai trò quyết định tới sự sẵn sàng ứng dụng và phát triển cách kinh doanh TMĐT trong DN đó là các trở ngại đối với việc sử dụng Internet của DN. Đó là vấn đề an toàn và bảo mật thông tin, việc kết nối Internet còn chậm và không ổn định, chi phí đầu tư cho thiết bị mạng cũng là một trở ngại lớn.
Những thực tế trên cho thấy công ty TNHH Giải Pháp Trực Tuyến đã ý thức được tầm quan trọng của vấn đề bảo mật khi triển khai ứng dụng CNTT và tham gia cách kinh doanh TMĐT, nhưng việc đề ra các biện pháp tự bảo vệ thì DN vẫn còn nhiều lúng túng. Chính vì vậy thái độ của DN là e ngại và chờ đợi, chưa chủ động tìm ra giải pháp cho vấn đề bảo mật an toàn mạng nói chung và trong hoạt động giao dịch TMĐT nói riêng.
2.3. Thực trạng phát triển thương mại điện tử ở doanh nghiệp
2.3.1. Thực trạng website của doanh nghiệp
Website là tập hợp của rất nhiều trang web - một loại siêu văn bản (tập tin dạng HTML hay XHTML) trình bày thông tin trên mạng Internet- tại một địa chỉ nhất định để người xem có thể truy cập vào xem. Trang web đầu tiên người xem truy cập từ tên miền thường được gọi là trang chủ (homepage), người xem có thể xem các trang khác thông qua các siêu liên kết (hyperlinks).
Đặc điểm tiện lợi của website: thông tin dễ dàng cập nhật, thay đổi, khách hàng có thể xem thông tin ngay tức khắc, ở bất kỳ nơi nào, tiết kiệm chi phí in ấn, gửi bưu điện, fax, thông tin không giới hạn (muốn đăng bao nhiêu thông tin cũng được, không giới hạn số lượng thông tin, hình ảnh...) và không giới hạn phạm vi. Một website thông thường được chia làm 2 phần: giao diện người dùng (front-end) và các chương trình được lập trình để website hoạt động (back-end). Giao diện người dùng là định dạng trang web được trình bày trên màn hình của máy tính của người xem (máy khách) được xem bằng các phần mềm trình duyệt web như Internet Explorer, Firefox,... Tuy nhiên ngày nay người xem có thể xem website từ các thiết bị điện tử khác như điện thoại di động, PDA,...Việc trình bày một website phải đảm bảo các yếu tố về thẩm mỹ đẹp, ấn tượng; bố cục đơn giản, dễ hiểu và dễ sử dụng, các chức năng tiện lợi cho người xem. Đặc biệt ngày nay, website trở nên sống động với những hiệu ứng đa dạng của hình ảnh và chữ kết hợp với âm thanh.
Hình 2.2. Trang chủ website www.esc.vn
Phần Back-end là phần lập trình của website lưu trữ trên máy chủ (Server). Sự khác nhau ở phần lập trình back-end của website làm phân ra 2 loại website: Website tĩnh và website động.
- Website động (Dynamic website) là website có cơ sở dữ liệu, được cung cấp công cụ quản lý website (Admin Tool) để có thể cập nhật thông tin thường xuyên, quản lý các thành phần trên website. Loại website này thường được viết bằng các ngôn ngữ lập trình như PHP, Asp.net, JSP, Perl,..., quản trị Cơ sở dữ liệu bằng SQL hay MySQL,...
- Website tĩnh do lập trình bằng ngôn ngữ HTML theo từng trang như brochure, không có cơ sở dữ liệu và không có công cụ quản lý thông tin trên website. DN phải biết kỹ thuật thiết kế trang web (thông thường bằng các phần mềm như FrontPage, Dreamwaver,...) khi muốn thiết kế hay cập nhật thông tin của những trang web này. Website của Công ty cũng là một dạng website tĩnh được thiết kế bằng ngôn ngữ HTML.
Trước đây, chưa có một bộ tiêu chuẩn nào được định ra cho việc trình bày trang web dẫn đến những khó khăn như sự thiếu tương thích giữa các trình duyệt, không tương thích với các thiết bị truy cập khác không phải máy tính. Chính vì vậy, tổ chức W3C đã xây dựng Dự án chuẩn hóa Web (Web Standard) nhằm thiết lập một số chuẩn chung nhất cho các công nghệ, ngôn ngữ sử dụng trong việc thiết kế Web. Dự báo trong một tương lai gần, website sẽ trở nên thân thiện với người dùng khi có những tương tác tùy biến theo nhu cầu của mỗi người.
Hình 2.3. Trang domain website www.esc.vn
Hình 2.4. Trang shopping cart website www.esc.vn
Ngoài website, doanh nghiệp còn sử dụng linh hoạt các phương tiện điện tử khác như thư điện tử, fax, điện thoại để thực hiện giao dịch với khách hàng. Hầu hết các hợp đồng của doanh nghiệp với khách hàng được ký kết thông qua các phương tiện điện tử này.
Tuy vậy, DN lại chưa chú trọng lắm đến đầu tư phát triển website theo chiều sâu. Website của doanh nghiệp nhìn chung chưa thực sự phát huy được những chức năng của một website chuyên nghiệp. Website chỉ mới dừng lại ở hình thức đưa tin, giới thiệu về doanh n...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phát triển hoạt động cho vay tại tổ chức tài chính vi mô trách nhiệm hữu hạn một thành viên tình thương Luận văn Kinh tế 0
D Phát triển hoạt động cho vay mua nhà ở khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp nhằm phát triển thương hiệu của Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Hà Luận văn Kinh tế 0
D Đổi mới quản lý nhà nước đối với phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ Môn đại cương 0
D Phát triển dịch vụ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) Luận văn Kinh tế 0
D Phát triển xúc tiến thương mại sản phẩm chăn ga Everon của công ty CP Everpia Việt Nam trên thị trường Hà Nội Marketing 0
N Thực trạng phát triển thương hiệu dịch vụ ngân hàng thương mại của ngân hàng Tiên phong (TPbank) Quản trị thương hiệu 0
D Áp dụng chiến lược marketing – mix để hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu thời trang Novelty của Tổng Công ty may Nhà Bè Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp góp phần phát triển thương hiệu trà lipton tại thị trường việt nam đến năm 2015 Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp phát triển thương hiệu nước mắm truyền thống tỉnh An Giang trường hợp điển hình - nước mắm Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top