Castle

New Member
Download Tiểu luận Biện pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu mặt hàng da giầy của Việt Nam

Download Tiểu luận Biện pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu mặt hàng da giầy của Việt Nam miễn phí





MỤC LỤC
 
Lời mở đầu 1
I. Khái niệm và vai trò của xuất khẩu hàng hoá 2
I.1. khái niệm của xuất khẩu .2
I.2. Vai trò của xuất khẩu .3
2.1 Đối với nền kinh tế quốc dân . 3
2.2 Đối với các doanh nghiệp . 4
II. Biện pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu mặt hàng da giầy ở Việt Nam . 5
II.1.Tình hình xuất khẩu da giầy trong những năm gần đây và trước kia .5
II.2. Những khó khăn thử thách của da giầy Việt Nam 7
II.3. Những biện pháp nâng cao hiệu quả khẩu mặt hàng da giầy Việt Nam .7
3.1 Đầu tư các cơ sở sản xuất giầy dép .8
3.2 Đầu tư cho các cơ sở sản xuất các loại nguyên vật tư, nguyên phụ liệu .9
3.3 Mục tiêu chiến lược phát triển của ngành da giầy Việt Nam .10
Kết luận .12
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

Lời mở đầu
Đẩy mạnh xuất khẩu là chủ trương kinh tế lớn của Đảng và Nhà nước ta. Với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá thiên về xuất khẩu. Thực hiện chủ trương của Đảng và nhà nước, cùng với việc đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá, chúng ta cần tăng cường mở rộng thị trường xuất khẩu. Đây là việc làm cần thiết và cấp bách hiện nay.
Nghành công nghiệp giầy dép của nhiều nước, nhất là các nước đang phát triển, có vị trí quan trọng trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển kinh tế đất nước, góp phần tạo ra công ăn việc làm, tham gia vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu ngoại tệ qua đẩy mạnh xuất khẩu. Đối với nước ta thì ngành công nghiệp giầy dép cũng có tầm quan trọng đặc biệt.
Để được hiểu rõ hơn về quá trình tham gia xuất khẩu mà đặc biệt là xuất khẩu giầy dép của Việt Nam, nên em đã chọn đề tài : " Biện pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu mặt hàng da giầy của Việt Nam" cho bài tiểu luận của mình.
Dù đã cố gắng rất nhiều song bài tiểu luận của em không tránh khỏi thiếu sót, kính mong thầy cô góp ý và bổ sung để bài viết của em được tốt hơn trong những lần sau. Em xin Thank sự hướng dẫn của thầy cô giáo đã giúp em hoàn thành tốt bài tiểu luận này.
Em xin chân thành Thank !
Nội Dung
I. Khái niệm và vai trò của xuất khẩu hàng hoá.
I.1.Khái Niệm Xuất Khẩu
Xuất Khẩu(export): là việc bán hàng ra nước ngoài nhằm phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống. Song mua bán ở đây có những nét riêng, phức tạp hơn mua bán trong nước như giao dịch với những người có quốc tịch khác nhau, thị trường rộng lớn và khó kiểm soát, mua bán qua trung gian chiếm tỷ trọng lớn, đồng tiền thanh toán là ngoại tệ, hàng hoá phải chuyển qua biên giới, cửa khẩu các quốc gia khác nhau, phải tuân theo các tập quán, thông lệ quốc tế cũng như các địa phương.
Xuất Khẩu là một hoạt động cơ bản của các địa phương, là một vấn đề hết sức quan trọng của kinh doanh quốc tế, là sự phát triển tất yếu của sản xuất và lưu thông nhằm tạo ra hiệu quả kinh tế cao nhất trong mỗi nền kinh tế.
Hoạt động xuất khẩu hiện nay diễn ra trên phạm vi toàn cầu, trong tất cả các lĩnh vực, các ngành của nền kinh tế, từ vật phẩm tiêu dùng đến tư liệu sản xuất, từ các chi tiết linh kiện nhỏ nhất đến các loại máy móc khổng lồ, không chỉ có hàng hoá hữu hình mà cả hàng hoá vô hình với tỷ trọng ngày càng lớn.
Như vậy, thông qua hoạt động xuất khẩu có thể làm gia tăng ngoại tệ, cải thiện cán cân thanh toán, tăng thu ngân sách cho nhà nước, kích thích đổi mới công nghệ, cải tiến cơ cấu kinh tế,tạo công ăn việc làm và nâng cao mức sống của người dân. Hình thức cơ bản của xuất khẩu hàng hoá chỉ là hình thức trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia, cho đến nay nó phát triển rất mạnh và được biểu hiện dưới nhiều hình thức.
I.2. Vai Trò Xuất Khẩu
2.1. Đối với nền kinh tế quốc dân
* Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hoá hiện đại hoá của đất nước :
Công nghiệp hoá - hiện đại hoá theo những bước đi thích hợp là con đường thiết yếu để khắc phục cùng kiệt nàn và chậm phát triển ở nước ta. Để công nghiệp hoá- hiện đại hoá diễn ra trong thời gian ngắn, đòi hỏi một số vốn rất lớn để nhập khẩu máy móc và thiết bị, kỹ thuật công nghệ tiên tiến. Nguồn gốc quan trọng nhất để thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước là xuất khẩu. Nhờ hoạt động xuất khẩu có thể tranh thủ tối đa nguồn vốn kỹ thuật công nghệ tiên tiến của nước ngoài nhằm thúc đẩy hàng hoá trong nước phát triển, giải quyết việc làm cho người lao động, từng bước đưa nền kinh tế nước ta hoà nhập với nền kinh tế thế giới.
* Có xuất khẩu mới phục vụ và thúc đẩy sản xuất phát triển, xây dựng nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, cải thiện đời sống của nhân dân :
Giữa sản xuất và xuất khẩu có mối liên hệ chặt chẽ. Quy mô, tốc độ phát triển của xuất khẩu do trình độ phát triển của sản xuất quy định. Điều này đòi hỏi chúng ta phải phát triển nền kinh tế quốc dân một cách đúng hướng và tốc độ nhanh theo đúng đường lối của Đảng, nhằm tạo ra nguồn hàng xuất khẩu ngày càng nhiều và có giá trị để đáp ứng nhu cầu của sản xuất và đời sống. Việc xuất khẩu những sản phẩm do trong nước sản xuất ra có ảnh hưởng lớn đến sản xuất, đến công ăn việc làm và cải thiện đời sống của nhân dân, tăng thu nhập quốc dân.
* Có đẩy mạnh nới tăng thu ngoại tệ và tăng tích luỹ vốn.
Công cuộc công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước và xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội đòi hỏi phải có một số vốn lớn. Xuất khẩu đóng vai trò khuyến khích và mở rộng sản xuất phát triển, do đó góp phần đáng kể vào việc tích luỹ vốn phục vụ công nghiệp hoá.
* Xuất khẩu góp phần phục vụ tốt đường lối mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài của đảng và nhà nước :
Qua những vấn đề trình bày ở trên, ta thấy xuất khẩu đóng vai trò rất quan trọng, có quan hệ mật thiết với những mối quan hệ lớn trong nền kinh tế quốc dân, với những vấn đề kinh tế cơ bản trong quả trình xây dựng vật chất kỹ thuật với sự công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
2.2. Đối với các doanh nghiệp.
Ngày nay, xuất khẩu là một xu hướng chung của tất cả các quốc gia và các doanh nghiệp, việc xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ ra nước ngoài đem lại cho doanh nghiệp những lợi ích sau:
Xuất khẩu tạo điều kiện cho doanh nghiệp có cơ hội mở rộng thị trường, mở rộng quan hệ kinh doanh với các bạn hàng trong và ngoài nước trên cơ sở hai bên cùng có lợi, tăng dân số và lợi nhuận, đồng thời phân tán và chia sẽ rủi ro, mất mát trong hoạt động kinh doanh, tăng cường uy tín kinh doanh của doanh nghiệp.
Thông qua hoạt động xuất khẩu, các doanh nghiệp trong nước có cơ hội tham gia cạnh tranh trên thị trường thế giới. Qua đó có điều kiện tiếp thu phát triển các kỹ năng công nghệ tiên tiến.
II. Biện pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu mặt hàng Da Giầy ở Việt Nam.
II.1. Tình hình xuất khẩu Da Giầy trong những năm gần đây và trước kia.
Sau khi Liên Xô cũ và Đông Âu bị tan rã, toàn bộ chương trình hợp tác gia công mủ giầy với các nước này chấm dứt, ngành giầy - da Việt Nam bước vào thời kỳ phát triển mới.Thời kỳ tiếp nhận sự chuyển dịch sản xuất các sản phẩm giầy dép để xuất khẩu từ các nước NIC trong khu vực như : Đài Loan, Hàn Quốc,Hồng Kông nhằm khai thác các lợi thế mà Việt Nam có được trong việc sản xuất và xuất khẩu giầy dép. Đó là: Việt Nam có lực lượng lao động dồi dào, trẻ khoẻ tiếp thu nhanh, tiền công lao động còn thấp. Việt Nam chưa bị các nước nhập khẩu giầy dép khống chế bằng hạn ngạch và được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan (GSP) nếu đáp ứng đủ tiêu chuẩn xuất xứ ( C/O form a). Tận dụng lợi thế đó đồng thời khai thác tiềm năng của ngành, chỉ trong khoảng thời gian từ năm 1993 đến nay: Sản lượng “Giầy Da” Vi
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top