Download Đánh giá tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đến cán cân tài khoản Vãng lai của Việt Nam

Download Đánh giá tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đến cán cân tài khoản Vãng lai của Việt Nam miễn phí





MỤC LỤC:
Chương 1: Toàn cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu:
1.1 Nguyên nhân: 5
1.2 Diễn Biến: 5
1.3 Phản Ứng của Chính Phủ và Ngân Hàng Trung Ương: 14
1.4 Tác Động của Khủng Hoảng Tới VIệt Nam 14
1.4.1 Tác động Trực tiếp: 14
1.4.2 Tác động gián tiếp: 15
Chương 2 Lý thuyết về tài Khoảng Vãng Lai:
2.1 Định Nghĩa 17
2.2 Các Thành phần chủ yếu của tài khoản vãng lai là 17
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân tài khoản vãng lai: 17
2.3.1 Ảnh hưởng của lạm phát. 18
2.3.2 Thu nhập quốc dân: 18
2.3.3 Tỷ giá hối đoái: 19
2.3.4 Các biện pháp hạn chế của chính phủ 19
 
Chương 3: Phân tích tác động của Khủng Hoảng Tới Cán Cân Vãng Lai Việt Nam:
3.1 Sơ Khảo: 20
3.2 Nhân tố nội tại: 20
3.2.1 Lạm Phát: 21
3.2.2 Thu nhập quốc dân: 29
3.2.3 Tác động của tỷ giá đến cán cân vãng lai: 34
3.2.4 Biện Pháp chính Phủ: 39
3.2.4.1 Gói kích cầu 6 tỷ USD 39
3.2.4.2 Hạ lãi suất cơ bản : 40
3.2.4.3 Tỷ giá và ổn định kinh tế: 41
3.2.4.4 Kiên định mục tiêu thắt chặt tiền tệ: 42
3.2.4.5 Chính sách thuế : 42
3.3 Các Nhân tố không thể Kiểm Soát: 44
3.3.1 Cầu của người Nước ngoài về hàng hóa Việt Nam: 44
3.3.2 Lượng Khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam: 45
3.3.3 Lượng Kiều hối của Kiều bào về Việt Nam : 46
 
3.4 Phân tích tổng hợp: 47
3.4.1 Cán Cân Thương Mại: 47
3.4.2 Cán cân dịch Vụ: 51
3.4.3 Chuyển Giao vãng lai: 54
Chương 4: Dự báo kinh tế Việt Nam 2009-
Giải pháp cải thiện tài khoản vãng lai Việt Nam
4.1 Dự báo Chung về tình hình kinh tế và Tài khoản Vãng lai 2009: 56
4.2 Giải Pháp Cải thiện Cán Cân Tài khoản Vãng Lai Việt Nam:
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

h.
Chương 2:
Lý thuyết về Tài Khoản Vãng Lai
Định Nghĩa:
Tài khoản vãng lai là thước đo mậu dịch quốc tế về hàng hoá và dịch vụ của một quốc gia.
Các Thành phần chủ yếu của tài khoản vãng lai:
Theo quy tắc mới về biên soạn báo cáo cán cân thanh toán quốc gia do IMF soạn năm 1993, tài khoản vãng lai:
Cán cân thương mại hàng hóa:
Xuất khẩu
Nhập khẩu
Cán cân thương mại phi hàng hóa
Cán cân dịch vụ
Vận tải
Du lịch
Các dịch vụ khác
Cán cân thu nhập
Kiều hối
Thu nhập từ đầu tư
Các chuyển khoản
Các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân tài khoản vãng lai:
Lạm phát
Thu nhập quốc dân
Tỷ giá hối đoái
Các biện pháp hạn chế của chính phủ
Ảnh hưởng của lạm phát.
Nếu một quốc gia có tỷ lệ lạm phát tăng so với các quốc gia khác có quan hệ mậu dịch, thì tài khoản vãng lai của quốc gia này sẽ giảm nếu các yếu tố khác bằng nhau.
Bởi vì người tiêu dùng và các doanh nghiệp trong nước hầu như sẽ mua hàng nhiều hơn từ nước ngoài (do lạm phát trong nước cao), trong khi xuất khẩu sang các nước khác sẽ sụt giảm.
Thu nhập quốc dân:
Nếu mức thu nhập của một quốc gia (thu nhập quốc dân) tăng theo một tỷ lệ cao hơn tỷ lệ tăng của các quốc gia khác, tài khoản vãng lai của quốc gia đó sẽ giảm nếu các yếu tố khác bằng nhau. Vì người dân sẽ có xu hướng tiêu dùng hàng nước ngoài nhiều hơn.
Tỷ giá hối đoái:
Nếu đồng tiền của một nước bắt đầu tăng giá so với đồng tiền của các nước khác, tài khoản vãng lai của nước đó sẽ giảm nếu các yếu tố khác bằng nhau.
Bởi vì hàng hóa xuất khẩu từ nước này sẽ trở nên mắc hơn đối với các nước nhập khẩu nếu đồng tiền của họ mạnh. Kết quả là nhu cầu các hàng hóa đó sẽ giảm.
Các biện pháp hạn chế của chính phủ
Nếu Chính phủ một quốc gia áp dụng các hàng rào mậu dịch đối với hàng nhập khẩu, giá của hàng nước ngoài đối với người tiêu dùng trong nước sẽ tăng trên thực tế. Kết quả là nhập khẩu sẽ giảm và do đó làm tăng tài khoản vãng lai.
Chương 3: Phân tích tác động của Khủng Hoảng Tới Cán Cân Vãng Lai Việt Nam:
Sơ Khảo:
Trong các thị trường Giao thương với Việt Nam năm 2008,
Thị trường Xuất Khẩu:
Hoa Kỳ là đối tác lớn nhất, ước tính đạt 11,6 tỷ USD, Chiếm 18.44% thị phần. Với 5 mặt hàng chủ yếu: Hàng dệt may, dầu thô, gỗ và sản phẩm gỗ, giày dép, thủy sản.
Thị trường EU ước tính đạt 10 tỷ USD, Chiếm 15.9% thị phần. Gồm các mặt hàng truyền thống như: Hàng dệt may, giày dép, nông sản, thủy sản.
Thị trường Nhật Bản ước tính đạt 8,8 tỷ USD, Chiếm 14% thị phần , tập trung chủ yếu vào các mặt hàng: Dầu thô, giày dép, thủy sản, máy tính và linh kiện, dây và cáp điện.
Các quốc gia chiếm tỷ lệ lớn trong việc giao thương Với Việt Nam: Hoa Kỳ, Nhật Bản Và EU. Chúng ta cùng so sánh các nhân tố nội tại của nền kinh tế Việt Nam với từng khu vực trên, sự khủng hoảng làm thay đổi các yếu tố như lạm phát GDP, tỷ giá… sẽ ảnh hưởng đến cán cân tài khoản vãng lai của Việt Nam như thế nào?
Nhân tố nội tại:
Lạm Phát:
Lý thuyết:
Nếu một quốc gia có tỷ lệ lạm phát tăng so với các quốc gia khác có quan hệ mậu dịch, thì tài khoản vãng lai của quốc gia này sẽ giảm nếu các yếu tố khác bằng nhau.
Bởi vì người tiêu dùng và các doanh nghiệp trong nước hầu như sẽ mua hàng nhiều hơn từ nước ngoài (do lạm phát trong nước cao), trong khi xuất khẩu sang các nước khác sẽ sụt giảm.
Thực tiễn:
Xem xét chỉ số lạm phát của nước ta qua các năm gần đây:
Year
Inflation rate (consumer prices) Of Vietnam (%)
2004
3,10
2005
9,50
2006
8,30
2007
7,50
2008
8,30
Lạm phát Việt Nam luôn duy trì ở mức cao qua các năm gần đây, điều này quả thật đã gây nhiều khó khăn đối với sự tăng trưởng kinh kế, đồng thời cũng ảnh hưởng mạnh đến cán cân vãng lai trong nước.
Trong năm 2008, tình hình lạm phát chia làm ba giai đoạn: lạm phát nóng, kiềm chế lạm phát và giảm phát.
Giai đoạn 1: Lạm phát nóng
Tốc độ tăng giá tiêu dùng liên tục tăng ở mức 2%/tháng với đỉnh điểm vào tháng 2 và tháng năm (tăng 3,19 %). Lạm phát được xác định là do cả 3 nhân tố: Chi phí đẩy, cầu kéo, và tăng cung. Điều tất yếu phải đến đã đến là cung tín dụng tiếp tục tăng trên 50%, lạm phát tăng vọt lên 25%, nhập siêu vượt quá mức an toàn(5 tháng đầu năm 2008, chúng ta đã nhập siêu lên đến 40% GDP và 60% giá trị xuất khẩu. Yêu cầu xử lý vấn đề nhập siêu trở nên cấp bách ).
Giai đoạn 2: Giao thời - Kiềm chế lạm phát
Trước những ảnh hưởng sâu rộng của lạm phát, chính phủ đă đưa ra các giải pháp kiềm chế lạm phát, tập trung vào việc thắt chặt cung tiền và giảm bớt đầu tư công và hạn chế nhập siêu. Được sự trợ giúp từ việc giá hàng hóa trên thế giới bắt đầu giảm từ mức đỉnh vào tháng 6/2008, tốc độ tăng lạm phát đă được đưa xuống mức dưới 2%/tháng (tháng 7-8/2008) và xấp xỉ 0%/tháng trong tháng 9/2008.
Giai đoạn 3: Giảm phát
Việc cắt giảm đầu tư và tiêu dùng nhằm kiềm chế lạm phát của chính phủ cùng với một sự cộng hưởng ngoài ý muốn là tác động của cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu dẫn tới một sự giảm đột ngột về cầu khiến cho giá nhiều mặt hàng giảm mạnh. Tính trong 4 tháng từ tháng 8 đến tháng 11/2008, giá nguyên liệu thế giới giảm 58% với đà giảm gia tăng. Giảm phát ở Việt nam có độ trễ 2 tháng so với nước ngoài và chính thức bắt đầu từ tháng 10/2008..Giống như nhiều nước khác, mối lo ngại của Việt Nam đă chuyển trạng thái từ lạm phát sang giảm phát khi giảm phát xảy ra trong cả 3 tháng của quýIV/2008…)
Trong khi đó, xuất khẩu giảm cả về kim ngạch lẫn khối lượng, đối mặt với những khó khăn dồn dập từ các nước nhập khẩu (về tín dụng, khả năng thanh toán, sức mua, giảm giá).
Tiếp tục với năm 2008: Sự leo thang của lạm phát giá trong năm vừa rồi là do tăng cung tiền và tín dụng quá nhanh cùng với thâm hụt ngân sách quá lớn gây ra. Việc tăng giá hàng cơ bản trên thị trường thế giới cũng là một nguyên nhân, song với thực tế là lạm phát ở Việt Nam cao hơn hẳn so với các nước láng giềng cho thấy tầm quan trọng của các nhân tố bên trong. Phù hợp với lập luận này, sự suy giảm tốc độ tăng cung tiền và tín dụng cùng với việc giảm 45.000 tỷ đầu tư của khu vực nhà nước trong nửa cuối 2008 đầu 2009 giúp lạm phát tăng chậm lại, thậm chí âm nhẹ trong ba tháng cuối năm. Như được minh họa trong Hình sau, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam bắt đầu hạ cùng với đà suy giảm của giá dầu. Mặc dù sự suy giảm của giá dầu và lương thực giúp hạ nhiệt lạm phát, song nếu như không có chính sách thắt chặt tiền tệ và tài khóa thì chắc là hiện nay Việt Nam vẫn phải tiếp tục đau đầu với lạm phát cao.
Chỉ số giá hàng tiêu dùng 3 tháng đầu năm 2009:
Như vậy là chỉ số lạm phát đã có dấu hiệu suy giảm từ 8/2008 sau một thời gian dài liên tục tăng cao. Theo như lý thuyết đã nêu thì khi chỉ số lạm phát giảm sẽ làm cho cán cân thanh toán vãng lai tăng lên. Tuy nhiên, trong thực tế xảy ra tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai. Điều này ắt phải có nguyên nhân của nó…
Ta tiến hành so ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu thành phần hóa học và đánh giá tác dụng diệt tế bào ung thư của lá Xạ đen Y dược 0
D Đánh giá tác dụng của phương pháp Cận Tam Châm trong hỗ trợ điều trị trẻ rối loạn phổ tự kỷ Y dược 0
D Đánh giá công tác giải phóng mặt bằng dự án đường Phù Đổng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ Khoa học Tự nhiên 0
D Đánh giá thực trạng công tác giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất trên địa bàn quận Hoàng Mai Văn hóa, Xã hội 0
D Nghiên cứu, ứng dụng mô hình matlab - simulink để tính toán đánh giá lưới điện phục vụ công tác đào tạo Khoa học kỹ thuật 0
D Đánh giá công tác quản trị sự thay đổi tại công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Long An Nông Lâm Thủy sản 0
D Đánh giá nhận thức về tác hại đối với môi trường của chất thải nhựa Khoa học Tự nhiên 0
D Đánh giá khái quát về công tác hạch toán kế toán tại công ty TNHH Song Linh Luận văn Kinh tế 0
D Liên hệ thực tiễn công tác đánh giá kết quả đào tạo và phát triển nhân lực tại FPT Telecom Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top