Download Tiểu luận Tính giá đối tượng kế toán chủ yếu trong các doanh nghiệp ở Việt Nam

Download Tiểu luận Tính giá đối tượng kế toán chủ yếu trong các doanh nghiệp ở Việt Nam miễn phí





Phương pháp nhập sau, xuất trước (LIFO):
Phương pháp này được áp dụng dựa trên giả định là nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hoá được mua sau hay sản xuất sau thì được xuất trước, và nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hoá còn lại cuối kỳ là nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hoá được mua hay sản xuất trước đó. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập sau hay gần sau cùng, giá trị của nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hoá được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hay gần đầu kỳ còn tồn kho.
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

n thường được chia thành hai loại là chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp. Chi phí trực tiếp là chi phí chỉ liên quan đến một loại tài sản cụ thể. Chẳng hạn, giá mua ghi trên hóa đơn của một loại nguyên vật liệu mua vào. Chi phí gián tiếp là chi phí liên quan đến nhiều loại tài sản cần tính giá. Chẳng hạn, chi phí vận chuyển nhiều loại hàng hóa mua về, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí nhân viên quản lý phân xưởng... liên quan đến nhiều loại sản phẩm sản xuất.
Do vậy, vấn đề phân bổ chi phí cần được quan tâm trong quá trình tính giá đối tượng kế toán. Về nguyên tắc, để giá trị tài sản của tài sản một cách chính xác và đầy đủ, kế toán tập hợp tối đa các chi phí có thể tập hợp trực tiếp được cho từng đối tượng chịu chi phí. Tuy nhiên, có nhiều chi phí rất khó tập hợp riêng rẽ trực tiếp cho từng đối tượng, khi đó cần áp dụng phương pháp phân bổ chi phí phù hợp nhất có thể.
Phương pháp phân bổ hợp lý là phương pháp phản ánh gần đúng nhất chi phí thực tế của tài sản cần được tính giá. Để có phương pháp phân bổ hợp lý, cần lựa chọn tiêu thức phân bổ phù hợp đó là tiêu thức thể hiện mối quan hệ tỷ lệ giữa chi phí với các loại tài sản cần được tính giá... Do mỗi doanh nghiệp có đặc thù riêng về các chi phí chung nên chuẩn mực kế toán không quy định tiêu thức phân bổ nào được vận dụng mà tiêu thức phân bổ chi phí cho từng đối tượng tính giá phụ thuộc vào quan hệ của chi phí với đối tượng tính giá. Thông thường, các tiêu thức được lựa chọn là tiêu thức phân bổ theo hệ số, theo định mức, theo giờ máy chạy, theo tiền lương công nhân sản xuất, theo chi phí vật liệu chính, theo số lượng, trọng lượng vật tư, sản phẩm... Công thức phân bổ như sau:
Mức phân bổ cho từng đối tượng
=
Tổng tiêu thức phân bổ của từng đối tượng
Tổng chi phí từng loại cần phân bổ
Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng
Trong thực tế, có nhiều loại chi phí gián tiếp mang tính chất khác nhau. Ví dụ, chi phí sản xuất chung trong Doanh nghiệp sản xuất; như chi phí nhân viên quản lý phân xưởng, chi phí khấu hao máy móc và thiết bị tham gia vào quá trình sản xuất... Chi phí bán hàng bao gồm chi phí quảng cáo, tiền lương của nhân viên bán hàng, chi phí khấu hao TSCĐ phục vụ cho hoạt động bán hàng… Do vậy, đối với từng loại chi phí, kế toán cần lựa chọn tiêu thức phân bổ phù hợp để tài sản được tính giá một cách hợp lý nhất.
IV. Ý nghĩa của việc tính giá:
Phương pháp tính giá có ý nghĩa quan trọng trong hạch toán kế toán và trong công tác quản lý. Phương pháp tính giá giúp kế toán xác định được giá trị thực tế của tài sản hình thành trong doanh nghiệp, giúp phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh vào chứng từ, sổ sách và tổng hợp lên báo cáo kế toán và kiểm tra được các đối tượng hạch toán kế toán bằng thước đo tiền tệ.
Phương pháp tính giá giúp kế toán tính toán được hao phí và kết quả của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ và tổng hợp được giá trị của toàn bộ tài sản trong doanh nghiệp giúp công tác quản lý và sử dụng tài sản của doanh nghiệp có hiệu quả.
Phương pháp tính giá giúp cho kế toán tính toán và xác định được toàn bộ chi phí bỏ ra có liên quan đến việc thu mua, sản xuất, chế tạo và tiêu thụ từng loại vật tư, sản phẩm. Từ đó, so với kết quả thu được để đánh giá hiệu quả kinh doanh nói chung và hiệu quả kinh doanh từng mặt hàng, từng loại sản phẩm, dịch vụ và từng hoạt động kinh doanh nói riêng.
PHẦN II
TÍNH GIÁ MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN CHỦ YẾU
Tài sản trong một doanh nghiệp có qui mô dù lớn hay nhỏ, hoạt động trong lĩnh vực nào của nền kinh tế cũng đều rất đa dạng, bao gồm nhiều loại khác nhau, mỗi loại có nguồn gốc hình thành khác nhau nên việc tính giá cũng khác nhau. Tài sản được phân chia thành tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Tuy nhiên, trong phạm vi bài tiểu luận của mình em xin được làm rõ phương pháp tính giá các đối tượng bao gồm: Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hoá, tài sản cố định và thành phẩm.
Nhìn chung, việc tính giá của các đối tượng kế toán thông thường có hai bước như sau:
Bước 1: Tập hợp và phân bổ chi phí:
Tập hợp các chi phí thực tế liên quan đến tài sản theo đúng nội dung chi phí, theo công dụng của các khoản chi và theo đúng yêu cầu của tính giá. Chi phí nào liên quan trực tiếp đến một đối tượng thì tập hợp trực tiếp cho đối tượng đó. Chi phí nào liên quan đến nhiều đối tượng tính giá thì phải tiến hành tập hợp và phân bổ theo tiêu thức hợp lý.
Sau khi đã tập hợp được chi phí, đối với các chi phí liên quan đến nhiều đối tượng tính giá phải tiến hành phân bổ theo công thức phân bổ tổng quát sau:
Chi phí cần phân bổ cho đối tượng i
=
Tổng chi chí cần phân bổ
Số tiêu thức phân bổ của đối tượng i
Tổng tiêu thức phân bổ của các tài sản
Bước 2: Tổng hợp và xác định giá trị ghi sổ:
Tổng hợp các chi phí đã tập hợp được cho đối tượng tính giá, tính toán, xác định giá thực tế của tài sản hình thành.
Giá trị ghi sổ của đối tượng tính giá
=
Chi phí tập hợp trực tiếp
+
Chi phí phân bổ cho đối tượng đó
I- Tính giá nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hoá:
1. Tính giá nhập kho:
Nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hóa của doanh nghiệp gồm nhiều loại và sử dụng cho những mục đích khác nhau theo đó việc tính giá cũng có sự khác biệt nhưng đều phải tuân thủ nguyên tắc chung là phản ánh được toàn bộ các chi phí đã chi ra để có được tài sản đó (nguyên tắc giá phí). Việc tính giá nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hoá phải tuân thủ quy trình tính giá các đối tượng kế toán và căn cứ nguồn gốc hình thành để có cơ sở tính giá đảm bảo đúng đắn nhất.
a) Đối với nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hoá mua ngoài. Có thể khái quát trình tự tính giá nguyên vật liệu, hàng hoá mua vào theo 3 bước sau:
Bước 1: Xác định giá nhập kho của nguyên vật liệu, hàng hoá:
Giá
nhập kho
Giá mua thực tế trên hoá đơn
=
+
-
Các khoản thuế không được hoàn lại
Chi phí thu mua NVL, HH
-
Các khoản giảm trừ hàng mua
Trong đó:- Giá mua là giá được thể hiện trên hóa đơn. Giá mua nguyên vật liệu, hàng hoá được xác định tuỳ từng trường hợp vào phương pháp tính thuế giá trị gia tăng. Ở nước ta, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hoá lưu thông trên thị trường thường có thuế GTGT. Đây là loại thuế gián thu thường được hoàn lại nên khi doanh nghiệp tiếp nhận những tài sản có loại thuế này thì về nguyên tắc, khoản thuế GTGT sẽ được loại trừ khi tính giá thực tế của hàng mua vào. Do vậy, việc xác định giá trị của hàng mua vào cần quan tâm đến những quy định về thuế.
- Các khoản thuế không được hoàn lại, bao gồm: thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu; thuế GTGT đối với những doanh nghiệp mà hoạt động kinh doanh không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, hay đăng ký nộp thuế GTGTT theo phương pháp trực tiếp, khoản thuế GTGT này lại được tính vào giá gốc của tài sản mua vào.
- Chi phí thu mua nguy
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top