Link tải luận văn miễn phí cho ae
HỆ THỐNG AN SINH XÃ HỘI

1. Hệ thống ASXH là gì?
Tổ chức Nông lương LHQ (FAO -2003) định nghĩa mạng lưới ASXH là các chương trình trợ cấp bằng tiền mặt hay hiện vật với mục tiêu giảm cùng kiệt thông qua việc phân phối lại của cải và/hay bảo vệ các hộ gia đình khỏi các cú sốc thu nhập. Các mạng lưói ASXH đặt ra mục tiêu bảo đảm đời sống tối thiểu, mức độ dinh dưỡng tối thiểu hay giúp cho các gia đình quản lý rủi ro.
Quỹ tiền tệ quốc tế (Chu và Gupta 1998a) định nghĩa mạng lưới an sinh là các công cụ nhằm giảm nhẹ tác động tiêu cực của các cuộc cải cách có thể xảy ra cho người nghèo.
Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) quan niệm an sinh xã hội rất rộng bao gồm: trợ giúp xã hội, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, các chương trình giảm nghèo, các chương trình thị trường lao động.
Tại Nhật Bản hệ thống an sinh xã hội hiện tại bao gồm các chế độ sau :
- Cứu trợ xã hội: là chế độ mà Chính phủ đảm bảo mức sống tối thiểu cho tất cả những người gặp khó khăn trong cuộc sống và khuyến khích họ sống tự lập. Các hỗ trợ của Nhà nước bao gồm: chăm sóc y tế, kiếm sống, chi phí giáo dục, nhà ở, đào tạo nghề, xây dựng các cơ sở cứu trợ, phục hồi chức năng, chăm sóc y tế, ký túc xá cho người nghèo…
- Phúc lợi xã hội: là chế độ cung cấp cho những người có những thiệt thòi khác nhau trong cuộc sống như người tàn tật, mồ côi cha, vì thế họ không thể vượt qua được những mất mát và sống cuộc sống an toàn. Các phúc lợi xã hội được cung cấp cho người tàn tật, người trí tuệ chậm phát triển, người già, trẻ em…
- BHXH: là một hệ thống các chế độ bảo hiểm bắt buộc cung cấp những phúc lợi nhất định cho người tham gia bảo hiểm khi ốm đau, thương tật, sinh con, chết, tuổi già, tàn tật, thất nghiệp và các sự kiện được bảo hiểm khác mà kết quả làm cho cuộc sống khó khăn, với mục tiêu là duy trì sự ổn định cuộc sống. Các chế độ BHXH bao gồm: bảo hiểm hưu trí, BHYT, bảo hiểm chăm sóc dài ngày, bảo hiểm việc làm, bảo hiểm bồi thường tai nạn cho người lao động…
- Y tế công: là hệ thống chăm sóc y tế và phòng bệnh vì mục tiêu cuộc sống khỏe mạnh cho người dân Nhật Bản, bao gồm chương trình quản lý bệnh lao, bệnh lây nhiễm, ma túy, nước máy, nước thải, rác thải…
Theo NHTG (Grosh và các đồng nghiệp (2008)), Hệ thống ASXH là các chương trình trợ cấp không có đóng góp dành cho những người cùng kiệt hay những người dễ bị tổn thương hay trở thành cùng kiệt do các cú sốc. Các chương trình này thường được đề cập tới dưới các tên như chương trình hỗ trợ xã hội hay phúc lợi xã hội. Các chương trình này thường được thiết kế để giúp các cá nhân và hộ gia đình đương đầu với tình trạng cùng kiệt quanh năm hay sự sụt giảm thu nhập tạm thời, mà nếu không có các chương trình này, người dân dễ rơi vào tình trạng cùng kiệt đói hay trở nên cùng kiệt hơn.
Mặc dù hiện tại vẫn không có sự thống nhất chung về các chương trình được gọi là an sinh xã hội. Nhưng các nhà kinh tế nhìn chung cho rằng một mạng lưói ASXH phổ biến bao gồm các chương trình sau:
- Trợ cấp bằng tiền hay phiếu lương thực, hưu trí (dưỡng lão) không đóng góp, trợ cấo hộ gia đình. Các chương trình này có thể dựa trên đánh giá hoàn cảnh cụ thể hay theo đối tượng như trợ cấp cho trẻ em.
- Trợ cấp bằng hiện vật trong đó phổ biến nhất là các chương trình lương thực và dinh dưỡng, như cung cấp thực phẩm qua chương trình dinh dưỡng trường học hay chương trình hỗ trợ bà mẹ/trẻ em, phân phát lương thực khẩn cấp, ngoài ra còn có chương trình phát khẩu phần thức ăn mang về nhà, đồng phục và sách vở, công cụ học tập., v.v..
- Trợ giá cho các hộ gia đình,:thường là trợ giá lương thực, trợ giá bán lương thực, trợ giá năng lượng.
- Việc làm tại các dự án công cộng sử dụng dụng nhiều lao động (workfare).
- Trợ cấp bằng tiền mặt hay hiện vật có điều kiện cho các hộ nghèo, dựa trên một hành vi cụ thể được yêu cầu, thông thường là phụ thuộc vào việc đáp ứng các điều kiện cụ thể về giáo dục hay y tế.
- Miễn phí một số dịch vụ cơ bản: y tế, giáo dục (miễn học phí, học bổng) dịch vụ công ích hay giao thông.
Theo Grosh và các đồng nghiệp (2008), Hệ thống ASXH là bộ phận nhỏ hơn của các chương trình bảo trợ XH. Theo Holzmann và Jorgensen (2001), hệ thống bảo trợ xã hội gồm “tập hợp các can thiệp của nhà nước nhằm hỗ trợ các thành viên cùng kiệt hơn và dễ bị tổn thương hơn trong xã hội, cũng như giúp các cá nhân, các hộ gia đình và cộng đồng quản lý hoạt động rủi ro“. Ngoài hệ thống ASXH (hỗ trợ xã hội), các chương trình bảo trợ xã hội bao gồm:
- Bảo hiểm xã hội: bao gồm các chương trình bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc hay được nhà nước trợ cấp, hỗ trợ người cao tuổi (hưu trí hay trợ cấp dưỡng lão, trợ cấp khuyết tật, trợ cấp đau ốm. Điểm khác biệt là người hưởng lợi nhận được lợi ích hay dịch vụ nếu tham gia đóng góp vào hệ thống bảo hiểm.
- Các chính sách thị trường lao động
- Quỹ xã hội.
- Dịch vụ xã hội
Quan niệm của Việt Nam
Tại Việt Nam, vẫn chưa có cách hiểu thống nhất về hệ thống ASXH, tuỳ theo các mục tiêu, các cơ quan hay các tác giả khác nhau lại sử dụng các khái niệm rộng, hẹp khác nhau về các chương trình ASXH.
Theo UNDP (2007), an sinh xã hội được định nghĩa theo nghĩa rộng, là tất cả các hình thức trợ cấp thu nhập bằng chuyển khoản của khu vực công. Trên thực tế, hệ thống trợ cấp thu nhập bằng chuyển khoản của Việt Nam bao gồm các khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội ngắn hạn và dài hạn, trong đó quan trọng nhất là lương hưu (và gần đây nhất là bảo hiểm thất nghiệp); chi trả phúc lợi xã hội bao gồm trợ cấp cho các nhóm đối tượng cụ thể như thương binh, gia đình liệt sĩ, trợ giúp xã hội ở quy mô nhỏ hơn và cuối cùng là các khoản trợ cấp bằng chi chuyển khoản liên quan đến y tế và giáo dục. Có thể nói, theo cách hiểu này, các chương trình ASXH đã được đồng nhất với các chương trình bảo trợ Xã hội.

Còn theo dự thảo “Đề án hệ thống ASXH với dân cư nông thôn, dân cư vùng nông thôn khó khăn, vùng dân tộc, miền núi’’ (06/2009) của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), cấu trúc cơ bản của hệ thống ASXH đối với khu vực này phải bao gồm năm tầng (lưới).
Tầng thứ nhất là bảo đảm mức sống tối thiểu của dân cư nông thôn. Tầng thứ hai là chính sách thị trường lao động. Tầng thứ ba là bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc và tự nguyện, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo biểm nông nghiệp (thí điểm) và các hình thức bảo hiểm khác. Tầng thứ tư là chính sách ưu đãi người có công với cách mạng và tầng cuối cùng là trợ giúp xã hội (cứu trợ đột xuất và trợ cấp xã hội thường xuyên).
Nhìn chung an sinh xã hội ở nước ta được hiểu bao gồm: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trợ giúp xã hội, trợ giúp khẩn cấp, chính sách đối với người có công, bảo hiểm thất nghiệp và những vấn đề liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp.
Như vậy, có thể thấy sự khác biệt rất rõ trong quan niệm về hệ thống ASXH tại Việt Nam (và 1 số nước như Nhật Bản) với quan niệm của NHTG. Tuy nhiên, tuy từng trường hợp, quan niệm về mạng lưới ASXH theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp sẽ phục vụ những mục đích khác nhau. Trong khuôn khổ tìm hiểu này, chúng ta sẽ sử dụng khái niệm hẹp của NHTG về hệ thống ASXH
2. Mạng lưói ASXH đóng góp như thế nào vào Chính sách Phát triển.
Các mạng lưới ASXH có thể giúp chúng ta đạt được các mục tiêu sau. Đây là những mục tiêu cụ thể nhằm giảm cùng kiệt và quản lý rủi ro cho các hộ gia đình.
• Mạng lưới ASXH phân phối lại thu nhập cho người cùng kiệt và những người dễ bị tổn thương, tác động nhanh chóng đối với bất bình đảng và cùng kiệt đói.
• Các mạng lưới ASXH giúp các hộ gia đình đầu tư tốt hơn vào tương lai
• Các mạng lưới ASXH giúp các hộ gia đình quản lý rủi ro.
• Các mạng lưới ASXH giúp chính phủ tiến hành các cuộc cải cách có lợi
• Thúc đẩy tăng trưởng toàn diện hơn
Mạng lưới ASXH tác động nhanh chóng tới giảm bất bình đẳng và cùng kiệt đói
Các mạng lưới ASXH bằng cách trợ cấp cho những người cùng kiệt nhất có thể giúp cho người ta tồn tại hay chịu đựng được sự cùng kiệt đói.
Các mạng lưới ASXH giúp các hộ gia đình đầu tư tốt hơn vào tương lai
Các mạng lưới ASXH giúp các hộ gia đình có được các cơ hội đầu tư vào vốn con người (chính là con cái của các hộ gia đình này) thông qua việc ngăn ngừa tình trạng suy dinh dưỡng và thiếu đầu tư vào giáo dục; lẫn đầu tư vào các tài sản sinh lời của những người kiếm thu nhập nuôi gia đình.
Tại các nước đang phát triển, suy dinh dưỡng là nguyên nhân của 10 triệu trường hợp tử vong mỗi năm. Trong khi các bằng chứng khoa học cho thấy những trẻ em suy dinh dưỡng còn sống sót cũng ốm hơn, nhiều khuyết tật hơn, năng lực nhận thức thấp hơn những đứa trẻ khoẻ mạnh. Về tổng thể, điều này làm giảm khả năng tăng trưởng kinh tế. Một số nghiên cứu tại Ấn Độ, Pakistan cho thấy suy dĩnh dưỡng có thể làm giảm 2-4% GDP mỗi năm. Các khoản trợ cấp trong các chương trình ASXH có thể cho phép các hộ gia đình tăng số lượng và chất lượng các bữa ăn mà họ tiêu thụ. Trong một số trường hợp, thu nhập thêm có thể giúp sắp xếp lại trách nhiệm trong gia đình, để người mẹ có thể chăm sóc con cái đầy đủ hơn, cho các bé ăn nhiều bữa tích cực hơn trong ngày. Bên cạnh đó, nhiều chương trình ASXH có hiệu ứng lan toả vượt ra ngoài phạm vi các khoản trợ cấp trực tiếp: Các bữa ăn được chuẩn bị sẵn để mang về, phiều thực phẩm, tuyên truyền về dinh đưỡng và theo dõi tăng trưởng ở trẻ em, bổ sung vitamin và các cjất cần thiết, thẩy giun... hay các việc như xây trạm xá, cấp nước sạch v.v...
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

hvcpmv

New Member
Re: Tiểu luận An sinh xã hội tại Việt Nam

Mình đang cần bài tiểu luận này, bạn gửi cho mình được chứ. Thank bạn!
 

hvcpmv

New Member
Re: [Free] Tiểu luận An sinh xã hội tại Việt Nam

Bạn có thể upload tài liệu cho mình được chứ. Thank bạn!
 

tctuvan

New Member
Re: [Free] An sinh xã hội tại Việt Nam

link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D thực trạng sử dụng thư viện của sinh viên trường đại học khoa học xã hội và nhân văn Luận văn Sư phạm 0
D giáo dục kĩ năng sống cho học sinh dân tộc thiểu số khu vực miền núi phía bắc việt nam (qua các môn tự nhiên và xã hội, khoa học) Luận văn Sư phạm 0
D Ảnh hưởng của mạng xã hội facebook tới hoạt hoạt động học tập của sinh viên trường đại học tôn đức thắng hiện nay Văn hóa, Xã hội 0
D xây dựng bài tập tự nhiên và xã hội hỗ trợ rèn kĩ năng đọc, viết cho học sinh lớp ba Luận văn Sư phạm 0
D SKKN bước đầu sử dụng công cụ mạng xã hội để hỗ trợ dạy học dự án một số bài trong chương trình sinh học phổ thông Luận văn Kinh tế 0
D Tác động của việc sử dụng điện thoại thông minh đến sự biến đổi tương tác xã hội của học sinh trung học phổ thông ở nông thôn hiện nay Văn hóa, Xã hội 0
D Các yếu tố tác động đến định hướng nghề nghiệp của sinh viên năm cuối các ngành khoa học xã hội Văn hóa, Xã hội 0
D SỬ DỤNG MẠNG xã hội học tập EDMODO PHỤC vụ dạy học địa lí CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO dục TIỂU học Luận văn Sư phạm 0
D bài giảng môn an sinh xã hội - chương 5: quỹ dự phòng và chương trình xóa đói giảm nghèo Văn hóa, Xã hội 1
R SỬ DỤNG MẠNG xã hội học tập EDMODO PHỤC vụ dạy học địa lí CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO dục TIỂU học Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top