hongphuong_96

New Member
Download Đề tài Điều kiện gia nhập WTO của Việt Nam và tác động của việc gia nhập này đối với tình hình phân phối thu nhập

Download Đề tài Điều kiện gia nhập WTO của Việt Nam và tác động của việc gia nhập này đối với tình hình phân phối thu nhập miễn phí





Mục lục
Điều kiện gia nhập WTO của Việt Nam và tác động của việc gia
nhập này đối với tình hình phân phối thu nhập
Tóm tắt. 5
1. Sựkiện gia nhập WTO là kết quảcủa một quá trình Việt Nam nỗlực cải cách
kinh tếvà tích cực hội nhập vào nền kinh tếthếgiới. 6
1.1. Tăng trưởng kinh tếnhanh, tỷlệ đói nghèo giảm mạnh. 6
1.2. Chiến lược tăng trưởng dựa vào xuất khẩu. 10
1.3. Tăng trưởng đầu tưnước ngoài. 14
1.4. Sựkiện gia nhập WTO cần được xem xét trong một bối cảnh tổng thể. 16
2. Phân tích các điều kiện Việt Nam gia nhập Tổchức thương mại thếgiới WTO
. 17
2.1. Một thịtrường ngày càng mởcửa cho hàng nhập khẩu. 17
2.2. Các biện pháp khác ngoài thuếquan. 20
2.3. Xóa bỏhạn ngạch xuất khẩu nhưng hàng hóa Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn trong
việc tiếp cận các thịtrường lớn. 22
2.4. Hiệp định gia nhập WTO bao trùm tất cảcác ngành, lĩnh vực của nền kinh tế. 25
3. Tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO: Điểm qua kết quảcủa các công
trình nghiên cứu. 26
3.1. Tác động của việc gia nhập WTO đối với vấn đềtăng trưởng, đói nghèo và bất bình
đẳng. 27
3.2. Tác động của việc gia nhập WTO : Trường hợp của Việt Nam. 34
3.3. Nhược điểm của các nghiên cứu vềtác động của việc gia nhập WTO đối với Việt Nam
. 41
4. Phân tích tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO đối với tình hình phân
phối thu nhập : các mô phỏng từmô hình vi mô-vĩmô. 42
4.1. Cấu trúc và những biến chuyển của thịtrường lao động Việt Nam 1997-2004. 42
4.2. Giới thiệu mô hình vi mô-vĩmô. 52
Giới thiệu mô hình EGC. 52
4.3. Phân tích các mô phỏng. 55
Kết luận. 65
Tài liệu tham khảo. 68



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

người lao động thuộc diện này trong các nước đang phát
triển sẽ là những người được hưởng lợi từ sự gia tăng trao đổi (Freeman, 2003).
34/82
Dù sao chăng nữa, với những tác động tiêu cực đã từng nhận thấy trong quá khứ tại
các nước đang phát triển, rất cần thiết phải đánh giá tác động tiềm tàng của việc Việt
Nam gia nhập WTO, nhằm ngay từ bây giờ nghiên cứu đưa ra những chính sách điều
chỉnh phù hợp.
3.2. Tác động của việc gia nhập WTO : Trường hợp của Việt Nam
Việt Nam là nước mới nổi đầu tiên gia nhập WTO sau khi Trung Quốc gia nhập tổ chức
này vào năm 2001, biết rằng quá trình đàm phán kéo dài gần 12 năm với điểm khởi đầu
là năm 1995. Do đó, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh
giá tác động của sự kiện này, xét cả trên bình diện kinh tế vĩ mô và tác động đối với vấn
đề phân phối thu nhập. Trong phần này, chúng tui giới thiệu tóm tắt kết quả của các
công trình nghiên cứu này, rút ra những kết luận chính và những khiếm khuyết của các
mô hình được sử dụng13.
Như đã nêu trong phần đầu của nghiên cứu này, mô hình tăng trưởng của nền kinh tế
Việt Nam, với nhiều điểm tương đồng với nền kinh tế Trung Quốc nhưng có quy mô nhỏ
hơn, thể hiện hai đặc điểm chính kể từ khi Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới vào
năm 1986 và gia nhập WTO đầu năm 2007 :
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế rất nhanh (gần 8%/năm trong 2 thập kỷ vừa qua) kèm
theo mức độ mở cửa kinh tế cũng rất nhanh (gần +20%/năm đối với xuất khẩu
trong cùng thời kỳ, và một tỷ lệ tăng trưởng tương ứng đối với nhập khẩu) ;
- Quá trình giảm cùng kiệt về tiền tệ cũng rất nhanh (từ 58% dân số năm 1993 xuống
24% năm 2004) song song với tình trạng gia tăng bất bình đẳng ; giống như
Trung Quốc, vấn đề phân phối các thành quả của sự tăng trưởng và mở cửa
kinh tế là vấn đề mấu chốt nhằm đảm bảo sự gắn kết xã hội và ổn định chính trị
của đất nước.
Trong bối cảnh này, việc nghiên cứu tác động của WTO đối với tăng trưởng kinh tế (liệu
sẽ có gia tăng thu nhập hay tăng trưởng bổ sung kể từ thời điểm năm 2007 ?), đối với
tình trạng bất bình đẳng và cùng kiệt đói có một tầm quan trọng đặc biệt.
Tác động đối với tăng trưởng
Có nhiều công trình nghiên cứu đã đánh giá tác động của việc gia nhập WTO đối với
nền kinh tế Việt Nam dựa trên các mô hình cân đối chung EGC. Các nghiên cứu này
được thực hiện trước khi Việt Nam gia nhập WTO, và như vậy đã tiến hành các mô
phỏng ex ante (xem phần định nghĩa phía trên).
Các mô hình được sử dụng có nhiều đặc điểm chung: phần lớn đều dựa trên các giả
thiết cạnh tranh hoàn hảo (trừ Vanzetti và Hương, 2006, có tính đến yếu tố thất
nghiệp) ; không có nghiên cứu nào tính đến yếu tố năng suất tăng dần ; mặc dù có các
13 Phần này trình bày lại nội dung những bình luận rút ra từ các nghiên cứu của Abbott (2007).
35/82
dữ liệu được phân tách chi tiết đến khoảng 100 sản phẩm (Ma trận hạch toán xã hội),
các nghiên cứu đều suy luận ở mức độ tương đối tổng hợp (chỉ dừng lại ở khoảng 20
ngành) ; không có nghiên cứu nào tính đến các tác động mang tính động : tất cả các mô
hình được sử dụng đều là mô hình tĩnh (trừ nghiên cứu CEPII/ISD, 2007 ; ở đây, chúng
tui không bình luận nghiên cứu này, vì nghiên cứu này chưa hoàn thiện khi chúng tui
viết báo cáo này).
Nhiều nghiên cứu (Dimaranan, 2005 ; Nguyễn và Ezaki, 2005) sử dụng mô hình EGC
đa quốc gia GTAP, điều đó cho phép tích hợp tác động của việc Việt Nam gia nhập
WTO đối với các nước khác (hàng hóa Việt Nam tiếp cận thị trường các nước khác dễ
dàng hơn, biến động giá trên thị trường thế giới…).
36/82
Bảng 7 : Dự báo dựa trên 23 kịch bản dựa trên các mô hình EGC về tác động của
việc Việt Nam gia nhập WTO (biên động tính bằng %)
Công trình nghiên cứu Số kịch bản GDP Xuất khẩu Nhập khẩu
Min Max Min Max Min Max
Roland-Holst (2002)
7 0,2 3,3 0,6 12,1 na na
Vanzetti và Hương (2006)
4 4 15 -2 56 -1 36
Dimaranan (2005)
2 6,74 7,88 15,22 18,81 na na
Fujii và Roland-Holst (2007)
3 -0,27 5,31 -0,82 20,53 -1,28 27,54
Fukase và Martin (1999) (1)
3 0,4 2,4 0,3 8,8 na na
Tarp Jensen và Tarp (2005)
3 0,0 0,1 0,6 2,2 0,5 2,1
Nguyễn và Ezaki (2005)
1 -0,55 -0,55 18,24 18,24 15,39 15,39
Nguồn : dựa trên nghiên cứu của Abbott (2007) ; có cập nhật của các tác giả.
(1) Tác động của việc Mỹ giành cho Việt Nam quy chế tối huệ quốc.
Những kết quả chung được trình bày tại Bảng 7. Việc Việt Nam gia nhập WTO sẽ kéo
theo việc Việt Nam phải tự do hóa thương mại cho các nước thành viên khác và ngược
lại, các nước thành viên khác cũng phải tự do hóa thương mại đối với Việt Nam . Tuy
nhiên, phần lớn các nước thành viên của WTO đều đã giành cho Việt Nam quy chế tối
huệ quốc (MFN), do vậy, việc còn lại là quá trình Việt Nam đơn phương tự do hóa
thương mại đối với các nước thành viên khác14. Nhìn chung, các nghiên cứu này đều ít
chú trọng đến vấn đề cắt giảm thuế quan (kể cả vấn đề chuyển đổi các hàng rào phi
thuế quan). Không có nghiên cứu nào dựa trên các dữ liệu cụ thể về cắt giảm thuế quan
như quy định trong Hiệp định WTO.
Tác động của việc tự do hóa thương mại đơn phương (kịch bản được đưa ra trong nhiều
công trình nghiên cứu) luôn được đánh giá là tích cực trong các giả thiết được trình bày
trong phần trên và trong trường hợp của một nước nhỏ (không ảnh hưởng đến giá cả
trên thị trường thế giới). Các nghiên cứu đều kết luận mức lợi ích thu được từ việc gia
nhập WTO là không đáng kể: mức lợi ích thu được đối với Việt Nam tối đa chỉ bằng
14 Trên thực tế, Việt Nam cũng được hưởng lợi từ việc hàng hóa Việt Nam tiếp cận thị trường các nước
khác dễ dàng hơn nhờ việc xóa bỏ hạn ngạch đối với hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường Mỹ và Liên
minh châu Âu.
37/82
3,3% GDP (Roland-Holst, 2002), trừ hai nghiên cứu mới đây đưa ra giả thiết cạnh tranh
hoàn hảo và tận dụng hết các yếu tố sản xuất. Theo nghiên cứu của Vanzetti và Hương
(2006), mức lợi ích thu được tương đương 15% GDP, có tính đến yếu tố thất nghiệp.
Theo nghiên cứu của Dimaranan (2005), mức lợi ích thu được khoảng 7,9% GDP trong
trường hợp tự do hóa thương mại toàn bộ, tức là đi xa hơn rất nhiều so với việc gia
nhập WTO thuần túy (nhưng mức tác động sẽ giảm 70% nếu tính đến quy định của
WTO buộc bãi bỏ cơ chế hoàn thuế (duty drawbacks), cơ chế này cho phép miễn thuế
hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu phục vụ cho việc sản xuất hàng xuất khẩu).
Tác động của việc tự do hóa thương mại đa phương có thể tích cực hay tiêu cực tùy
theo từng nghiên cứu. Nghiên cứu của Nguyễn và Ezaki (đánh giá tác động của nhiều
kịch bản hội nhập khu vực mà chúng tui không đi sâu bình luận ở đây) đưa ra mức tác
động tiêu cực là -0,5% GDP (với mức tăng trưởng tiêu dùng cao) với việc sử dụng các
giả thiết ít thực tế như Nhà nước chắc chắn sẽ bù trừ các khoản giảm thu ngân sách
(giảm thu và giảm chi ngân sách với mức hơn 40%) ; nghiên c
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
C Tổ chức kế toán chi phí và giá thành sản phẩm trong điều kiện áp dụng thuế giá trị gia tăng Luận văn Kinh tế 0
S Đánh gia điều kiện địa kỹ thuật môi trường và kiến nghị phương hướng quy hoạch sử dụng đất hợp lý ch Luận văn Sư phạm 0
D Nghiên cứu, đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội vùng đất trũng của hai huyện Nho Quan và Gia Luận văn Sư phạm 0
H Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp bán lẻ vừa và nhỏ ở Việt Nam trong điều kiện gia nhập Luận văn Kinh tế 0
F Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong điều kiện gia nhập WTO Luận văn Kinh tế 0
L Nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ trong điều kiện khi Việt Nam gia Luận văn Kinh tế 2
A Tìm hiểu hoạt động giúp việc gia đình và nhu cầu của người lao động đối với điều kiện sinh hoạt, làm Văn hóa, Xã hội 0
N Nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay : Luận văn ThS. Lu Luận văn Luật 0
H Điều kiện đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài trong bối cảnh gia nhập WT Luận văn Luật 0
H Pháp luật về giấy phép và điều kiện kinh doanh trong giai đoạn gia nhập thị trường ở Việt Nam - nhữn Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top