bluedolphintv

New Member
Download Đề tài Quản trị rủi ro trong giao dịch kinh doanh và các biện pháp phòng ngừa cho công ty cổ phần thương mại Toàn Lực

Download Đề tài Quản trị rủi ro trong giao dịch kinh doanh và các biện pháp phòng ngừa cho công ty cổ phần thương mại Toàn Lực miễn phí





Thông thường, các công cụ phục vụ cho việc kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: điện thoại, email, website, bộ máy nhân sự. Tất cả các công cụ này đều có lỗ hổng, nếu doanh nghiệp không biết cách phòng ngừa thì rủi ro là không tránh khỏi. Để tránh rủi ro vì bị lộ bí mật kinh doanh, doanh nghiệp cần xây dựng chính sách bảo mật thông tin cho từng bộ phận, và lãnh đạo phải là người đầu tiên thấu hiểu nguyên tắc này, để từ đó quán triệt tới từng nhân viên. Tuy nhiên không có sự an toàn nào là tuyệt đối.
Vì thế, cách tốt nhất để doanh nghiệp có thể đảm bảo tính liên tục trong kinh doanh là phải tiên liệu được các tổn thất có thể xảy ra khi kinh doanh bị gián đoạn, cũng như dự trù biện pháp xử lý thông tin giữa các hệ thống của công ty trong trường hợp có sự cố.
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

ổ đông và tình hình đời sống công nhân viên tại công ty ngày càng được cải thiện hơn.
Ngoài những khía cạnh tích cực thì con đường đến thành công của công ty trong vài năm tới sẽ còn nhiều khó khăn vì dù điều kiện kinh tế, kinh doanh có thuận lợi thì công ty cũng không thể nào thay đổi tình hình một cách nhanh chóng được. Những vấn đề về tìm nguồn cung cấp đầu vào giá rẻ hơn, các vấn đề xoay quanh việc thu hồi nợ, thiếu hụt tạm thời trong thanh toán, cơ cấu lại các khoản đầu tư, tìm nguồn tài trợ bền vững, hoàn thiện hơn hệ thống kinh doanh … là những vấn đề mà công ty cần vượt qua trong thời gian tới. Mặt khác, dù nền kinh tế Việt Nam được nhiều nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao nhưng cũng sẽ vẫn còn nhiều biến động khó lường do tình hình thâm hụt ngân sách nhà nước và những cải cách trong quá trình hội nhập WTO mang lại.
CÁC RỦI RO CÔNG TY TOÀN LỰC CÓ THỂ GẶP TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
1. Những rủi ro chung:
Rủi ro pháp lý:
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, để bảo vệ lợi ích doanh nghiệp, lợi ích quốc gia, đặt ra yêu cầu phải nâng cao sự hiểu biết về pháp luật của doanh nghiệp. Ở hầu hết các quốc gia trên thế giới và trong khu vực, doanh nghiệp có sự quan tâm và đầu tư đúng mức cho hoạt động thực thi pháp luật.
Nhưng trong thời gian qua, về phía doanh nghiệp, trình độ hiểu biết luật pháp và ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận chủ sở hữu và người quản lý chưa cao; nhiều doanh nghiệp còn làm ăn không trung thực, cố tình vi phạm quy định pháp luật.... vì vậy, các doanh nghiệp này thường chỉ quan tâm đến các vấn đề thị trường, mặt hàng, sản phẩm, lợi nhuận... mà chưa thực sự quan tâm đến các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Do đó, rủi ro pháp lý luôn luôn là nguy cơ tiềm tàng đối với doanh nghiệp, ảnh hưởng tới lợi ích của doanh nghiệp cũng như không tăng cường được sức cạnh tranh của mình trong môi trường kinh doanh ngày càng khốc liệt  và ảnh hưởng tới việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Nguyên nhân là do nhiều doanh nghiệp chưa có thói quen sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật chuyên nghiệp để áp dụng, thi hành pháp luật và phòng, chống rủi ro pháp lý trong kinh doanh.
Rủi ro về tài chính:
Thị trường luôn biến động một cách bất khả kháng. Chính vì vậy, rủi ro về tài chính được xếp ở hàng đầu trong “danh mục rủi ro” mà doanh nghiệp phải quan tâm. Loại rủi ro này luôn gắn liền với tình trạng lạm phát của nền kinh tế. Sự mất cân đối về dòng tiền (chi nhiều hơn thu) luôn tiềm ẩn những rủi ro lớn đối với hoạt động kinh doanh. Rủi ro về tài chính thường có tác động dây chuyền và cộng hưởng, do đó doanh nghiệp phải chủ động xây dựng quy trình đánh giá và quản trị rủi ro tài chính phù hợp, để có thể tự bảo vệ mình trước sự biến động của thị trường, những rủi ro về tài chính thường liên quan trực tiếp đến vấn đề mua bán, đầu tư, vay nợ... Hơn nữa, thị trường không đứng yên, nên việc quản lý rủi ro tài chính cũng phải linh hoạt dựa trên dự báo về mức độ biến động của giá cả, môi trường kinh doanh, điều kiện chính trị - kinh tế trong nước và quốc tế.
Rủi ro cạnh tranh:
Sự thay đổi thị hiếu nhu cầu của người tiêu dùng ,đồng thời với sự gia tăng số lượng cũng như qui mô của các doanh nghiệp sản xuất trong cùng ngành đã tạo nên một áp lực cạnh tranh lớn hiện nay trên thị trường. Các rủi ro về cạnh tranh mà công ty Toàn Lực có thể gặp như thiếu thông tin về công nghệ của đối thủ cạnh tranh, sự cạnh tranh của hàng giả, hành nhái trên thị trường, cạnh tranh thiếu lành mạnh của các đối thủ cạnh tranh… Mức độ cạnh tranh ngày càng cao thì khả năng công ty bị thôn tính hay buộc phải từ bỏ thị trường do thiếu khả năng thích nghi càng lớn. Vì vậy mà công ty Toàn lực cần xây dựng các chiến lược riêng cho mình để đối phó các rủi ro cạnh tranh trong môi trường kinh doanh đầy cạnh tranh như hiện nay.
Rủi ro về tỷ giá hối đoái :
Do nhập khẩu nên nguồn nguyên liệu phải phụ thuộc vào nước ngoài, đồng thời do trình độ kỹ thuật sản xuất trong nước chưa cao nên Toàn Lực chưa thể tự sản xuất vì thế công ty gặp rất nhiều khó khăn trong việc xác định giá đầu vào. Tình hình tỷ giá biến động bất lợi, Việt Nam đồng thường có xu hướng điều chỉnh giảm giá trị so với các đồng tiền sử dụng trong thanh toán chủ yếu như: USD, EUR … làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của công ty Toàn Lực.
Vì vậy rủi ro tỷ giá trong hoạt động xuất nhập là loại rủi ro tỷ giá thường xuyên gặp phải và đáng lo ngại nhất đối với các công ty có hoạt động xuất nhập khẩu mạnh như công ty Toàn Lực. Sự thay đổi tỷ giá ngoại tệ so với nội tệ làm thay đổi giá trị kỳ vọng của các khoản thu hay chi ngoại tệ trong tương lai khiến cho hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu bị ảnh hưởng đáng kể. Đứng trước rủi ro hối đoái như hiện nay thì việc quản trị rủi ro hối đoái là một viếc cần thiết nhằm giảm thiểu tối đa những tổn thất có thể có với chi phí thấp nhất .
Rủi ro về bảo mật thông tin:
Thông thường, các công cụ phục vụ cho việc kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: điện thoại, email, website, bộ máy nhân sự... Tất cả các công cụ này đều có lỗ hổng, nếu doanh nghiệp không biết cách phòng ngừa thì rủi ro là không tránh khỏi. Để tránh rủi ro vì bị lộ bí mật kinh doanh, doanh nghiệp cần xây dựng chính sách bảo mật thông tin cho từng bộ phận, và lãnh đạo phải là người đầu tiên thấu hiểu nguyên tắc này, để từ đó quán triệt tới từng nhân viên. Tuy nhiên không có sự an toàn nào là tuyệt đối.
Vì thế, cách tốt nhất để doanh nghiệp có thể đảm bảo tính liên tục trong kinh doanh là phải tiên liệu được các tổn thất có thể xảy ra khi kinh doanh bị gián đoạn, cũng như dự trù biện pháp xử lý thông tin giữa các hệ thống của công ty trong trường hợp có sự cố.
Rủi ro trong giao dịch kinh doanh:
2.1 Rủi ro trong quá trình lựa chọn đối tác:
Thứ nhất, rủi ro do bị đối tác lừa đảo dựa trên những sơ hở của các điều khoản trong hợp đồng. Tất cả cũng bởi tính chủ quan và dễ tin người của chúng ta. Rất nhiều trường hợp lừa đảo xảy ra,chằng hạn như các nhà xuất khầu bị đối tác nước ngoài quỵt nợ do quá tin cậy vào đối tác. Việc quỵt nợ thường xảy ra đối với đơn hàng có giá trị lớn sau khi việc làm ăn diễn ra trong một thời gian suôn sẻ và nhà nhập khẩu nước ngoài đã tạo được lòng tin cho doanh nghiệp Việt Nam. Lợi dụng lòng tin của doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, nhiều nhà nhập khẩu nước ngoài đã sử dụng chiêu mua hàng trả chậm để rồi tìm cách quỵt nợ. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu có nguy cơ phá sản vì bị quỵết tới hàng triệu USD tiền hàng.
Thứ hai, rủi ro xảy ra do không thẩm định chính xác năng lực của đối tác hay nói cách khác là khà năng thực hiện nghĩa vụ hợp đồng của đối tác. Rùi ro chúng ta mắc phải là đối tác không đáp ứng được yêu cầu cùa hợp đồng, khiến cho việc kinh doanh ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top