Download Tiểu luận Các rào cản thuế quan – phi thuế quan của Úc

Download Tiểu luận Các rào cản thuế quan – phi thuế quan của Úc miễn phí





MỤC LỤC
 
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ AUSTRALIA 2
CHƯƠNG II: CÁC RÀO CẢN THUẾ QUAN – PHI THUẾ QUAN CỦA ÚC 3
2.1 RÀO CẢN THUẾ QUAN 3
2.1.1 Các loại thuế 3
2.1.2 Thuế ưu đãi 4
2.2 RÀO CẢN PHI THUẾ QUAN 5
2.2.1 Các biện pháp cấm: 5
2.2.2 Hạn ngạch 7
2.2.3 Thủ tục hải quan 8
2.2.4 Rào cản kỹ thuật 9
2.2.5 Vệ sinh động thực vật 12
2.2.6 Quy định về thương mại và dịch vụ 13
2.2.7 Sở hữu trí tuệ 19
 
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

ự thảo niên độ mà Chính quyền bang New South Wales (NSW) sẽ công bố cho biết, chính quyền bang sẽ ưu tiên lựa chọn các sản phẩm địa phương và cấm nhập các sản phẩm do “Trung Quốc sản xuất”, để bảo hộ cơ hội việc làm nơi đây. Thông tin vừa đưa ra, lập tức gây nên một làn sóng tranh cãi, Chính quyền Úc còn đưa ra những lời chỉ trích về biện pháp này
“Daily Telegraph” cho biết, theo biện pháp này, những dự án thu mua của chính phủ trị giá khoảng 4 tỷ đô la Úc sẽ không được thu mua từ Trung Quốc. Theo dự thảo này, khi chính quyền bang NSW và các cơ quan nhà nước đang tiến hành xây dựng cơ sở hạ tầng, thu mua đồ dùng văn phòng, trang phục, xe hơi…, cần ưu tiên xem xét đến các doanh nghiệp trong nước, để giúp cho các doanh nghiệp trong nước có sức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài trong  các dự án đấu thầu. Các dự án mà chính phủ công khai đấu thầu sẽ ưu đãi 20% cho các doanh nghiệp trong nước. Ngoài việc ưu tiên các sản phẩm nội địa, dự thảo này còn hạ tiêu chuẩn cho các doanh nghiệp hưởng thỏa thuận thương mại tự do hiện có. Bang NSW là một bang có nền kinh tế lớn tại Úc. Theo số liệu thống kê của Úc, mức nhập khẩu của bang này trong năm tài khóa 2007 -2008 chiếm 38% mức nhập khẩu của toàn nước Úc, xuất khẩu chiếm 17%. Cuối năm 2008, chịu tác động của cơn bão tài chính, kinh tế của bang này trượt giảm mạnh, thâm hụt tài chính nghiêm trọng, tỷ lệ thất nghiệp tăng 6,4%, “dẫn đầu” cả nước, áp lực to lớn đến từ Công đoàn khiến chính quyền bang “đứng ngồi không yên”. Mặc dù những chính sách này vẫn chưa nói rõ sẽ cấm Chính phủ và các cơ quan nhà nước khác nhập hàng hóa từ Trung Quốc, nhưng dư luận Úc vẫn liên hệ biện pháp này với việc cấm nhập hàng hóa do “Trung Quốc sản xuất”. Bởi vì theo số liệu thống kê, Trung Quốc là một đối tác chủ yếu của bang NSW, năm 2008 kim ngạch thương mại nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 15,1 tỷ đô la Úc. “Daily Telegraph” cho biết, biện pháp này đã nói rõ phải cấm nhập khẩu các sản phẩm của Trung Quốc. Tuy nhiên, Thủ hiến bang NSW – ông Nathan Rees lại muốn “minh oan” về cách làm này, chính sách này không dành cho Trung Quốc hay một quốc gia nào, chỉ là muốn bảo hộ việc làm của Úc trong thời kỳ khó khăn này.
Sau khi thông tin này được tiết lộ, tại Úc đã dấy lên một làn sóng tranh cãi mạnh mẽ. Ngoài những tiếng vỗ tay khen thưởng của các tổ chức công đoàn, giới báo chí và chính phủ liên bang Úc còn cùng nhau chỉ trích. Theo bình luận của “Daily Telegraph”, cách làm mang tính bảo hộ thương mại này sẽ gây tranh cãi quốc tế, sẽ đi lệch với con đường mà chính phủ Úc đã nỗ lực phát triển quan hệ với Trung Quốc. Bộ trưởng Ngoại giao Úc Stephen Smith cho rằng, chính sách nhập khẩu của chính quyền địa phương phải phù hợp với cam kết mà Úc đã đưa ra với Tổ chức thương mại thế giới WTO, Úc không muốn cúi đầu trước chủ nghĩa bảo hộ thương mại.
Ngày 15/6, “Báo Tây Úc” cho biết, chính quyền bang Tây Úc cho rằng, chính sách này là theo “chủ nghĩa yêu nước mù quáng”, nó đã phá hoại mối quan hệ đối tác thương mại quan trọng nhất của Úc với Trung Quốc. Phát ngôn viên của thủ hiến bang Tây Úc Barnett phê bình biện pháp này có “tầm nhìn hạn hẹp”. Ngoài ra, chính quyền bang Queensland cũng đưa ra lời chỉ trích, nó không phù hợp với lợi ích lâu dài của Úc và cho biết, họ sẽ không theo đuổi chính sách bảo hộ thương mại của bang NSW.
Hạn ngạch
Hạn ngạch nhập khẩu đối với một số mặt hàng dệt may và giày dép được bãi bỏ vào Ngày 1/3/1993. Kể từ đó, các biện pháp kiểm soát nhập khẩu duy nhất đối với những mặt hàng này là thuế nhập khẩu, được thực hiện tăng giảm theo từng giai đoạn cho đến năm 2000. Những đợt cắt giảm tiếp theo được áp dụng từ Ngày 01/1/2005. Lộ trình cắt giảm các mức thuế nhập khẩu được áp dụng theo bảng dưới đây:  
Bên cạnh đó, Australia dành những ưu đãi đặc biệt đối với các mặt hàng may mặc và giày dép sản xuất thủ công và cho phép miễn thuế nhập khẩu những mặt hàng này. Tiêu chí đối với những ưu đãi này rất khắt khe, đòi hỏi các sản phẩm phải được làm bằng phương pháp thủ công, không sử dụng công cụ cầm tay có dùng điện và trong trường hợp là hàng may mặc, 90% nguyên liệu phải là vải sợi tự nhiên.
Theo chương trình Gia công ở nước ngoài (OAP), nếu các công ty sản xuất hàng may mặc của Australia ra nước ngoài để gia công thì sẽ phải trả thuế nhập khẩu đối với những  chi phí thuê may và trang trí hoàn thiện ở nước ngoài.
Thủ tục hải quan
Báo giá và thanh toán
Hầu hết các nhà nhập khẩu Australia đều đã có kinh nghiệm trong việc buôn bán với các đối tác nước ngoài và họ sử dụng nhiều loại tiền khác nhau trong thanh toán. Cho đến thời điểm hiện nay, đồng tiền thông dụng nhất và là cơ sở trong các cuộc đàm phán thương mại vẫn là đồng đô la Mĩ. Hầu hết các nhà cung cấp nước ngoìa cũng thấy rằng báo giá bằng đồng đô la Mĩ thuận tiện hơn cả. Các nhà nhập khẩu Australia cũng quan âm tới những đối tác có khả năng báo giá bằng đồng đô la Australia nhưng đây không phải là điều kiện tiên quyết.
cách báo giá dành cho nhà nhập khẩu Australia khác nhau tuỳ theo sản phẩm hay hàng hoá đang được bán.
Hầu hết các nhà nhập khẩu mong muốn nhận được cách báo giá theo giá FOB hay (FCA) bằng đồng đô la Mĩ. Tuy nhiên, đối với các mặt hàng như gỗ nguyên liệu hay đồ gia vị thì thông thường họ sẽ yêu cầu báo giá CFR (hay CPT). Ví dụ, một nhà nhập khẩu đồ may mặc sẽ quen với báo giá FOB bằng đồng đô la Mĩ, trong khi đó một nhà nhập khẩu gỗ nguyên liệu lại thích nhạn báo giá CFR. Phần lớn các nhà nhập khẩu Australia đều dành quyền tự mua bảo hiểm và thường không muốn nhậnbáo giá CIF (hay CIP). (Khi các cách báo giá CFR, CPT, CIF hay CIP được cung cấp thì giá FOB (hay FCA) cũng nên được đưa ra do thuế nhập khẩu được tính trên giá FOB).
Phần lớn hàng hoá nhập khẩu vào Australia bởi những người bán lẻ đều được thanh toán bằng L/C trong vòng từ 30 đến 90 ngày. Néu giữa nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu có mối quan hệ thân thiết thì theo ỷcác nhà xuất khẩu, việc thanh toán cóthể là chuyển tiền bằng điện (telegraphic transfer – T/T). Trong những trường hợp như vậy, nhà nhập khẩu thường chuyển tiền một lần khi hàng hoá đã được chất lên tàu. Tuy nhiên, trong cả hai trường hợp, tỷ giá hối đoái thích hợp là tỉ giá hiện hành tại thời điểm chuyển tiền thực tế giữa hai ngân hàng, thường là trong vòng 3 ngày kể từ khi hàng lên tàu.
Các nhà cung cấp nước ngoài không nên lo ngại bất cứ vấn đề gì xảy ra với việc nhận tiền từ Australia hay gửi tiền đến Australia do nước này không áp dụng các biện pháp quản lý ngoại hối phức tạp.
Thủ tục chứng từ
Những chứng từ yêu cầu phải có khi xuất khẩu sang Australia bằng đường hàng không hay đường biển bao gồm:
Bản sao một bộ chứng từ liên quan phải được gửi qua bưu điện hay gửi phát chuyển trực tiếp đến tận tay nhà nhập khẩu hay người môi giới hải quan đã được chỉ định khi chuyển hàng. Bộ chứng từ gốc phải đ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top