Download Báo cáo Công tác quản lý và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng công trình 134

Download Báo cáo Công tác quản lý và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng công trình 134 miễn phí





MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
Phần I: Khái quát chung về Công ty cổ phần Đầu tư và xây dựng công trình 134 3
I. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng công trình 134 3
II. Chức năng nhiệm vụ hiện nay của Công ty 5
1. Chức năng của Công ty 5
2. Nhiệm vụ của công ty 5
III. Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty 6
1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 6
2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 6
IV. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian gần đây 8
Phần II: Thực trạng công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Đầu tư và xây dựng công trình 134 9
I. Đặc điểm: 9
1. Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 9
2. Giá thành 14
3. Lập kế hoạch giá thành đơn vị sản phẩm trong doanh nghiệp 16
II. Tình hình quản lý chi phí sản xuất và giá thành tại Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng công trình 134. 17
1- Tình hình quản lý chi phí của doanh nghiệp 17
2. Tình hình thực tế quản lý giá thành 21
2.1. Khoản mục chi phí vật liệu trong giá thành 21
2.2. Chi phí nhân công trực tiếp trong giá thành 22
2.3. Chi phí sử dụng máy thi công trong giá thành 23
2.4. Chi phí chung trong khoản mục giá thành 24
3. Lập kế hoạch chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng công trình 134 24
Phần III: Các phương hướng đề xuất nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng công trình 134 27
I. Đánh giá tình hình quản lý chi phí sản xuất - giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng công trình 134 27
1. Về ưu điểm 27
2. Về nhược điểm 28
II. Một số đề xuất nhằm hoàn thiện quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng công trình 134 29
Kết luận chung 31
Tài liệu tham khảo 32
 
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

a những chi phí nhất định.
- Chi phí cho việc sản xuất sản phẩm: là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về vật chất và lao động mà doanh nghiệp phải bỏ ra để sản xuất sản phẩm trong một thời kỳ nhất định: NVL, hao mòn, công cụ dụng cụ, lương…
- Chi phí việc tổ chức tiêu thụ sản phẩm: Tất cả các chi phí liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm bao gồm: bao bì đóng gói, vận chuyển, bảo quản điều tra thị trường, quảng cáo…
- Ngoài những chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong kinh doanh. Doanh nghiệp cần nộp những khoản thuế gián thu cho Nhà nước theo luật thuế đã quy định. Đối với doanh nghiệp những khoản thuế phải nộp trên là những chi phí mà doanh nghiệp phải ứng trước cho người tiêu dùng hàng hoá và chỉ được thu hồi khi các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp được tiêu thụ, vì thế nào được coi như một khoản chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Đặc điểm
Mỗi ngành khác nhau sẽ có những đặc điểm kinh tế kỹ thuật khác nhau. Những đặc điểm đó ảnh hưởng đến chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong ngành ấy.
* Ngành công nghiệp:
- Chu kỳ sản xuất tương đối ngắn
- Ít phụ thuộc vào khí hậu và tự nhiên mà chủ yếu phụ thuộc vào trình độ quản lý và sự cố gắng của bản thân doanh nghiệp.
- Cơ cấu chi phí sản xuất của sản phẩm công nghiệp thường ổn định.
* Ngành XDCB:
- Chu kỳ sản xuất dài. Do đó thành phần và kết cấu chi phí sản xuất không những phụ thuộc vào từng loại công trình mà còn phụ thuộc vào từng giai đoạn xây dựng công trình.
- Thời kỳ đầu chi phí tiền lương lớn để sử dụng máy móc thi công, thời kỳ thi công chi phí về NVL thiết bị tăng lên, thời kỳ hoàn thiện chi phí tiền lương lại tăng lên.
* Ngành thương mại dịch vụ: (chi phí phát sinh gồm)
- Trị giá mua ngoài của hàng hoá tiêu thụ.
- Chi phí lưu thông hàng hoá
- Chi phí liên quan đến việc đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp.
* Đối với doanh nghiệp thương mại: Chu kỳ dài hơn do phải trải qua nhiều công đoạn như: mua, kiểm nhận, bốc xếp…
* Đối với doanh nghiệp vận tải, bưu điện, may mặc… các khoản chi phí về lương, khấu hao nhiên liệu chiếm tỷ trọng cao.
c) Phân loại kết cấu chi phí
* Phân loại chi phí
+ Chi phí sản xuất sản phẩm: Căn cứ vào tiêu chuẩn khác nhau, chi phí sản xuất của doanh nghiệp có thể phân ra làm nhiều loại khác nhau.
* Theo yếu tố chi phí sản xuất gồm:
- NVL: gồm vật liệu chính và vật liệu phụ
- Nhiên liệu, động lực
- Tiền lương
- Các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ)
- Khấu hao TSCĐ
- Chi phí dịch vụ mua ngoài.
Việc phân loại theo cách này thấy rõ mức chi phí về lao động vật hoávà lao động sống trong toàn bộ chi phí sản xuất. Điều này rất cần thiết để xác định trọng điểm quản lý chi phí và kiểm tra sự cân đối với các kế hoạch khác như: kế hoạch cung cấp vật tư, lao động tiền lương, kế hoạch khấu hao…
* Theo khoản mục tính giá thành gồm:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Chi phí nhân công trực tiếp
- Chi phí sản xuất chung
- Chi phí QLDN
- Chi phí bán hàng
Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp tính được giá thành sản phẩm, đồng thời xác định ảnh hưởng sự biến động từng khoản mục đối với toàn bộ giá thành sản phẩm nhằm khai thác khả năng tiềm tàng trong nội bộ doanh nghiệp.
* Theo mối quan hệ chi phí và sản lượng
- Chi phí biến đổi: là những chi phí biến động trực tiếp theo sự thay đổi (tăng hay giảm) của sản lượng hàng hoá như: NVL, Tiền lương, tiền hoa hồng.
- Chi phí cố định: Là những chi phí không bị biến động trực tiếp theo sự thay đổi của sản lượng hàng hoá bán ra như: khấu hao TSCĐ, tiền thuê tài chính hay bất động sản…
Qua việc xem xét mối quan hệ giữa chi phí và sản lượng sản xuất sản phẩm giúp cho các nhà quản lý tìm các biện pháp quản lý thích hợp với từng loại chi phí để hạ thấp giá thành sản phẩm giúp doanh nghiệp xác định được sản lượng sản xuất để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
* Chi phí cơ bản và chi phí chung:
- Chi phí cơ bản: là những chi phí chủ yếu cần thiết cho quá trình sản xuất sản phẩm kể từ lúc đưa NVL vào sản xuất đến lúc sản phẩm được chế tạo xong như: NVL, lương, khấu hao TSCĐ.
- Chi phí chung: Chi phí không liên quan trực tiếp đến quá trình chế tạo sản phẩm song để đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục cần tổ chức bộ máy quản lý và phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như: tiền lương quản lý, văn phòng, bưu điện…
Cách phân loại này cho thấy rõ tác dụng của từng loại chi phí để từ đó đặt ra phương hướng phấn đấu hạ thấp chi phí riêng đối với từng loại.
+ Chi phí tiêu thụ sản phẩm
Trong sản xuất hàng hoá với cơ chế thị trường việc tiêu thụ sản phẩm đối với doanh nghiệp là hết sức quan trọng. Khối lưỡng hàng hoá tiêu thụlà một trong nhiều nhân tố ảnh hưởng có tính quyết định đến quy mô sản xuất của một doanh nghiệp. Để thực hiện việc tiêu thụ sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ doanh nghiệp phải bỏ ra những chi phí cần thiết gồm:
- Chi phí trực tiếp cho việc tiêu thụ sản phẩm: đây là những chi phí liên quan trực tiếp đến việc tiêu thụ sản phẩm phát sinh trong quá trình chuyển sản phẩm từ người sản xuất đến người mua như: chi phí đóng gói, vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản…
- Chi phí gián tiếp: là những chi phí chẳng có liên quan đến việc mở rộng thị trường như: chi phí tiếp thị, chi phí điều tra, quảng cáo, bảo hành sản phẩm…
+ Một số điểm cần lưu ý về quản lý chi phí
- Đối với các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ của hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính, hoạt động bất thường thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng nên:
+ Xác định số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ thì chi phí không bao gồm tiền thuế GTGT đầu vào.
+ Xác định số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp thì chi phí bao gồm cả tiền thuế GTGT đầu vào.
Trường hợp doanh nghiệp đồng thời có 2 loại kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT thì phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào, chi phí sản xuất kinh doanh theo quy định nói trên. Nếu không hạch toán riêng được thì hạch toán chung toàn bộ thuế GTGT đầu vào và phân bổ GTGT được khấu trừ và không được khấu trừ theo quy định hiện hành. Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ phải tính vào chi phí sản xuất kinh doanh.
* Kết cấu chi phí
+ Khái niệm: Kết cấu chi phí là tỷ trọng các yếu tố chi phí trong tổng số chi phí sản xuất kinh doanh tại một thời điểm nhất định.
+ Ý nghĩa của việc nghiên cứu kết cấu chi phí
Giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành sản xuất có kết cấu sản xuất kinh doanh không giống nhau. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu chi phí như: đặc điểm sản xuất, trình độ kỹ thuật, loại hình, quy mô…
Việc nghiên cứu kết cấu chi phí sản xuất - kinh doanh có ý nghĩa rất lớn:
- Cho biết tỷ trọng của các chi phí về nhân công và chi phí vật chất chiếm trong tổng số chi phí từ đó thấy được đặc điểm sản xuất của từng ngành sản xuất, đồng thời phản ánh tr
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top