Download Luận văn Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu theo hình thức FOB của công ty may Chiến Thắng

Download Luận văn Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu theo hình thức FOB của công ty may Chiến Thắng miễn phí





MỤC LỤC
Lời nói đầu . 01
Chương I: Một số nét khái quát về công ty may Chiến Thắng 03
I. Quá trình hình thành và phát triển . 03
II. Đặc điểm kinh tế-kỹ thuật công ty may Chiến Thắng 05
1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý . 05
2. Tình hình lao động. . 06
3.Thiết bị và công nghệ. . 10
4. Vốn kinh doanh và tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây. . 13
Chương II: Thực trạng xuất khẩu hàng may mặc tại công ty may Chiến Thắng . 15
I. Thực trạng xuất khẩu hàng may mặc của Công ty 15
1. Hình thức xuất khẩu hàng may mặc ở công ty may Chiến Thắng 15
2. Tình hình xuất khẩu của Công ty . 16
II. Thực trạng tình hình xuất khẩu trực tiếp hàng may mặc (FOB) của công ty may Chiến Thắng hiện nay. . 23
1.Thực trạng xuất khẩu hàng FOB tại công ty may Chiến Thắng
1.1 Các mặt hàng xuất khẩu theo hình thức FOB. 24
1.2 Kim ngạch xuất khẩu hàng FOB 26
1.3 cách thanh toán áp dụng trong xuất khẩu hàng FOB . 30
1.4 Thị trường xuất khẩu. . 30
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu theo hình thức FOB 38
2.1 Khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tê
2.2 Nguồn nguyên vật liệu phục vụ cho may xuất khẩu . 44
2.3 Tình hình chính trị thương mại 47
III Một số đánh giá về khả năng đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu theo hình thức FOB của công ty may Chiến Thắng. . 49
1. Điểm mạnh. . . 49
2. Điểm yếu. . 50
3. Cơ hội và thách thức 52
IV. Sự cần thiết phải chuyển đổi hình thức gia công xuất khẩu hàng may mặc sang xuất khẩu theo hình thức FOB. . 56
1. Sự cần thiết của chuyển đổi từ gia công xuất khẩu hàng may mặc sang xuất khẩu hàng FOB. . 56
2 Kinh nghiệm của một số nước về chuyển đổi từ hình thức gia công xuất khẩu sang xuất khẩu trực tiếp hàng may mặc 57
2.1 Hồng Kông: . 57
2.2 Trung Quốc-ASEAN và kinh nghiệm chiếm lĩnh thị trường: 58
Chương III: Phương hướng và giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu theo hình thức FOB của công ty may Chiến Thắng . . 61
I.Mục tiêu phát triển của công ty may Chiến Thắng từ nay đến năm 2010 61
II. Một số giải pháp chủ yếu đẩy mạnh xuất khẩu theo hình thức FOB của công ty may Chiến Thắng. . 64
1. Các giải pháp thuộc về phía Công ty. .
1.1 Tổ chức tốt công tác nghiên cứu tiếp cận thị trường. 64
1.2 Mở rộng phát triển thị trường nguyên vật liệu phục vụ may xuất khẩu. 66
1.3 Huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn. 69
1.4 Nâng cao chất lượng của sản phẩm 70
1.5 Đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm may mặc tại chỗ cho khách du lịch nước ngoài và kiều bào về thăm tổ quốc. 77
2. Giải pháp thuộc về phía nhà nước. . 79
2.1 Chính sách hỗ trợ về mặt thị trường.
2.2 Áp dụng một chính sách tín dụng phù hợp với ngành dệt may xuất khẩu 81
2.3 Chính sách thuế . . 81
2.4 Chính sách đầu tư cho ngành dệt và phụ liệu may 82
2.5 Các kiến nghị khác
Kết luận . 84
Danh mục tài liệu tham khảo . . 85
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

iến hành sáng tác những mẫu mới chào hàng song là những mẫu được sao chép và lắp ghép các mẫu sản phẩm của gia công để sản xuất các mặt hàng bán ở nội địa. Còn hàng FOB chủ yếu sử dụng các sản phẩm mẫu có sẵn của khách hàng, mẫu của tạp chí, trung tâm thời trang của Vinatex. Tuy nhiên hầu hết đây là mẫu đã có sẵn trên thị trường như áo Jacket, áo sơ mi, quần sooc…do đó cạnh tranh về tính độc đáo riêng biệt mẫu mã của sản phẩm là không có mà chủ yếu là cạnh tranh về chất lượng sản phẩm và giá. Điều kiện của thiết kế mẫu mốt chưa phát triển tương xứng để có thể xuất khẩu theo hình thức FOB vì do Công ty đã quen với hoạt động gia công đơn thuần nên không giám mạo hiểm trong hoạt động thiết kế vì chi phí và rủi ro cao trong khi điều kiện đáp ứng cho hoạt động này còn yếu.
Thị trường trọng điểm cho hoạt động xuất khẩu trực tiếp là thị trường Mỹ và Châu Âu đây là loại khách hàng khó tính hơn nhiều so với hàng Đông Âu và Liên Xô (cũ). Họ cũng lại là những khách nhiều tiền, sài hàng sang. Nếu trước đây, trong quan hệ với thị trường khối SEV mọi loại hàng may mặc của ta đều được chấp nhận thì ngày nay, trong quan hệ với EU, hàng may mặc xuất khẩu của phải đáp ứng được thị hiếu, kiểu mốt (model) và các yêu cầu khác của họ, trong khi đồ kiểu mốt lại thay đổi quá nhanh, yêu cầu về chất liệu, màu sắc, về thị trường cũng thay đổi theo mùa, theo vụ... Vì vậy, để đáp ứng được yêu cầu chất lượng hàng xuất khẩu FOB là một vấn đề không đơn giản.
Trước những yêu cầu đa dạng như thế, các nhà thời trang Việt Nam có phần nào bảo thủ trong việc thiết kế mẫu mã, kiểu mốt. Nhiều khi chúng ta còn giữ những kiểu mốt mà ở châu Âu người ta đã bỏ đi từ vài năm trước đó. Điều này có nguyên nhân của nó là:
Điều kiện thông tin của ta thiếu, không những về thị trường thị hiếu hàng hoá mà kể cả các thông tin cập nhật về doanh nghiệp và các chính sách XNK.
Các nhà tạo mốt của ta ít có dịp tiếp xúc với thị trường nước ngoài, nhất là với thị trường Tây Âu, nên không có điều kiện tiếp thu cái mới, cái đẹp trong thị trường may mặc trên thế giới.
Đối với sản phẩm may mặc, cơ cấu mặt hàng là đặc trưng của mốt thời trang. Trung tâm thiết kế thời trang của Công ty muốn hoạt động có hiệu quả phục vụ cho xuất khẩu trực tiếp thì trước mắt thực hiện tốt trong công tác gia công và đây là dịp tiếp cận học tập kinh nghiệm sáng tạo mẫu của thị trường. Muốn đảm bảo đúng kỹ thuật trong sản xuất các mẫu mã gia công đòi hỏi phải có sự đầu tư, nghiên cứu, triển khai chúng thành sản phẩm mẫu đối, khâu chế thử sản phẩm, may mẫu đối được tiến hành rất tỷ mỉ.
Với đặc điểm chu kỳ của mốt thời trang ngày càng rút ngắn, trong tương lai vòng quay sẽ nhanh hơn, phức tạp đòi hỏi phải có những phán đoán nhạy bén và tiếp cận nhanh chóng với nhu cầu mới. Một điều đáng quan tâm trong khâu thiết kế là yếu tố màu sắc, giữa các nước và các đoạn thị trường của mỗi nước cũng có sự khác nhau rất quan trọng về sở thích màu sắc. Sự ưa chuộng màu sắc cũng thay đổi theo mùa , năm. Ví dụ trước năm 1998, ở phương Tây rất ưa màu trầm lạnh nhưng đến nay thì lại mang làn sóng mới về màu sắc, thời trang 7 mang màu như người phương Đông. Khuynh hướng phương Đông đang ngự trị do họ cảm nhận được màu sắc sặc sỡ nguyên sơ từ thiên nhiên.
Nói tóm lại, công tác nghiên cứu sáng tạo mẫu mốt, phát triển mặt hàng mới chưa thực sự hoạt động có hiệu quả, muốn thúc đẩy hình thức xuất khẩu FOB thì trong tương lai nó phải trở thành nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển của công ty may Chiến Thắng
+ Chất lượng sản phẩm.
Theo quan điểm “ Chất lượng là sự sống của sản xuất kinh doanh”, trong thực tế chúng ta đã có nhiều bài học về sự phát triển mạnh mẽ nhờ có sản xuất chỉ tạo ra sản phẩm có chất lượng cao. Xu thế hiện nay trên thế giới là người tiêu dùng ngày càng đòi hỏi nghiêm ngặt về chất lượng. Cùng với xu thế này mọi người càng nhận thức được rằng việc không ngừng nâng cao chất lượng là cần thiết đạt và duy trì hoạt động kinh tế một cách có hiệu quả.
Đối với xuất khẩu theo hình thức FOB, chất lượng là một yếu tố quyết định chỉ sản phẩm có chất lượng mới có thể xuất khẩu đặc biệt trong một số thị trường tiềm năng của Công ty như EU, Mỹ, Nhật Bản…là các thị trường có đòi hỏi khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng. Công ty may Chiến Thắng đã xuất khẩu hàng FOB sang hơn 12 nước và cũng tạo được niềm tin đối với khách hàng về chất lượng. So với hàng may mặc xuất khẩu Trung quốc, Công ty không có được mẫu mã chủng loại đa dạng như họ song lại được đánh giá cao về chất lượng do đó sản phẩm may của ta có khả năng cạnh tranh không thua kém gì với nhiều hãng của các nước trong khu vực như Thái Lan, Singapo, Hàn Quốc… Tuy nhiên cũng phải thừa nhận rằng, các sản phẩm của Công ty có chất lượng thông thường, đáp ứng nhu cầu chung của thị trường, còn các loại hàng cao cấp đắt tiền đòi hỏi kỹ thuật cao như comple, quần áo dạ hội, áo da, áo lông thì công ty chưa sản xuất và xuất khẩu được.
Hiện tại Công ty đang áp dụng hệ thống ISO 9001 phiên bản 2000 và đang từng bước hoàn thiện, đây là giấy thông hành về chất lượng để hàng hoá Công ty thâm nhập vào thị trường quốc tế. Nhiều hãng và tổ chức của thị trường EU và Mỹ ngoài tiêu chuẩn ISO 9000 họ còn quan tâm và yêu cầu doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may phải có hệ thống quản lý chất lượng SA 8000 và ISO 14000 khi ký kết hợp đồng. Như vậy yếu tố chất lượng được coi là yếu tố cạnh tranh quan trọng của sản phẩm trên thị trường đồng thời là động lực thúc đẩy xuất khẩu theo hình thức FOB và trong những năm tới Công ty cần tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch nâng cao chất lượng sản phẩm may mặc thông qua việc kết hợp hài hoà 3 nhân tố: Hệ thống chất lượng, kiểm soát quá trình bằng phân tích thống kê và hợp tác với toàn ngành trong hệ thống chất lượng quốc gia.
+ Giá cả sản phẩm
Ngoài việc sử dụng hình thức cạnh tranh về chất lượng, về dịch vụ thì cạnh tranh bằng giá cả vẫn đóng một vai trò quan trọng và tác động lớn đến hoạt động xuất khẩu nói chung và FOB nói riêng của Công ty. Hàng hoá là các sản phẩm may mặc sẽ không thể xuất khẩu được nếu giá của nó không được người tiêu dùng nước ngoài chấp nhận. Mục tiêu của việc định giá là đưa ra một giá “tốt nhất” dưới con mắt khách hàng so với đối thủ cạnh tranh của Công ty. Sản phẩm xuất khẩu của Công ty có chất lượng đồng nhất và khá rõ ràng, một mức giá luôn hạ hơn so với đối thủ cạnh tranh có thể tạo ra một hình ảnh tốt về Công ty để hấp dẫn khách hàng. Điều này đặc biệt quan trọng đối với khách hàng nước ngoài nhạy cảm về giá và nhu cầu về sản phẩm co giãn. Giá có tính cạnh tranh cho phép thúc đẩy tăng trưởng “ cầu hướng vào doanh nghiệp ” để duy trì và tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên mức giá thấp không hợp lý sẽ dẫ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại Công ty TNHH TM&DV Thanh Kim Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty TNHH Midea Consumer Electric Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm đóng tàu của Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty tnhh hàn việt hana Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích tình hình tiêu thụ và một số giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty may xuất khẩu Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã Văn hóa, Xã hội 0
D Một số Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ ăn uống tại khách sạn Thắng Lợi Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt và đề xuất một số giải pháp quản lý chất lượng nước trên địa bàn Huyện Mê Linh Nông Lâm Thủy sản 0
D nghiên cứu giải pháp công nghệ sản xuất một số loại rau ăn lá trái vụ bằng phương pháp thủy canh Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top