rainie_leeyoung

New Member
Download Tiểu luận Lý thuyết và thực tế về quản trị tài sản lưu động tại Công ty giày Thượng Đình

Download Tiểu luận Lý thuyết và thực tế về quản trị tài sản lưu động tại Công ty giày Thượng Đình miễn phí





Việc huy động vốn đầy đủ và kịp thời cho sản xuất kinh doanh là rất khó, nhưng làm thế nào để quản lý và sử dụng tài sản lưu động sao cho có hiệu quả là việc làm còn khó hơn rất nhiều. Một trong những nhân tố có ảnh hưởng quyết định tới hiệu quả sử dụng TSLĐ, đó là việc phân bổ TSLĐ sao cho hợp lý. Mỗi một khoản mục sẽ chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng TSLĐ của công ty thì được coi là hợp lý, điều đó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như: đặc điểm kinh doanh, lĩnh vực ngành nghề kinh doanh, loại hình doanh nghiệp, năng lực của đội ngũ lãnh đạo. Do đó, các doanh nghiệp khác nhau sẽ có kết cấu TSLĐ khác nhau. Là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh với lượng TSLĐ chiếm tỉ trọng lớn trong tổng vốn thì việc phân bổ TSLĐ của công ty sao cho hợp lý có ý nghĩa hết sức quan trọng, có tính quyết định tới hiệu quả sử dụng TSLĐ và hiệu quả kinh doanh của công ty. Ta có thể thấy được tình hình phân bổ và cơ cấu TSLĐ của công ty giầy Thượng Đình qua bảng sau :



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

và thời gian cần thiết để bán chúng. Hai yếu tố này có mối quan hệ với nhau, chẳng hạn thời gian sẽ bán rất ngắn nếu có một sự nhượng bộ về giá bán. Một chứng khoán được coi là có tính thanh khoản cao nếu nó có thể được chuyển nhượng nhanh chóng mà người bán không phải có những nhượng bộ quan trọng về giá bán.
Tính rủi ro : bao gồm :
Rủ ro khánh tận tài chính : là rủi ro người phát hành chứng khoán không có khả năng chi trả tiền lãi và gốc theo lịch trình thanh toán. Trừ các loại chứng khoán do Chính phủ phát hành, tất cả các loại chứng khoán công ty đều có rủi ro này ở một mức độ nào đó.
Rủi ro lãi suất : là những rủi ro về sự thay đổi giá trị thị trường của các loại lãi suất trên thị trường làm cho lãi suất thực của chứng khoán thấp hơn lãi suất danh nghĩa của nó.
Rủi ro về sức mua : là loại rủi ro xảy ra khi sức mua thực tế của tiền tệ tại thời điểm nhận được lợi nhuận đầu từ bị giảm xuống do tác động của lạm phát. Loại rủi ro này hầu như không đáng kể trong các hoạt động đầu tư ngắn hạn.
Ngoài ra, hoạt động đầu tư chứng khoán còn có thể có các rủi ro khác như : rủi ro hối đoái, rủi ro thanh khoản,…
Lợi nhuận kỳ vọng : Tỷ lệ sinh lời kỳ vọng của một chứng khoán là một yếu tố rất quan trọng cần được đánh giá thận trọng khi lựa chọn đầu tư vào các loại chứng khoán. Mặt khác, giữa lợi nhuận kỳ vọng và rủi ro có mối liên hệ với nhau, rủi ro cang cao thì lợi nhuận kỳ vọng càng lớn . So với cổ phiếu, trái phiếu công ty và các công cụ đầu tư dài hạn khác, các chứng khoán ngắn hạn có mức rủi ro thấp nên tính thanh khoản của chúng cao hơn.
Khả năng chịu thuế : Phạm vi chịu thuế của những khoản lợi nhuận do đầu tư chứng khoán mạng lại là một sự cân nhắc quan trọng khi đánh giá lợi nhuận kỳ vọng của các chứng khoán.
Thời gian đáo hạn : Khi cần bán gấp một loại chứng khoán nào đó thì việc phải nhượng bộ về giá cả là điều khó tránh khỏi. Để hạn chế đến mức thấp nhất việc phải bán mục đầu tư chứng khoán có nhiều mức đáo hạn khác nhau phù hợp với nhu cầu tài chính của doanh nghiệp.
QUẢN TRỊ KHOẢN PHẢI THU
Chính sách tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách tín dụng
Chính sách tín dụng :
- Tiêu chuẩn tín dụng : mức chất lượng tín dụng tối thiểu để một đối tác được chấp nhận cấp tín dụng.
- Chiết khấu thanh toán : khuyến khích đối tác thanh toán sớm trước thời hạn để được hưởng chiết khấu.
- Thời hạn bán chịu (thời hạn tín dụng) quy định về độ dài thời gian của các khoản tín dụng. à Chiết khấu thanh toán và thời gian bán chịu chỉ rõ hình thức của khoản tín dụng.
Ví dụ : một thương vụ mua bán có quy định 2/10 net 30. Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp áp dụng tỷ lệ chiết khấu 2% nếu hóa đơn bán hàng được thanh toán trong vòng 10 ngày kể từ ngày giao hàng. Mặt khác, số tiền hàng phải được thanh toán trong vòng 30 ngày, nếu không đúng sẽ phải chịu lãi suất phạt (lãi suất quá hạn).
Các yếu tố tác động đến chính sách tín dụng :
Có nhiều yếu tố tác động đến chính sách tín dụng của doanh nghiệp. Sau đây là một số yếu tố cơ bản :
Điều kiện của doanh nghiệp : Đặc điểm về sản phẩm, ngành nghề kinh doanh tiêu thụ và tiềm lực tài chính là nhữn yếu tố tác động trực tiếp đến chính sách tín dụng của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có quy mô lớn, có tiềm lực tài chính mạnh, sản phẩm có thời gian sử dụng lâu bền thường cho phép mở rộng chính sách tín dụng hơn các doanh nghiệp ít vốn, sản phẩm dễ hư hỏng, mất phẩm chất, khó bảo quản. Đối với những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có tính thời vụ, trong thời kỳ sản phẩm của doanh nghiệp có nhu cầu tiêu thụ lớn cần khuyến khích tiêu thụ để thu hồi vốn.
Điều kiện của khách hàng :
+ Vốn hay sức mạnh tài chính (capital) : là thước đo về tình hình tài chính của một doanh nghiệp, nó ảnh hưởng đến rủi ro thanh toán.
+ Khả năng thanh toán (capacity) : được đánh giá qua các hệ số thanh toán chung, hệ số thanh toán nhanh, hệ số thanh toán lãi vay…của khách hàng.
+ Tư cách tín dụng (character) : là thái độ tự giác đối với việc thanh toán nợ của khách hàng.
+ Vật thế chấp (collateral) : là tài sản khách hàng dùng đảm bảo cho món nợ của mình.
+ Điều kiện kinh tế (condition) : là sự phát triển của nền kinh tế nói chung và mức độ phát triển của từng vùng địa lý nói riêng có ảnh hưởng đến việc thanh toán của khách hàng.
Lợi ích kinh tế đạt được khi thực hiện chính sách tín dụng :
+ Số lượng và giá bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ dự kiến tiêu thụ
+ Các chi phí phát sinh do tăng các khoản nợ : chi phí quản lý nợ phải thu, chi phí thu hồi nợ, chi phí rủi ro.
+ So sánh lợi nhuận gộp do doanh số bán tăng lên với những chi phí tăng thêm do sự thay đổi của chính sách tín dụng gây ra.
Phân tích, đánh giá các khoản phải thu :
Phân loại :
Nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) : các khoản nợ trong hạn mà DN đánh giá có đủ khả năng thu hồi đúng hạn.
Nhóm 2 (nợ cần chú ý) : các khoản nợ quá hạn < 90 ngày và các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn nợ.
Nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) : các khoản nợ quá hạn từ 90 – 180 ngày và các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày.
Nhóm 4 (nợ nghi ngờ) : các khoản nợ quá hạn từ 181 – 360 ngày và các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày.
Nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn/không thu hồi được) : các khoản nợ quá hạn > 360 ngày và các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn cơ cấu lại.
Ngoài ra, để theo dõi các khoản phải thu (KPT) có thể sử dụng các công cụ sau :
Kỳ thu tiền bình quân (ACP)
Kỳ thu tiền bình quân
=
=
=
Phân tích tuổi các khoản phải thu
Xác định doanh thu bán chịu các tháng
Xác định cơ cấu các KPT chưa thu được
Xác định tổng các KPT đến ngày thu
Xác định tuổi các KPT với dãn cách 30 ngày ứng với tỷ trọng trong tổng các KPT
Phát triển các phân tích.
Mô hình số dư KPT :
Phương pháp này đo lường quy mô doanh số bán chịu chư thu được tiền tại thời điểm cuối các tháng do kết quả bán hàng của tháng và của các tháng trước đó.
Phòng ngừa rủi ro và xử lý đối với khoản phải thu khó đòi.
Phòng ngừa rủi ro :
Cấu trúc rủi ro :
+ Rủi ro do không thu hồi được nợ (rủi ro tín dụng)
+ Rủi ro do tác động của sự thay đổi tỷ giá, lãi suất…
Biện pháp phòng ngừa :
+ Nghiên cứu khách hàng để giới hạn tín dụng
+ Sử dụng các giải pháp kiểm soát rủi ro
+ Căn cứ vào kết quả phân loại nợ phải thu doanh nghiệp cần lập dự phòng đối với khoản phải thu khó đòi
+ Sử dụng các giải pháp phòng ngừa rủi ro hối đoái đối với khoản phải thu
Xử lý khoản phải thu khó đòi :
Cơ cấu lại thời hạn nợ : điều chỉnh kỳ hạn nợ hay gia hạn nợ cho khách hàng
Xóa một phần nợ cho khách hàng.
Thông qua các bạn hàng của khách nợ để giữ hàng.
Tranh thủ sự giúp đỡ của các ngân hàng, các tổ chức tín dụng để phong tỏa tài sản, tiền vốn của khách nợ.
Khởi kiện trước pháp luật…
QUẢN TR
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top