Roddy

New Member
Download Luận văn Đầu tư trực tiếp nước ngoài với tăng trưởng và phát triển kinh tế Việt Nam

Download Luận văn Đầu tư trực tiếp nước ngoài với tăng trưởng và phát triển kinh tế Việt Nam miễn phí





MỤC LỤC
Lời nói đầu 1
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài 4
I. Một số vấn đề cơ bản của đầu tư quốc tế
1. Khái niệm về đầu tư quốc tế
2. Các hình thức chủ yếu của đầu tư quốc tế
2.1. Đầu tư của tư nhân
2.2. Hỗ trợ phát triển chính thức
II. Các vấn đề cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài 4
1. Khái niệm và các đặc trưng 4
2. Các lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài
2.1. Lý thuyết kinh tế vĩ mô về FDI
2.2. Lý thuyết kinh tế vi mô về FDI
3. Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nước chủ đầu tư và nước nhận đầu tư
3.1. Đối với nước chủ đầu tư
3.2. Đối với nước nhận đầu tư
3.3. Đánh giá bản chất và vai trò của FDI đối với các nước đang phát triển 6
4. Quá trình vận động của luồng vốn FDI tại các nước đang phát triển Châu á những năm gần đây 8
Chương II: Tình hình thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam thời gian qua 11
I. Đánh giá tổng quan về FDI tại Việt Nam 11
1. Thực trạng cấp giấy phép đầu tư trực tiếp nước ngoài 11
1.1. Tình hình chung 11
1.2. Các đối tác được cấp giấy phép đầu tư 13
1.3. Cơ cấu đầu tư theo vùng lãnh thổ 15
1.4. Cơ cấu đầu tư theo ngành kinh tế 17
1.5. Cơ cấu đầu tư theo hình thức đầu tư 19
2. Tình hình thực hiện của các dự án Đầu tư trực tiếp nước ngoài 20
2.1. Tiến độ thực hiện vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam 20
2.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở một số lĩnh vực kinh tế tiêu biểu 23
2.3. Tình hình khai thác công suất các dự án. 25
II. Đánh giá tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng và phát triển kinh tế 26
1. Hoạt động ĐTTTNN góp phần quan trọng bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triển và gia tăng tỷ lệ tích lũy của nền kinh tế 26
2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài với tăng trưởng GDP 30
3. Đầu tư trực tiếp nước ngoài với chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế 34
4. Đầu tư trực tiếp nước ngoài với hoạt động xuất nhập khẩu và quá trình mở cửa, hội nhập nền kinh tế thế giới 36
5. Đầu tư trực tiếp nước ngoài với giải quyết công ăn việc làm, 39
nâng cao năng lực của người lao động 39
6. Đầu tư trực tiếp nước với hoạt động chuyển giao công nghệ, 41
nâng cao trình độ kỹ thuật của nền sản xuất 41
III. Những vấn đề đặt ra đối với FDI ở nước ta 44
1. Sự sụt giảm của dòng FDI vào Việt Nam 44
2. Sự gia tăng hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài 49
3. vấn đề góp vốn giữa các bên đối tác và một số quan hệ trong liên doanh 53
3.1. Vấn đề góp vốn của hai bên đối tác 53
3.2. Một số quan hệ trong liên doanh 54
4. Một số mặt trái của FDI tại Việt Nam 56
5. Đầu tư trực tiếp nước ngoài của ASEAN ở Việt Nam 58
5.1. Các yếu tố xác định FDI của ASEAN tại Việt Nam 58
5.2. Hạn chế của các nước chủ đầu tư 60
6. Các yếu tố xác định fdi vào Việt Nam 63
7. Tác động của khủng hoảng tài chính-tiền tệ khu vực tới hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài 67
7.1. Khủng hoảng tiền tệ của các nước Châu Á 67
7.2. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng đối với hoạt động FDI tại Việt Nam 69
7.3. Mặt trái của việc sử dụng vốn nước ngoài và bài học từ cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ khu vực Châu Á 71
Chương III: Một số giải pháp huy động vốn FDI đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế 74
I. Một số vướng mắc và yếu kém trong thu hút và sử dụng vốn FDI thời gian vừa qua 74
1. Những vướng mắc về mặt cơ chế, chính sách 74
2. Yếu kém về công trình kết cấu hạ tầng 75
3. Yếu kém về quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch ngành kinh tế - kỹ thuật 75
4. Yếu kém về cung ứng lao động cho các doanh nghiệp FDI 76
5. Khó khăn về cân đối ngoại tệ cho các doanh nghiệp FDI 76
iI. Xác định nhu cầu vốn FDI cho nền kinh tế Việt Nam giai đoạn từ nay đến năm 2005 77
1. Hiệu quả đầu tư và thực trạng hệ số ICOR ở nước ta 77
Năm 78
2. Mục tiêu và định hướng phát triển của nền kinh tế 80
III. Giải pháp huy động và sử dụng hiệu quả vốn fdi đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế 81
1. Những giải pháp trước mắt 82
2. Các biện pháp lâu dài 83
Kết luận 85
Tài liệu tham khảo 86
 
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

nhằm thực hiện dự án có hiệu quả. Đây chính là điều kiện tốt một mặt để các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận, học tập và nâng cao trình độ, kinh nghiệm quản lý; mặt khác, để liên doanh có thể hoạt động tốt, nhà đầu tư nước ngoài cũng buộc phải đào tạo cán bộ quản lý cũng như lao động Việt Nam đến một trình độ đủ để đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật, công nghệ đang sử dụng trong các dự án. Như vậy dù không muốn thì các nhà đầu tư nước ngoài cũng phải tham gia vào công tác đào tạo nguồn nhân lực Việt Nam. Đến nay, chúng ta có khoảng 6.000 cán bộ quản lý, 25.000 cán bộ kỹ thuật đang làm việc tại các doanh nghiệp có vốn FDI. Họ chủ yếu là nước kỹ sư trẻ, có trình độ có thể cùng các chuyên gia nước ngoài quản lý doanh nghiệp, tổ chức sản xuất, kinh doanh có hiệu quả và đủ khả năng để tiếp thu nhanh những công nghệ hiện đại thậm chí cả bí quyết kỹ thuật.
Như vậy, thông qua việc thu hút và tạo ra thu nhập ổn định cho một lượng lớn lao động xã hội, ĐTTTNN đã góp phần đào tạo và nâng cao tay nghề cho người lao động Việt Nam, chuyển đổi cơ cấu lao động xã hội theo hướng giảm lao động nông nghiệp, tăng lao động công nghiệp và dịch vụ cả về số lượng, tỷ trọng lẫn chất lượng, góp phần giảm các tệ nạn xã hội cũng như giảm các tội phạm về kinh tế, tăng sự ổn định chính trị - xã hội của cả nước cũng như từng địa phương.
6. Đầu tư trực tiếp nước với hoạt động chuyển giao công nghệ,
nâng cao trình độ kỹ thuật của nền sản xuất
Khi đầu tư vào Việt Nam, chủ đầu tư không chỉ chuyển vào nước ta vốn bằng tiền mà còn chuyển cả vốn hiện vật như máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu...(còn gọi là công nghệ cứng) và vốn vô hình như chuyên gia kỹ thuật công nghệ, tri thức khoa học, bí quyết quản lý...(còn gọi là công nghệ mềm). Thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, quá trình chuyển giao công nghệ được thực hiện tương đối nhanh chóng và thuận tiện cho cả bên Việt Nam và bên chủ đầu tư.
Về vấn đề những công nghệ đang được sử dụng ở các doanh nghiệp FDI thuộc ngành công nghiệp nói riêng và trên toàn bộ nền kinh tế Việt Nam nói chung cũng còn nhiều ý kiến đánh giá khác nhau. Nhưng qua đánh giá thực tế của một số cơ quan chuyên môn và phân tích theo logic ta thấy rằng:
- Các nhà đầu tư nước ngoài bao giờ cũng đặt lợi nhuận và thời gian thu hồi vốn làm mục tiêu hàng đầu. Những thiết bị công nghệ mà họ đưa vào sử dụng tại các dự án đầu tư ở ta tuy có thể đã đến lúc cần thay thế ở nước họ, nhưng vì đi cùng với những thiết bị, công nghệ này thường là một số lượng nhất định tiền vốn phải bỏ ra, xuất phát từ sự gắn liền với lợi ích của mình như vậy nên khi chuyển thiết bị, công nghệ vào nước ta, bên nước ngoài cũng cân nhắc tính toán kỹ. chúng ta tin rằng họ chỉ chuyển vào những thiết bị công nghệ mà họ thấy còn phù hợp với trình độ và phát huy được hiệu quả tại Việt Nam, để chí ít họ cũng còn khả năng thu hồi được vốn và có lãi (tất nhiên ta không loại trừ những trường hợp cá biệt, ngoại lệ).
- Thực tế, những thiết bị, công nghệ của nước ngoài chuyển vào thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam lâu nay chưa phải là những loại thuộc thế hệ hiện đại nhất của thế giới nhưng phần lớn là hiện đại hơn rất nhiều những thiết bị có trước đây tại Việt Nam.
Kết quả hoạt động chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI thời gian qua đã góp phần nâng cao một cách rõ rệt trình độ công nghệ của sản xuất trong nước so với thời kỳ trước. Nhiều công nghệ mới đã được thực hiện và nhiều sản phẩm mới đã được sản xuất trong các xí nghiệp FDI. Một số ngành đã tiếp thu được công nghệ tiên tiến, tiếp cận với trình độ hiện đại của thế giới như ngành bưu chính viễn thông, thăm dò và khai thác dầu khí...Hầu hết các trang thiết bị được đưa vào các xí nghiệp FDI tương đối đồng bộ và là các thiết bị có trình độ cơ khí hóa trung bình, cao hơn các trang thiết bị cùng loại đã có trong nước và thuộc loại phổ cập ở các nước trong khu vực. Phần lớn các thiết bị được trang bị các bộ gá chuyên dùng kèm theo các phương tiện nâng-hạ-vận chuyển phục vụ cho dây chuyền sản xuất chuyên môn hóa. Một số dây chuyền được trang bị các thiết bị riêng lẻ có trình độ tự động hóa cao, như các dây chuyền lắp ráp các bản mạch điện tử, tổng đài điện thoại kỹ thuật số, lắp ráp các mặt hàng điện tử. Một số ít có các thiết bị tự động hóa hoàn toàn, sản phẩm thiết kế và sản xuất được điều khiển bằng kỹ thuật vi tính.
Hoạt động chuyển giao công nghệ trong đầu tư nước ngoài đã tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng tốt và hình thức, mẫu mã đẹp, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Đồng thời hạn chế đến mức tối đa các loại hàng trước đây ta phải nhập khẩu với khối lượng lớn như bia, sắt thép xây dựng, sứ vệ sinh, xi măng...
Chất lượng các loại sản phẩm của khu vực FDI hầu hết đạt tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), một số đạt tiêu chuẩn quốc tế (ISO).
Một vấn đề có ý nghĩa nữa là nếu như trước đây, các doanh nghiệp Việt Nam chỉ biết sản xuất kinh doanh thụ động, theo sự chỉ định kế hoạch của cấp trên, không cần đầu tư, cải tiến, không cần tìm hiểu thị trường, quảng cáo, tiếp thị sản phẩm, sản phẩm sản xuất ra không bị cạnh tranh...thì sự xuất hiện của các doanh nghiệp có vốn FDI đã thực sự trở thành nhân tố tác động mạnh làm thay đổi căn bản cách sản xuất- kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam theo hướng tích cực và ngày càng thích nghi với nền kinh tế thị trường.
Sự xuất hiện của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã đương nhiên đặt các doanh nghiệp Việt Nam trong hoàn cảnh bắt buộc tham gia vào cuộc cạnh tranh về mọi mặt để xác định khả năng tồn tại hay phá sản. Để có thể tồn tại được, các doanh nghiệp Việt Nam chỉ còn con đường là phải thay đổi một cách căn bản từ công nghệ, cách sản xuất kinh doanh, trình độ của người lao động..Nhiều doanh nghiệp trong nước đã cố gắng đổi mới công nghệ, nhập các thiết bị công nghệ mới và đã tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, giá cả hợp lý, không thua kém hàng nhập.
Như vậy, bên cạnh một số tồn tại, các công nghệ và thiết bị được nhập vào nước ta qua các dự án đầu tư nước ngoài là những công nghệ đã ổn định và phổ cập ở các nước đang phát triển, phù hợp với quy mô sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm ở nước ta. Các công nghệ này đã nhanh chóng tạo ra lợi nhuận, phù hợp với giai đoạn phát triển ban đầu của nền kinh tế thị trường, tạo ra công ăn việc làm cho người lao động, đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội. Đồng thời hoạt động đầu tư nước ngoài cũng có tác động thúc đẩy phát triển công nghệ trong nước trong bối cảnh có sự cạnh tranh của cơ chế thị trường.
Nước ta có lợi thế so sánh về nguồn lực con người nên trước mắt, các công nghệ hiện đại có thể ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tác động của toàn cầu hóa kinh tế đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Bắc Ninh Luận văn Kinh tế 0
D Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của hàn quốc vào việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam trong thập niên đầu thế kỷ 21 Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế trọng điểm miền trung Luận văn Kinh tế 0
D Cơ sở lý luận về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Luận văn Kinh tế 0
B Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
H Một số giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ trong thời gian tới Luận văn Kinh tế 2
A Một số giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào công ty TNHH XD&TM Quang Minh’ Luận văn Kinh tế 0
H Các giải pháp chủ yếu thực hiện thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top