Download Luận án Nghiên cứu việc làm của lao động qua đào tạo nghề ở Việt Nam

Download Luận án Nghiên cứu việc làm của lao động qua đào tạo nghề ở Việt Nam miễn phí





Qua quá trình sử dụng lao động, theo đánh giá của doanh nghiệp về chất
lượng lao động qua đào tạo nghề hiện nay tương đối tốt trên cả 3 mặt là kiến thức
lý thuyết, kỹ năng thực hành và kiến thức chung. Khoảng trên 60% doanh nghiệp
đánh giá lao động qua đào tạo nghề có chất lượng tốt đến rất tốt chủ yếu trên hai
tiêu chí là kiến thức lý thuyết và kỹ năng thực hành.
Những lao động là HSTN các cơ sở dạy nghề mới được tuyển dụng, thời gian
để đạt được năng suất lao động trung bình như nhữnglao động khác phải mất từ 3
đến 6 tháng. Các doanh nghiệp thường tổ chức đào tạo bổ túc, kèm cặp để những
lao động này có thể đạt được yêu cầu công việc. Công tác đào tạo, bổ túc và hỗ trợ
người lao động tiếp cận công việc là việc làm thường xuyên của các doanh nghiệp
và hầu như với tất cả lao động mới bước vào nghề. Trên thực tế, kể cả những quốc
gia có hệ thống đào tạo nghề ‘song hành’ như ở Đức,cũng phải có thời gian cần
thiết nhất định để người lao động làm quen và thíchnghi với công việc.



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

ết bị
khai thác mỏ, xử lý quặng, thợ vận hành máy móc thiết bị sản xuất điện, thợ vận
hành thiết bị vận tải có động cơ- lái xe. Trong nhóm nghề thợ thủ công có kỹ thuật
một số nghề sử dụng chủ yếu CNKT có bằng như nghề: thợ mỏ nổ mìn, xẻ đá, đẽo
khắc đá; thợ xây dựng khung nhà, thợ đúc hàn dát cấu kiện kim loại, thợ chế tạo
công cụ kim loại, thợ cơ khí lắp ráp máy móc, thợ lắp ráp, sửa chữa thiết bị điện,
điện tử.
2.2.2.2. Tuyển dụng và đánh giá chất lượng lao động qua đào tạo nghề
a. Tuyển dụng lao động
Hàng năm các doanh nghiệp đều có những biến động về lao động. Tuyển
dụng và thải hồi lao động, đến nay được xem là những việc hết sức bình thường.
Đối với các doanh nghiệp có qui mô lao động lớn việc tuyển dụng thông qua các
trung gian, các đơn vị dịch vụ việc làm, hội chợ việc làm và phương tiện thông tin
đại chúng. Phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ tuyển dụng thông qua các quan
hệ cá nhân (chiếm 28%). Đây cũng là cách thức phổ biến HSTN tìm được công
việc (36,7%). Tuy nhiên xu hướng này đang giảm do sự phát triển của các hệ thống
dịch vụ việc làm và ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống thông tin thị
trường lao động.
92
Bảng 2.16: Cách thức tuyển dụng và tìm việc làm
Đơn vị: %
Cách thức tuyển dụng Doanh nghiệp Học sinh tốt nghiệp
Qua trung tâm giới thiệu việc làm 15,0 17,5
Liên hệ trực tiếp với trường/cơ sở đào tạo 12,6 24,6
Quan hệ cá nhân 31,0 36,7
Thông báo tuyển dụng dán ngoài cơ sở 22,1 10,6
Thông báo trên báo chí 10,4 4,5
Chuyển từ cơ sở sản xuất khác sang 5,4 -
Khác/quan hệ bộ ngành 3,5 5,9
Nguồn: Tính toán của tác giả trên cơ sở số liệu điều tra thị trường lao động vòng IV
(tr.59) và Điều tra lần theo dấu vết HSSV vòng IV (tr.57), Tổng cục Dạy nghề, 12/2006
Những ngành nghề trên thị trường khan hiếm thì HSTN có thể tìm kiếm việc
làm bằng nhiều cách khác nhau và thậm chí người sử dụng lao động tìm đến tận cơ
sở đào tạo để tuyển lao động.
Việc kết nối việc làm của các cơ sở đào tạo và cơ sở sản xuất kinh doanh còn
yếu, chứng tỏ thị trường lao động hoạt động chưa tốt. Hệ thống trung gian dịch vụ
việc làm và hạ tầng thông tin thị trường lao động chưa phát triển. Các cơ sở đào tạo
chưa năng động tiếp cận với thị trường và đáp ứng yêu cầu thị trường lao động.
b. Chất lượng lao động theo đánh giá của doanh nghiệp
Doanh nghiệp trong quá trình tuyển chọn lao động đều đặt ra những tiêu chí
và yêu cầu tuyển dụng liên quan như các kỹ năng kỹ thuật, tay nghề, kiến thức
chuyên môn, kỷ luật lao động v.v... Nổi bật là các yêu cầu về tay nghề thực hành và
các kiến thức liên quan trực tiếp đến công việc mà lao động phải đảm nhiệm. Hai
yêu cầu này thông thường chiếm đến 30-40% các đòi hỏi trong tuyển dụng.
Các kiến thức lý thuyết là một yêu cầu tất yếu và có xu hướng lớn dần đối với
các cấp đào tạo cao. Các kỹ năng đọc báo cáo, yêu cầu về ngoại ngữ và giao tiếp
được đòi hỏi chủ yếu ở lao động có trình độ cao. Ngược lại, với nhóm CNKT thiên
93
về trực tiếp sản xuất thì các yêu cầu về kỹ năng thực hành, kỷ luật lao động và kinh
nghiệm làm việc là những yêu cầu quan trọng và được các doanh nghiệp quan tâm.
Bảng 2.17: Đánh giá của doanh nghiệp về chất lượng LĐĐTN
Đơn vị: %
 Mức độ  Kiến thức lý
thuyết
 Kỹ năng
thực hành
 Kiến thức
chung
 Rất tốt  5,7  4,1  4,0
 Tốt  59,4  56,9  46,9
 Bình thường  33,2  37,5  46,4
 Chưa đạt
yêu cầu
 1,7  1,4  2,6
Nguồn: Tổng cục Dạy nghề, Điều tra thị trường lao động Vòng 4, 12/2006, tr.62
Qua quá trình sử dụng lao động, theo đánh giá của doanh nghiệp về chất
lượng lao động qua đào tạo nghề hiện nay tương đối tốt trên cả 3 mặt là kiến thức
lý thuyết, kỹ năng thực hành và kiến thức chung. Khoảng trên 60% doanh nghiệp
đánh giá lao động qua đào tạo nghề có chất lượng tốt đến rất tốt chủ yếu trên hai
tiêu chí là kiến thức lý thuyết và kỹ năng thực hành.
Những lao động là HSTN các cơ sở dạy nghề mới được tuyển dụng, thời gian
để đạt được năng suất lao động trung bình như những lao động khác phải mất từ 3
đến 6 tháng. Các doanh nghiệp thường tổ chức đào tạo bổ túc, kèm cặp để những
lao động này có thể đạt được yêu cầu công việc. Công tác đào tạo, bổ túc và hỗ trợ
người lao động tiếp cận công việc là việc làm thường xuyên của các doanh nghiệp
và hầu như với tất cả lao động mới bước vào nghề. Trên thực tế, kể cả những quốc
gia có hệ thống đào tạo nghề ‘song hành’ như ở Đức, cũng phải có thời gian cần
thiết nhất định để người lao động làm quen và thích nghi với công việc.
2.2.2.3. Đào tạo và đào tạo lại trong doanh nghiệp
a) Các hoạt động đào tạo nghề cho lao động trong doanh nghiệp
94
Việc doanh nghiệp tổ chức đào tạo - dạy nghề cho lao động dưới các hình
thức khác nhau đang ngày càng trở nên phổ biến và có tác dụng tích cực nâng cao
trình độ tay nghề và chất lượng lao động. Thực tế, các doanh nghiệp thường tổ chức
dạy nghề cho lao động theo 3 hình thức chủ yếu sau: kèm cặp tại doanh nghiệp, đào
tạo tập trung tại doanh nghiệp và gửi đi đào tạo tập trung ngoài doanh nghiệp.
Trong ba hình thức trên dạy nghề kèm cặp là phổ biến hơn cả (chiếm 85% tổng số
được đào tạo) và đây là hình thức phù hợp với khả năng, điều kiện của doanh
nghiệp, đặc biệt khu vực tư nhân. Vì đây là khu vực quan tâm đến hiệu quả trực
tiếp và tức thì của công tác đào tạo. Khác với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài, họ có lợi thế về qui mô đào tạo nên chi phí đào tạo cũng thấp [88, tr.38].
Cách thức đào tạo kèm cặp vừa học vừa làm hầu như được tất cả các loại hình
doanh nghiệp áp dụng. Số liệu về dạy nghề của doanh nghiệp cho lao động đã qua
đào tạo cho thấy số lượng CNKT không bằng/CC được đào tạo là khá lớn, tỷ lệ xấp
xỉ 11% trong tổng số và một nửa trong số này được dạy nghề kèm cặp [92, tr.54].
Các doanh nghiệp tư nhân (khu vực ngoài quốc doanh) chủ yếu áp dụng hình thức
đào tạo vừa học, vừa làm (87,5%), sau đó đến doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài (66,67%). Các doanh nghiệp nhà nước lại tương đối phổ biến với phương
thức đào tạo tập trung tại doanh nghiệp bằng cách mời các cơ sở đào tạo, mời giáo
viên, tự doanh nghiệp đứng ra tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho
người lao động tại doanh nghiệp (35%) [88, tr.36]. Chương trình, giáo trình, nội
dung giảng dạy và giáo viên có thể thuê ngoài hay do doanh nghiệp tự thực hiện
(Biên soạn, chuẩn bị, và giáo viên là người của doanh nghiệp).
Với các cơ sở sản xuất kinh doanh phi kết cấu, tỷ lệ đào tạo theo hình thức
kèm cặp không chính thức tại nơi làm việc là rất lớn (72,06%) [88, tr.88]. Loại hình
đào tạo này phù hợp hơn cả là do đa số các cơ sở đều có qui mô lao động ít, công
nghệ sản xuất trung bình, hoạt động dưới dạng kinh tế hộ gia đìn...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
A Bước đầu nghiên cứu các chất kìm hãm Tripxin của hạt mướp đắng (Momordica charauTial) :Luận án PTS. Khoa học Tự nhiên 0
T Nghiên cứu xây dựng mô hình số trị ba chiều cho vùng biển nước nông ven bờ :Luận án TS. Hải dương họ Khoa học Tự nhiên 0
V Nghiên cứu dáng điệu tiệm cận của nghiệm của phương trình vi phân hàm dạng trung tính :Luận án TS. T Khoa học Tự nhiên 0
H Nghiên cứu sự sai khác di truyền ở gen hormon sinh trưởng của một số giống gà Việt Nam :Luận án TS. Khoa học Tự nhiên 0
H Nghiên cứu mồi bả diệt muỗi và kết quả khảo nghiệm phòng trừ muỗi truyền bệnh ở Quảng Bình Luận án P Khoa học Tự nhiên 0
H Nghiên cứu một số kỹ thuật khôi phục mặt người ba chiều từ sọ. Luận án TS. Công nghệ thông tin Công nghệ thông tin 0
D Nghiên cứu đánh giá thẩm định chương trình giáo dục đại học : Luận án TS. Giáo dục học: 62 14 05 01 Luận văn Sư phạm 0
J Nghiên cứu xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng ở các trường cao đẳng : Luận án TS. Giáo dục học : 6 Luận văn Sư phạm 0
N Nghiên cứu những vấn đề môi trường của một số dự án thủy điện tại vùng Tây Bắc: Luận văn ThS. Môi tr Khoa học Tự nhiên 0
N Nghiên cứu diễn ngôn sư phạm trong giảng dạy đọc hiểu tiếng Pháp. Luận án TS. Ngôn ngữ: 62 14 01 11 Ngoại ngữ 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top