songving

New Member
Download Luận án Vai trò của nhà nước đối với công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong hội nhập kinh tế quốc tế ở Đài Loan (thời kỳ 1961 - 2003) và bài học kinh nghiệm

Download Luận án Vai trò của nhà nước đối với công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong hội nhập kinh tế quốc tế ở Đài Loan (thời kỳ 1961 - 2003) và bài học kinh nghiệm miễn phí





MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT iii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU iv
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ v
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ
QUỐC TẾ 6
1.1. Những vấn đề về công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong hội nhập kinh tế
quốc tế 6
1.2. Vai trò của nhà nước đối với công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong hội nhập
kinh tế quốc tế 23
Chương 2: VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÔNG NGHIỆP HÓA,
HIỆN ĐẠI HÓA TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở ĐÀI LOAN
(THỜI KỲ 1961 – 2003) VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 60
2.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội Đài Loan giai đoạn 1949 - 1960 60
2.2. Vai trò của nhà nước đối với công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong hội nhập
kinh tế quốc tế ở Đài Loan (thời kỳ 1961 - 2003) 68
2.3. Một số bài học kinh nghiệm của Đài Loan về vaitrò của nhà nước đối với
công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong hội nhập kinh tế quốc tế 114
Chương 3: KHẢ NĂNG VẬN DỤNG MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ VAI
TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ
TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở ĐÀI LOAN VÀO NƯỚC TA
HIỆN NAY 128
3.1. Khái quát về vai trò của nhà nước đối với côngnghiệp hoá, hiện đại hoá
trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta từ 1986 đến nay 128
3.2. Một số điểm tương đồng và khác biệt giữa Việt Nam và Đài Loan khi thực
hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong hội nhập kinh tế quốc tế 162
3.3. Khả năng vận dụng một số kinh nghiệm về vai trò của nhà nước đối với
công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong hội nhập kinh tế quốc tế của Đài Loan vào
nước ta hiện nay 170
KẾT LUẬN 198
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 201
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 202
PHỤ LỤC 211



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

nước ngoài.
Thực tế từ đầu những năm 1970, khi tiết kiệm nội địa đạt mức kỷ lục và
vượt xa nhu cầu đầu tư nội địa, Đài Loan đã trở thành nền kinh tế xuất khẩu vốn.
Do vậy, khi các lợi thế về lao động giá rẻ mất dần và trước những đòi hỏi của
các doanh nghiệp, nhà nước Đài Loan đã dỡ bỏ những hạn chế đối với hoạt động
đầu tư ra nước ngoài, cho phép các doanh nghiệp Đài Loan mở rộng quy mô và
phạm vi hoạt động để khai thác những nguồn lực bên ngoài có chi phí thấp, tránh
được hàng rào thuế quan và các chính sách bảo hộ mậu dịch của các nước nhận
đầu tư nhằm gia tăng lượng sản phẩm tiêu thụ tại chỗ, gia tăng lợi nhuận, tăng
tích luỹ và cuối cùng là gia tăng thu nhập quốc dân.
97
Hình: 2.4: Đầu tư ra nước ngoài của Đài Loan (1995 - 2006)
Nguồn: Investment Commission, Ministry of Economic Affairs, R.O.C.,
Statistics on Overseas Chinese & Foreign Investment.
Trong giai đoạn 1990 - 2006, bình quân một năm các doanh nghiệp Đài
Loan đầu tư ra nước ngoài hơn 2,7 tỷ USD. Riêng năm 2000, đầu tư ra nước
ngoài của Đài Loan tăng vọt với 1.391 vụ, giá trị trên 5 tỷ USD. Các lĩnh vực
đầu tư được các doanh nghiệp Đài Loan chú trọng là: tài chính, bảo hiểm,
thương mại, các ngành chế tạo máy tính, sản phẩm điện tử, quang học, sản xuất
linh kiện điện tử, dệt, sản xuất phương tiện vận tải... Thị trường đầu tư chủ yếu
của các doanh nghiệp Đài Loan là Mỹ, Philippin, Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia
và gần đây là thị trường Trung Quốc.
c. Chính sách phát triển khoa học - công nghệ
Trong bối cảnh mới, chính phủ Đài Loan đã điều chỉnh mục tiêu phát triển
công nghệ từ nhập khẩu là chính sang tập trung đầu tư nghiên cứu ứng dụng và
triển khai công nghệ mới, khai thác triệt để thành tựu khoa học - công nghệ hiện
đại của thế giới hướng đến phát triển nền kinh tế tri thức. Bên cạnh việc tập
trung nghiên cứu cơ bản để phát triển “những kỹ thuật, công nghệ của tương lai”,
Đài Loan chú ý đến những công nghệ phù hợp đáp ứng được nhu cầu trên thị
98
trường công nghệ thế giới. Đây chính là bước chuyển quan trọng tiến lên một
trình độ công nghệ cao hơn.
Trong Kế hoạch kiến thiết kinh tế sáu năm (1991 - 1996), chính phủ Đài
Loan chủ trương tập trung phát triển 8 hạng mục kỹ thuật cao nhằm tạo nguồn
động lực cho sự phát triển của các ngành công nghiệp mới và hiện đại hoá các
ngành công nghiệp truyền thống. Đó là: Kỹ thuật quang điện; Kỹ thuật linh kiện
phần mềm (máy vi tính); Kỹ thuật tự động hóa công nghiệp; Kỹ thuật vật liệu
ứng dụng; Kỹ thuật kiểm tra cao cấp; Kỹ thuật sinh học; Kỹ thuật khai thác tài
nguyên; Kỹ thuật tiết kiệm nguồn năng lượng [63, tr. 120].
Sau khi gia nhập WTO, để hỗ trợ các doanh nghiệp nội địa nâng cao năng
lực cạnh tranh và phù hợp với những cam kết gia nhập WTO, trong kế hoạch 6
năm “Thách thức 2008” (2002-2008), chính phủ Đài Loan đã đề ra kế hoạch
phát triển khoa học công nghệ quốc gia với mục tiêu là tăng chi tiêu cho R&D
lên 3% GDP1, gia tăng số lượng sản phẩm và công nghệ đạt tiêu chuẩn cao nhất
của quốc tế, đưa Đài Loan thành một trung tâm lớn ở châu Á về nghiên cứu, phát
triển và đổi mới công nghệ.
Nhìn chung, tỷ lệ chi tiêu cho R&D ở Đài Loan trong GDP liên tục tăng
lên. Mặc dù nguồn tài trợ từ khu vực chính phủ cho R&D giảm dần nhưng vẫn
chiếm khoảng 40% trong tổng đầu tư cho R&D (xem bảng 2.1).
Thực tế, nhà nước có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp, các viện
nghiên cứu của Đài Loan và của nước ngoài thành lập các trung tâm nghiên cứu
tại Đài Loan và có các chính sách đãi ngộ đối với hoạt động phát triển khoa học -
công nghệ. Đầu thập kỷ 1980, chính phủ Đài Loan đã thành lập Viện khoa học
kỹ thuật công nghiệp với nhiệm vụ: tiếp nhận nhân tài kỹ thuật và tích luỹ kỹ
thuật; thiết lập các cơ sở công nghiệp kỹ thuật cao và tạo những bước “đột phá”
để sản xuất các sản phẩm có thể cạnh tranh với sản phẩm công nghệ cao của các
1
99
nước phát triển trên thị trường thế giới. Chính phủ còn thuê các chuyên gia nước
ngoài về R&D thông qua các cơ chế khuyến khích như tạo môi trường làm việc
tốt hơn và các đãi ngộ khác.
Bảng 2.1: Chi tiêu cho R&D của Đài Loan
Năm
Tỷ lệ giữa chi tiêu của
chính phủ và của khu
vực tư nhân cho R&D
Tỷ lệ chi tiêu cho
R&D trong GDP
(%)
Tỷ lệ chi tiêu cho R&D
của công nghiệp so với
doanh thu (%)
1993 49,0: 51,0 1,75 1,05
1994 47,4: 52,6 1,77 1,04
1995 43,7: 56,3 1,78 1,02
1996 41,6: 58,4 1,80 1,07
1997 40,2: 59,8 1,88 1,12
1998 38,3: 61,7 1,97 1,24
1999 37,9: 62,1 2,05 1,23
2000 37,5: 62,5 2,05 1,10
2001 37,0: 63,0 2,16 1,21
2002 38,1: 61,9 2,30 1,17
Nguồn: Council for Economic Planning and Development, R.O.C: Taiwan
Statistical Data Book, 2004, p. 123.
Việc xây dựng công viên khoa học và công nghệ Tân Trúc là một giải
pháp quan trọng thúc đẩy R&D và hỗ trợ cho sự hình thành, phát triển của các
ngành công nghệ cao. Chính quyền tuyển chọn rất khắt khe đối với các doanh
nghiệp muốn hoạt động trong công viên này: Không cho phép những xí nghiệp
chỉ hoạt động mang tính gia công đơn thuần; Những xí nghiệp có vốn nước
ngoài phải đảm bảo có khả năng thiết kế các sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật
cao, có thiết bị thí nghiệm tương đối tốt, có thể tiến hành nghiên cứu khoa học
kỹ thuật cao và thiết lập các cơ sở nghiên cứu, có thể thu hút và đào tạo các nhà
100
khoa học - kỹ thuật cao cấp, có các sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật cao vừa
được khai thác, hay có sức cạnh tranh...
Trong thập kỷ 1990, Đài Loan tiến hành xây dựng trung tâm viễn thông
quốc tế cao cấp, trung tâm máy tính cao cấp, phòng thực nghiệm linh kiện vi
mạch, trung tâm bức xạ đồng bộ nhằm biến Tân Trúc thành trung tâm đối ngoại
giao lưu khoa học kỹ thuật quốc tế. Bên cạnh đó, nhiều chương trình nghiên cứu
đặc biệt nhằm phát triển các công nghệ cao như công nghệ sinh học, công nghệ
nano, thiết kế hệ thống tích hợp và thông tin liên lạc... đã được tiến hành. Chính
phủ đã tiến hành cho vay 50 nghìn tỷ NT$ (1,44 tỷ USD) với lãi suất thấp để
phục vụ cho các hoạt động R&D2. Nhiều dự án đang triển khai như Trung tâm
nghiên cứu gen tại Viện nghiên cứu Academia Sinica, Trung tâm thiết kế phần
mềm tại công viên phần mềm Nankang, Trung tâm về kỹ thuật thông tin di động
tại Viện nghiên cứu khoa học và công nghệ Chung-shan, Trung tâm nghiên cứu
về ứng dụng công nghệ nano tại Viện nghiên cứu kĩ thuật công nghiệp Tân Trúc.
Đồng thời, chính phủ Đài Loan còn chủ trương phát triển mạnh công nghệ
thông tin nhằm mục tiêu phát triển một Đài Loan số hoá, phát huy lợi thế của
công nghệ thông tin và viễn thông để xây dựng chính phủ điện tử, tăng khả năng
cạnh tranh của các ngành, cải thiện chất lượng các dịch vụ và tăng tính cạnh
tranh của nền kinh tế trong xu thế toàn cầu hóa.
Với những chính sách tích cực của nhà nước, nền khoa học - công nghệ
Đài Loan đã có bước phát triển đột phá. Các tiêu chí về số cán bộ nghiên cứu; tỷ
lệ cán bộ nghiên cứu trên 10.000 lao động; số lượng bằng sáng c...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
S Vai trò của nhà nước trong lĩnh vực thi hành án dân sự ( Qua thực tiến Tỉnh Thanh Hóa ) : Luận văn T Luận văn Luật 0
T Vai trò của án lệ và thực tiễn xét xử trong hệ thống pháp luật Việt Nam : Luận văn ThS. Luật: 60 38 Luận văn Luật 0
N Vai trò của tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ở Việt Nam hiện nay : Luận văn ThS. Luật: 60 38 Luận văn Luật 0
N Vai trò của tòa án trong thi hành án hình sự đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp : Luận văn ThS. Luật: Luận văn Luật 0
C Vai trò của Tòa án trong Nhà nước pháp quyền Việt Nam : Luận văn ThS. Luật: 60 38 01 Luận văn Luật 0
V Vai trò của Tòa án trong kiểm soát quyền lực nhà nước : Luận văn ThS. Luật: 60 38 01 01 Luận văn Luật 0
H Vai trò của Tòa án trong giải thích pháp luật : Luận văn ThS. Luật: 62 38 01 01 Luận văn Luật 0
H Vị trí, vai trò của Tòa án nhân dân trong thể chế Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam : Luận Luận văn Luật 0
D Vai trò của Tòa án trong giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp : Luận văn ThS. Luật: 60 38 50 Luận văn Luật 0
K Tòa án với vai trò bảo vệ quyền con người thông qua hoạt động xét xử các vụ án hình sự : Luận văn Th Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top