Download Luận án Hoàn thiện các chính sách xoá đói giảm cùng kiệt chủ yếu của Việt Nam đến năm 2015

Download Luận án Hoàn thiện các chính sách xoá đói giảm cùng kiệt chủ yếu của Việt Nam đến năm 2015 miễn phí





MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU .1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH XOÁ ĐÓI
GIẢM NGHÈO Ở VIỆT NAM. 13
1.1. Quan niệm đói nghèo và vai trò của chính phủ trong xóa đói giảm nghèo. 13
1.2. Chính sách xoá đói giảm nghèo. 24
1.3. Cơ sở lý luận hoàn thiện chính sách xóa đói giảm nghèo . 27
1.4. Kinh nghiệm quốc tế về giải quyết đói nghèo . 41
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ CÁC CHÍNH SÁCH XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO CHỦ
YẾU CỦA VIỆT NAM . 62
2.1. Tổng quan về hệ thống chính sách xóa đói giảm nghèo của Việt Nam. 62
2.2. Thực trạng thực hiện các chính sách xóa đói giảm nghèo chủ yếu . 67
2.3. Đánh giá các chính sách xóa đói giảm nghèo chủyếu . 121
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CÁC CHÍNH SÁCH XOÁĐÓI
GIẢM NGHÈO CHỦ YẾU CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015. 135
3.1. Các thách thức đối với quá trình giảm nghèo ở Việt Nam. 135
3.2. Quan điểm và định hướng hoàn thiện các chính sách giảm nghèo đến năm 2015 . 139
3.3. Giải pháp hoàn thiện một số chính sách giảm nghèo chủ yếu đến năm 2015. 148
KẾT LUẬN. 198
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

u kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn theo Quyết định số
135/1998/QĐ-TTg; Nhân dân các dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên theo
Quyết định số 168/2001/QĐ-TTg và nhân dân các dân tộc thiểu số của 6 tỉnh
đặc biệt khó khăn của miền núi phía Bắc theo Quyết định 186/2001/QĐ-TTg .
Nội dung chính sách
Giai đoạn từ 1998 đến 2005, chính sách tập trung chủ yếu vào: (i) phát
triển và nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên y tế thôn bản; thực hiện cung
cấp thuốc thiết yếu cho các xã miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu vùng xa;
tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất và đưa bác sĩ về các trạm y tế cơ sở để nâng cao
chất lượng dịch vụ y tế tại các xã, phường nhất là ở các xã nghèo; (ii) bảo
đảm tài chính để thực hiện hỗ trợ KCBNN thông qua điều chỉnh phân bổ ngân
sách y tế giữa các tỉnh, điều tiết và xác định các mức thu viện phí giữa người
không cùng kiệt và người nghèo; (iii) huy động cộng đồng trong việc xây dựng
quỹ KCBNN, quỹ bảo trợ cho người nghèo, khám chữa bệnh nhân đạo,
khuyến khích các đội y tế lưu động phục vụ vùng cao, vùng sâu vùng xa, biên
giới hải đảo, xác định trách nhiệm của người cùng kiệt trong việc phòng bệnh, tự
bảo vệ chăm lo sức khoẻ và chia sẻ một phần kinh phí trong khám chữa bệnh.
Từ năm 2006 đến 2010, chính sách được xây dựng với một số nội dung
chính sau: (i) củng cố mạng lưới y tế cơ sở, nhất là y tế xã, thôn và bản. Đầu tư
toàn diện cơ sở vật chất cho các TYT, đào tạo đội ngũ y, bác sĩ về làm việc ở y
107
tế cơ sở. Thực hiện lồng ghép với “đề án nâng cấp TYT và đầu tư cho các trung
tâm giáo dục sức khoẻ” để đẩy mạnh các hoạt động xã hội hoá chăm sóc sức
khoẻ tại cộng đồng; (ii) ban hành cơ chế khu vực tư nhân được tham gia cung
cấp các dịch vụ y tế cho người nghèo. Khuyến khích các tổ chức quốc tế đầu tư
xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị và phát triển nhân lực cho mạng
lưới y tế cơ sở; (iii) miễn 100% chi phí KCBNN khi ốm đau đến khám chữa
bệnh nội trú hay ngoại ngoại trú ở các cơ sở y tế công lập và dân lập.
Cơ quan quản lý và thực hiện chính sách. Trước năm 2005, Bộ LĐ,TB & XH
quản lý và Bộ Y tế trực tiếp triển khai thực hiện. Kể từ 2006 đến nay cơ quản lý là
Bộ Y tế, cơ quan thực hiện chính sách là Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Nguồn lực thực hiện của chính sách. Nguồn kinh phí để thực hiện
chính sách từ NSNN cấp, ngân sách của địa phương và huy động sự đóng
góp của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước.
2.2.4.2. Quá trình triển khai và tổ chức thực hiện chính sách
Thời kỳ đầu, các tỉnh/thành phố triển khai chính sách hỗ trợ y tế cho
người cùng kiệt thông qua việc miễn, giảm phí dưới 5 hình thức (Phụ lục 2.12).
Trong đó, nguồn kinh phí để mua thẻ bảo hiểm y tế cho người thuộc diện quá
cùng kiệt lấy từ dự toán chi đảm bảo cho xã hội đã được bố trí hàng năm từ
nguồn ngân sách địa phương. Để hỗ trợ ngân sách mua thẻ bảo hiểm y tế cho
người thuộc diện quá nghèo, tùy theo hoàn cảnh kinh tế xã hội của từng địa
phương, có thể huy động sự đóng góp từ các tổ chức kinh tế- xã hội, Hội chữ
thập đỏ, các tổ chức từ thiện nên dẫn đến thiếu hụt nghiệm trọng nguồn kinh
phí để thực hiện chính sách. Trong bối cảnh đó, quyết định 139 ra đời.
Để thực hiện quyết định 139, tất cả các tỉnh/TP trực thuộc trung
ương đã thành lập Quỹ 1398. Quỹ 139 là Quỹ của nhà nước, hoạt động
8 Ban quản lý Quỹ do Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban, Giám đốc Sở Y tế làm Phó trưởng ban thường trực, Giám đốc Sở Tài
chính – Vật giá làm Phó trưởng ban phụ trách tài chính, thành viên của Ban gồm có Lãnh đạo Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở
Kế hoạch và Đầu tư, Ban Dân tộc tỉnh, Bảo hiểm Xã hội và thay mặt Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt nam tỉnh/TP trực thuộc trung ương.
Quỹ được đặt tại Sở Y tế có con dấu riêng. Sở Y tế có trách nhiệm tổ chức, quản lý và điều hành Quỹ theo Quyết định của Chủ tịch
108
theo nguyên tắc không vì lợi nhuận, bảo toàn và phát triển nguồn vốn.
UBND cấp tỉnh thành lập Quỹ 139 với định mức tối thiểu 70.000
đồng/người/năm, trong đó tối thiểu 75% từ NSNN, còn lại là huy động
đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Quỹ được mở tài
khoản tại hệ thống Kho bạc nhà nước và được tính lãi suất theo qui định
hiện hành. Quỹ 139 ở các địa phương sẽ được cân đối trong dự toán ngân
sách địa phương hàng năm.
Theo qui định của Quyết định 139, trước năm 2006 mua thẻ bảo hiểm y
tế cho người cùng kiệt với mệnh giá 50.000 đồng/người/năm hay thực thanh thực
chi cho dịch vụ khám chữa bệnh tại tuyến xã và viện phí cho các đối tượng thụ
hưởng. Tùy theo điều kiện của địa phương, UBND cấp tỉnh quyết định sử dụng
các hình thức trên cho phù hợp và có hiệu quả. Hỗ trợ một phần viện phí cho
các trường hợp gặp khó khăn đột xuất do mắc các bệnh nặng, chi phí cao khi
điều trị ở bệnh viện nhà nước, người nghèo, lang thang, cơ nhỡ. Đối tượng,
mức hỗ trợ và trình tự xét duyệt do UBND cấp tỉnh quyết định. Các đối tượng
thụ hưởng được quyền khám chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh và không
phải đóng tiền tạm ứng khi nhập viện. Trường hợp người bệnh tự lựa chọn cơ
sở khám chữa bệnh (trái tuyến, vượt tuyến) hay khám chữa bệnh theo yêu cầu
thì phải thanh toán viện phí theo qui định của Bộ Y tế.
Về cơ bản, ở hầu hết các địa phương đều tiến hành triển khai theo
cách thực thanh, thực chi. Năm 2004, có 28 tỉnh áp dụng cách
thực thanh thực chi, 23 tỉnh mua thẻ BHYT, 13 tỉnh phối hợp cả 2 hình thức.
Tỷ lệ áp dụng mua thẻ BHYT cao ở các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và Đông
Nam bộ. Các vùng còn lại chủ yếu áp dụng hình thức thực thanh, thực chi,
đặc biệt là các tỉnh Tây Nguyên. Tại sao Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam
UBND tỉnh. Hàng năm, Sở Y tế có trách nhiệm lập dự trù kinh phí quản lý Quỹ trong kinh phí chi sự nghiệp y tế thường xuyên. Sở Y tế
phải sử dụng bộ máy quản lý và nhân lực của mình để phục vụ cho việc quản lý Quỹ
109
bộ lại triển khai KCBNN dưới hình thức bảo hiểm y tế. Phải chăng đây là hai
vùng có thu nhập bình quân đầu người cao nhất trong cả nước nên không gặp
nhiều khó khăn trong huy động nguồn kinh phí bổ sung cho Quỹ 139. Nếu
đúng vậy, chính phủ nên lưu ý đến yếu tố này khi phân bổ nguồn kinh phí từ
NSNN cho hỗ trợ chữa bệnh tới các địa phương.
Cho dù áp dụng hình thức hỗ trợ nào thì thời gian qua chính sách này cũng
đã mang lại những kết quả khả quan. Tuy nhiên, so với hình thức bảo hiểm y tế
thì cách thực thanh thực chi bộc lộ nhiều điểm không phù hợp với điều
kiện Việt Nam hiện nay (Phụ lục 2.13 chỉ ra các hạn chế của cách thực
thanh thực chi). Chính vì vậy, đến nay các địa phương đều tiến hành triển khai
chính sách dưới hình thức cấp sổ KCB hay thẻ BHYT cho người nghèo.
2.2.4.3. Kết quả thực hiện chính sách
Trư
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
L Luận án Điều trị sêminôm tinh hoàn tiến triển Luận văn Kinh tế 0
C Hoàn thiện pháp luật về hoạt động giám sát của Hội đồng Nhân dân : Luận án TS. Luật : 62 38 01 01 Luận văn Luật 0
S Hoàn thiện pháp luật về giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay : Luận án TS. Luật: 62 38 01 01 Luận văn Luật 0
S Hoàn thiện chế định pháp luật về công vụ, công chức ở Việt Nam hiện nay : Luận án TS Luật: 62 38 01 Luận văn Luật 0
L Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật xung đột ở Việt Nam : Luận án T Luận văn Luật 0
L Hoàn thiện pháp luật về quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam hiện nay : Luận án TS. Luật: 62 Luận văn Luật 0
A Hoàn thiện pháp luật về lao động chưa thành niên trong điều kiện hội nhập quốc tế : Luận án TS. Luật Luận văn Luật 0
M Hoàn thiện pháp luật về đối thoại xã hội trong quan hệ lao động ở Việt Nam : Luận án TS. Luật: 62 38 Luận văn Luật 0
B Hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay : Luận văn ThS. Luật: 60 38 01 Luận văn Luật 0
L Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về xây dựng : Luận án TS. Luật: 5 05 01 Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top