Chuchip

New Member
Download Tiểu luận Phân tích chiến lược Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB)

Download Tiểu luận Phân tích chiến lược Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) miễn phí





Với định hướng “ Hướng tới khách hàng”- năng động trong tiếp cận khách hàng và đa dạng hóa kênh phân phối, kể từ khi thành lập ACB không ngừng mở rộng mạng lưới kênh phân phối đa năng nhưng vẫn có thể cung cấp cho khách hàng các sản phẩm chuyên biệt.
ACB đã xây dựng Dự án đổi mới công nghệ ngân hàng từ 1999 bởi vì ý thức rõ việc đầu tư sớm để nâng cao trình độ công nghệ tin học của mình là rất quan trọng. Giai đoạn 1 của Dự án này là triển khai áp dụng hệ quản trị nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ có tên là TCBS. Đặc điểm của hệ chương trình này là hệ thống mạng diện rộng, trực tuyến, có tính an toàn và năng lực tích hợp cao, xử lý các giao dịch tại bất kỳ chi nhánh nào theo thời gian thực với cơ sở dữ liệu quan hệ và tập trung, cho phép ngân hàng thiết kế được nhiều sản phẩm hơn và tạo ra nhiều tiện ích hơn để phục vụ khách hàng. Tất cả các chi nhánh và phòng giao dịch đều được nối mạng với toàn hệ thống và khách hàng có thể gửi tiền nhiều nơi, rút tiền nhiều nơi. Hệ thống này cho phép Hội sở có thể kiểm tra, kiểm soát hoạt động của từng nhân viên giao dịch, tra soát số liệu của hệ thống một cách tức thời phục vụ công tác quản lý rủi ro.
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

các gói sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng. Nếu có phiền hà xảy ra trong quá trình sử dụng sản phẩm, dịch vụ thì đối tượng khách hang này thường chuyển sang ngân hàng khác vì những lý do trên thay vì tìm tới các dịch vụ ngoài ngân hàng.
Đối với khách hàng tiêu dùng thì lại khác, thói quen sử dụng tiền mặt tại nhà hay nếu có tài khoản thì khi có tiền lại rút hết ra để sử dụng. Các cơ quan chính phủ và doanh nghiệp trả lương qua tài khoản ngân hàng nhằm thúc đẩy các cách thanh toán không dùng tiền mặt, góp phần làm minh bạch tài chính cho mỗi người dân. Nhưng các địa điểm chấp nhận thanh toán bằng thẻ lại đa số là các nhà hàng, khu mua sắm sang trọng, những nơi không phải người dân nào cũng tới mua sắm.
Quyền lực của các nhà cung cấp.
Nhà cung cấp trong ngành ngân hàng khá đa dạng. Họ có thể là những khách hàng đầu tư cho ngân hàng hoạt động, hay là những công ty chịu trách nhiệm về hệ thống hay bảo trì máy ATM. Hiện tại ở Việt Nam, các ngân hàng thường tự đầu tư trang thiết bị và chọn cho mình những nhà cung cấp riêng tuỳ theo điều kiện. Điều này góp phần giảm quyền lực của nhà cung cấp thiết bị khi họ không thể cung cấp cho cả một thị trường lớn mà phải cạnh tranh với các nhà cung cấp khác. Tuy nhiên khi đã tốn một khoản chi phí khá lớn vào đầu tư hệ thống, ngân hàng sẽ không muốn thay đổi nhà cung cấp vì quá tốn kém, điều này lại làm tăng quyền lực của nhà cung cấp thiết bị đã trúng thầu.
Việc sống còn của các ngân hàng dựa trên đồng vốn huy động được của khách hàng. Nếu không còn thu hút được dòng vốn của khách hàng thì ngân hàng tất nhiên sẽ bị đào thảỉ. Trong khi đó nguy cơ thay thế của ngân hàng ở Việt Nam, đối với khách hàng tiêu dùng là khá cao. Với chi phí chuyển đổi thấp, khách hàng gần như không mất mát gì nếu muốn chuyển nguồn vốn của mình ra khỏi ngân hàng và đầu tư ở một nơi khác.
.
Quyền lực của khách hàng.
Sự kiện nổi bật gần đây nhất liên quan đến quyền lực của khách hàng có lẽ là việc các ngân hàng quyết định thu phí sử dụng ATM trong khi người tiêu dùng không đồng thuận. Trong vụ việc này, ngân hàng và khách hàng ai cũng có lý lẽ của mình nhưng rõ ràng nó đã ảnh hưởng không ít đến mức độ hài lòng và lòng tin của khách hàng. Nhưng ta có thể thấy được quyền lực thương lượng của khách hàng trong đó tương đối thấp, quyết định của ngân hàng chịu ảnh hưởng rất ít.
Quyền lực của các khách hàng trong ngành ngân hàng: Khách hàng là những cá nhân có quyền lực thương lượng tương đối thấp. Còn khách hàng là các tổ chức, các quỹ tương đối lớn, ảnh hưởng mạnh đến doanh thu của ngân hàng, dĩ nhiên họ nắm trong tay quyền lực thương lượng tương đối cao với ngân hàng đã đầu tư.
Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hiện tại trong ngành
Theo thống kê hiện nay, Việt nam có 5 ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng chính sách, ngân hàng phát triển; 6 ngân hàng liên doanh; 39ngân hàng thương mại cổ phần;5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài.. Dân số nước ta hiện nay ước khoảng 86 triệu người, GDP khoảng 65 tỷ USD So sánh với một số nước trên thế giới :hiện Thái Lan có 65 triệu dân với 30 ngân hàng, trong đó có 17 ngân hàng nước ngoài; Malaysia có 24 triệu dân với 32 ngân hàng, gồm 14 ngân hàng nước ngoài; Indonesia có 215 triệu dân với 160 ngân hàng, gồm 29 ngân hàng ngoại. Đây là những quốc gia có trình độ phát triển tương đồng với Việt nam. Còn ở những nước phát triển phương Tây, ở Pháp có 897 ngân hàng với 60 triệu dân; Italia với 58 triệu dân và 787 ngân hàng; Bồ Đào Nha khoảng 10 triệu dân và 197 ngân hàng. Đây là những nước phát triển, số lượng các ngân hàng vẫn có đất sống trong khuôn khổ hạn hẹp. Như vậy, có một sự tương đồng nhất định giữa số lượng các ngân hàng Việt nam so với các nước trong khu vực. Còn với các nước phát triển, số lượng các ngân hàng tại đây vượt trội. Mặc dù vậy, sự so sánh này chỉ mang tính tương đối vì mỗi một quốc gia có một lịch sử phát triển khác nhau, có thói quen tiêu dùng khác nhau, khả năng tiếp cận và sử dụng những công nghệ mới khác nhau, nhưng quan trọng nhất là tốc độ phát triển kinh tế và nhu cầu vốn cho tăng trưởng cũng rất khác nhau.
Với dân số khoảng 86 triệu người hiện nay (nước đông dân thứ 13 trên thế giới) và tốc độ phát triển kinh tế hàng năm bình quân khoảng 7% (thuộc hàng cao nhất châu Á). Mặc dù, qui mô GDP còn nhỏ, đa số người dân sống ở vùng nông thôn, mức sống còn thấp… nhưng tiềm năng cho ngành ngân hàng Việt nam là vô cùng to lớn và chưa được khai thác hết.
Ngoài ra để đánh giá áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng hiện hữu, thì ta cần xem xét nhiều yếu tố trong đó gồm: quy mô giữa các ngân hàng, xem xét các ngân hàng có quy mô tương đối ngang nhau hay không; vấn đề tăng trưởng của nền kinh tế, nền kinh tế tăng trưởng thấp gây áp lực cạnh tranh giành giật thị phần..v.v…
Sau gần 20 năm hoạt động, số lượng và quy mô các ngân hàng thương mại đã tăng lên đáng kể, mạng lưới chi nhánh các ngân hàng rộng khắp đất nước. Cuộc chậy đua giành thị phần huy động và thị phần tín dụng diễn ra bao năm nay với ưu thế vẫn thuộc về khối ngân hàng TMQD. Tuy nhiên, xét về hiệu quả hoạt động, các ngân hàng TMQD chưa thể bì kịp các đối thủ NH TMCP. Cuối năm 2008, ROE trung bình các NH TMCP ở khoảng 20%, ROA 2% trong khi các NH TMQD có ROA thường dưới 1% và ROE 8 – 15 %. (Nguồn: theo MHBS).
Về thị phần tiền gửi và cho vay
Từ việc xem xét thị phần tiền gửi, cho vay cũng như quy mô tổng tài sản, vốn điều lệ, ta thấy số lượng các ngân hàng là khá lớn song có sự chênh lệch rõ ràng về quy mô giữa các ngân hàng, có thể nhận định một điều rằng: áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng hiện hữu là ổn định, song có xu hướng gia tăng giữa khối NH TMQD và Nh TMCP. Các ngân hàng TMCP với khả năng tạo ra tỷ suất sinh lợi cao hơn sẽ ngày càng chiếm lĩnh thị phần hoạt động của ngành ngân hàng.
Mặt khác, áp lực cạnh tranh trên thị trường tài hính tăng lên khi các ngân hàng con 100% vốn nước ngoài đã và đang đẩy mạnh chiến lược phát triển tại Việt Nam. Việc thu hút nguồn tiền nhàn rỗi vào ngân hàng là không dẽ dàng, chi phí huy động vốn nhiều khả năng sẽ gia tăng. Các yều tố này sẽ gây áp lực cho những ngân hàng đặt chỉ tiêu lợi nhuận cao.
Các ngân hàng VIệt Nam có ưu thế về số lượng trên thị trường, mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch nằm rải rác khắp mọi miền đất nước. Đồng thời, các ngân hàng Việt Nam hiểu rõ được các đặc tính về kinh doanh, sản xuất, tiêu dùng, thị hiếu, tâm lý,… của người Việt Nam. Trong khi đó, ngân hàng 100% vốn nước ngoài mới chỉ được phép thành lập từ tháng 04/2007, số lượng còn ít, mạng lưới chỉ tập trung ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Do đó các ngân hàng trong nước có thể tận dụng ưu thế này để nhanh chóng chiếm lấy thị phần của mình trên khắp địa bàn đất nước trước khi thị trường bão hoà.Song, các ngân hàng nước ngoài lại có tiềm lực tài chính mạnh mẽ, kinh nghiệm lâu đời cùng cơ chế quản trị tốt.
2.2.5Mô thức đánh giá tổng hợp cá...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top