p3_al0n3ly_kut3

New Member
Download Tiểu luận Quy trình cung cấp dịch vụ e-Banking tại ngân hàng ACB miễn phí



MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
Chương 1 : Tổng quan về quy trình cung cấp dịch vụ e-banking 4
I. Khái quát về dịch vụ e-banking 4
1. Định nghĩa 4
2. Nội dung đặc điểm của e-banking 4
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của e-banking 5
3.1. Môi trường pháp lí 5
3.2. Cơ sở hạ tầng 6
3.3. Đội ngũ nhân lực của công ty 6
4. Ưu nhược điểm của dịch vụ e-banking 6
4.1. Ưu điểm 6
4.2. Nhược điểm 9
II. Quy trình cung cấp các dịch vụ e-banking 10
1. Internet banking 10
2. Homebanking 11
3. Mobile banking 12
4. Phone banking 14
Chương 2 : Thực trạng quy trình cung cấp dịch vụ e-banking tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – ACB. 16
I. Quá trình hình thành và phát triển của ACB 16
1. Giới thiệu chung 16
1.1. Lịch sử hình thành 16
1.2. Sản phẩm dịch vụ chính 16
1.3. Sơ đồ tổ chức 16
1.4. Nhân lực 18
2. Nhận xét chung về ngân hàng ACB 19
II. Thực trạng quy trình cung cấp dịch vụ e-banking tại ACB 22
1. Quy trình cung cấp dịch vụ e banking tại ACB. 22
1.1. Internet banking 22
1.2. Home banking 22
1.3. Phone banking 23
1.4. Mobile banking 23
2. Thực trạng 23
3. Điểm mạnh 25
3.1. Công nghệ 25
3.2. Nhân lực: 26
3.3. Chi phí lắp đặt 26
4. Một số tồn tại 26
4.1. Marketing dịch vụ 27
4.2. Vấn đề công nghệ 27
4.3. Nhân lực 28
4.4. Khả năng liên kết 29
4.5. Nâng cao chất lượng dịch vụ 29
5. Cơ hội 29
6. Thách thức 30
Chương 3 : Nguyên nhân và giải pháp 33
I. Nguyên nhân 33
1. Vấn đề về marketing. 33
2. Vấn đề về nhân lực 33
3. Vấn đề về đăng nhập vào hệ thống. 34
4. Mobile banking 34
5. Vấn đề liên kết 34
6. Cung cấp dịch vụ cao 34
II. Giải pháp 35
1. Marketing 35
2. Vấn đề nhân lực 35
3. Vấn đề về đăng nhập vào hệ thống 35
4. Mobile banking 35
5. Khả năng liên kết 36
6. Khả năng cung cấp dịch vụ cao hơn 36
Kết luận 37
Tài liệu tham khảo 38

Chương 1 : Tổng quan về quy trình cung cấp dịch vụ e-banking
I. Khái quát về dịch vụ e-banking
1. Định nghĩa
Dịch vụ thương mại điện tử đã và đang phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây và trở thành đề tài nóng trong bất cứ hội thảo nào về công nghệ thông tin. Thương mại điện tử đã trở thành một xu thế tất yếu của quá trình hiện đại hóa công nghiệp hóa. Đứng trước yêu cầu này, các tổ chức tài chính phải tìm hiểu và phát triển chiến lược kinh doanh vào thương mại điện tử. Ma Weihua, Chủ tịch của Ngân hàng Merchant, Trung Quốc cho biết: "Thương mại điện tử đã đưa lại cho ngành công nghiệp ngân hàng những vũ khí lợi hại để phá bỏ những hạn chế đối với các hoạt động kinh doanh ngân hàng trước kia và mở rộng dịch vụ mới” Thương mại điện tử tạo nên một hình thức cạnh tranh mới buộc các ngân hàng phải chọn lựa những dịch vụ mà khách hàng cần, quyết định quy mô các chi nhánh ngân hàng trong hệ thống và mở rộng hệ thống thanh toán liên ngân hàng. Đứng trước yêu cầu đó ngân hàng đã cho ra nhiều dịch vụ mới : dịch vụ ngân hàng qua điện thoại sử dụng mã cá nhân, hay nhận dạng giọng nói; dịch vụ ngân hàng qua mạng internet, khách hàng chỉ cần một máy tính cá nhân nối mạng internet là có thể giao dịch với ngân hàng mà không cần trực tiếp đến ngân hàng. Đó chính là hình thức của một loại ngân hàng mới, ngân hàng điện tử hay còn gọi là e-banking.
Ngân hàng điện tử là ngân hàng mà các dịch vụ được cung cấp qua các phương tiện kỹ thuật điện tử, khách hàng không cần đến trực tiếp tại các chi nhánh của ngân hàng mà vẫn có thể thực hiện được các giao dịch và nắm bắt được thông tin tài chính của mình.
Hiện nay, một số người vẫn thường đồng nhất dịch vụ internet banking với dịch vụ ngân hàng điện tử (e-banking). Trên thực tế, dịch vụ e-banking có nội hàm rộng hơn internet banking rất nhiều. Nếu như internet banking chỉ đơn thuần là việc cung ứng các dịch vụ ngân hàng thông qua mạng internet, thì dịch vụ e-banking còn bao hàm cả việc cung cấp các dịch vụ thông qua một số phương tiện khác như: fax, điện thoại, e-mail….Như vậy, internet banking là một bộ phận của e-banking và với những tiện ích của internet so với các phương tiện khác là giá giao dịch tương đối rẻ, tốc độ nhanh và có thể truyền được dữ liệu tới khắp mọi nơi trên thế giới một cách nhanh nhất thì internet banking được coi là linh hồn của e-banking.
2. Nội dung đặc điểm của e-banking
Dịch vụ e-banking được chia thành ba cấp độ khác nhau:
Ở cấp độ sơ đẳng nhất, e-banking không khác nhiều so với giao dịch qua điện thoại hay giao dịch với một máy rút tiền tự động. Bằng cách sử dụng bàn phím số của điện thoại, khách hàng có thể biết được tình hình tài khoản của mình hay có thể thực hiện các giao dịch đơn giản như chuyển tiền từ tài khoản tiết kiệm sang tài khoản vãng lai của cùng một chủ tài khoản.
Ở cấp độ thứ hai, internet đóng vai trò tích cực hơn. Lúc này mỗi trang chủ của ngân hàng trên internet được xem như một cửa sổ giao dịch. Ngoài chức năng kiểm tra tài khoản, khách hàng còn có thể sử dụng hàng loạt các dịch vụ trực tuyến khác như vay mua hàng, mua một hợp đồng bảo hiểm và kể cả đầu tư vào chứng khoán…
Ở cấp độ thứ ba, ngân hàng đóng vai trò rất to lớn, hỗ trợ cho thương mại điện tử giữa các doanh nghiệp phát triển. Mọi giao dịch như chuyển tiền, mở thư tín dụng cho hợp đồng mua bán giữa các nhà xuất nhập khẩu, mở các thư bảo lãnh…đều có thể thực hiện trực tuyến. Khách hàng sẽ không phải đến trụ sở của ngân hàng mà vẫn có thể thực hiện được các giao dịch thông qua một chương trình do ngân hàng cài đặt tại văn phòng của khách hàng. Chương trình này cho phép truy cập đến máy chủ của ngân hàng 24/24 giờ và cả bảy ngày trong tuần.
Hiện nay, ngân hàng điện tử tồn tại dưới hai hình thức: hình thức ngân hàng trực tuyến, chỉ tồn tại dựa trên môi trường mạng Internet, cung cấp dịch vụ 100% thông qua môi trường mạng; và mô hình kết hợp giữa hệ thống ngân hàng thương mại truyền thống và điện tử hoá các dịch vụ truyền thống, tức là phân phối những sản phẩm dịch vụ cũ trên những kênh phân phối mới.
Tuy nhiên, không có một mô hình ngân hàng điện tử tiêu biểu và duy nhất. Sự lựa chọn mô hình phụ thuộc vào chiến lược phát triển của ngân hàng và môi trường hoạt động bao gồm sự sẵn có về thông tin khách hàng, thói quen và hành vi khách hàng, và hệ thống hạ tầng hạ tầng tài chính ngân hàng nói chung.
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của e-banking
3.1. Môi trường pháp lí
Môi trường pháp lí là một yếu tố không thể thiếu đối với sự phát triển của dịch vụ e-banking. Có thể nói, các ngân hàng chỉ có thể áp dụng dịch vụ của mình khi tính pháp lí của nó được thừa nhận và có các cơ quan xác thực. Môi trường pháp lí ổn định, phù hợp, chặt chẽ sẽ có các tác động tích cực đến sự phát triển của các loại hình dịch vụ này. Cụ thể là phải có một hành lang pháp lí hợp lí, ổn định, chặt chẽ thì khách hàng mới có thể yên tâm giao dịch, đồng thời sẽ phòng ngừa được những tranh chấp không đáng có cũng như sự thiếu an toàn khi sử dụng dịch vụ e-banking. Chính vì vậy, các quốc gia cần thiết lập nên một môi trường pháp lí ngày càng hoàn thiện hơn, ổn định hơn để đảm bảo thông suốt các hoạt động của ngân hàng điện tử.
3.2. Cơ sở hạ tầng
Đây là một yếu tố quan trọng hàng đầu đối với sự phát triển của dịch vụ e-banking. Các ngân hàng chỉ có thể phát triển dịch vụ e-banking một cách có hiệu quả khi có một cơ sở công nghệ thông tin đủ năng lực. Một cơ sở công nghệ thông tin được coi là đủ năng lực khi nó đáp ứng được hai yêu cầu sau: thứ nhất là tính tiên tiến, hiện đại về công nghệ, thứ hai là tính kinh tế. Trước sự cạnh tranh như vũ bão hiện nay, việc áp dụng các công nghệ tiên tiến là một yêu cầu bức thiết. Nếu sử dụng công nghệ quá cũ tức là các ngân hàng đã tự loại mình ra khỏi cuộc chơi. Tuy nhiên, bên cạnh công nghệ tiên tiến, các ngân hàng cũng cần chú ý đến tính kinh tế của loại công nghệ đó. Nói tóm lại, các ngân hàng cần căn cứ vào lượng vốn mà mình có để lựa chọn một loại công nghệ phù hợp đảm bảo công nghệ khá tiên tiến cũng như chi phí hợp lí để có thể đáp ứng được.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top