thuyan261190

New Member
Download Tiểu luận Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam

Download Tiểu luận Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam miễn phí





Vốn FDI hiện nay chủ yếu tập trung vào lĩnh vực khai khoáng và dầu mỏ (Dự án lọc dầu Nghi Sơn, liên doanh giữa Việt Nam, Nhật Bản và Kuwait trị giá tới 8 tỷ USD. Dự án sản xuất thép Vũng Áng (Hà Tĩnh) của tập đoàn Formosa giai đoạn 1 tới gần 8 tỷ USD). Điều này làm mất cân đối nền kinh tế. Trong khi đó các lĩnh vực Việt Nam có thế mạnh như nông nghiệp, du lịch lại ít được chú trọng. Điều này làm lãng phí nguồn tài nguyên quốc gia khi những khu du lịch sập sệ vì thiếu vốn đầu tư, những khu đất nông nghiệp bị hoang phế vì bỏ hoang.



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

ởng đến luồng vốn FDI vào Việt Nam. Nhưng với những nỗ lực và các giải pháp kịp thời của Chính Phủ, niềm tin của các nhà đầu tư vẫn không suy giảm nhiều về một tương lai tươi sáng của nền kinh tế Việt Nam
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đáng mừng, chúng ta cần nhìn nhận một cách thẳng thắn và đầy đủ về những thành tựu, hạn chế của Việt Nam trong suốt thời gian qua. Bởi con số 57,2 tỷ USD ở trên sẽ mãi chỉ là con số vốn ảo nếu chúng ta không có một chính sách tốt để có thể khiến các nhà đầu tư thực hiện giải ngân nó. Dưới đây là bức tranh toàn cảnh về hoạt động FDI tại Việt Nam trong thời gian qua. Trong khuôn khổ bài viết có thể còn nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp của tất cả thầy cô và những người quan tâm đến vấn đề này.
Chương I : Tổng quan về FDI
ĐỊNH NGHĨA VỐN FDI:
Theo tổ chức thương mại thế giới: “đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước có được tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay đựoc gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty".
LỢI ÍCH CỦA THU HÚT VỐN FDI:
Bổ sung cho nguồn vốn trong nước
Trong các lý luận về tăng trưởng kinh tế, nhân tố vốn luôn được đề cập. Trong một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh hơn, nó cần nhiều vốn hơn nữa. Nếu vốn trong nước không đủ, nền kinh tế này sẽ muốn có cả vốn từ nước ngoài, trong đó có vốn FDI
Tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý
Trong một số trường hợp, vốn cho tăng trưởng dù thiếu vẫn có thể huy động được phần nào bằng “chính sách thắt lưng, buộc bụng”. Tuy nhiên công nghệ và bí quyết quản lý thì không thể có được bằng chính sách đó. Thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia sẽ giúp một nước có cơ hội tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý kinh doanh mà các công ty này đã tích lũy và phát triển qua nhiều năm và bằng những khoản chi phí lớn. Tuy nhiên, việc phổ biến các công nghệ và bí quyết quản lý đó ra cả nước thu hút đầu tư còn phụ thuộc rất nhiều vào năng lực tiếp thu của đất nước
Tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu
Khi thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia, không chỉ có xí nghiệp có vốn đầu tư của công ty đa quốc gia, mà ngay cả các xí nghiệp khác trong nước có quan hệ làm ăn với xí nghiệp đó cũng sẽ tham gia quá trình phân công lao động khu vực. Chính vì vậy, nước thu hút đầu tư sẽ có cơ hội tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu thuận lợi cho đẩy mạnh xuất khẩu.
Tăng số lượng việc làm và đào tạo nhân công
Vì một trong những mục đích của FDI là khai thác các điều kiện để đạt được chi phí sản xuất thấp, nên xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ thuê mướn nhiều lao động địa phương. Thu nhập của một bộ phận dân cư địa phương được cải thiện sẽ đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế của địa phương. Trong quá trình thuê mướn đó, đào tạo các kỹ năng nghề nghiệp, mà trong nhiều trường hợp là mới mẻ và tiến bộ ở các nước đang phát triển thu hút FDI, sẽ được xí nghiệp cung cấp. Điều này tạo ra một đội ngũ lao động có kỹ năng cho nước thu hút FDI. Không chỉ có lao động thông thường, mà cả các nhà chuyên môn địa phương cũng có cơ hội làm việc và được bồi dưỡng nghiệp vụ ở các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Nguồn thu ngân sách lớn
`Đối với nhiều nước đang phát triển hay đối với nhiều địa phương, thuế do các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nộp là nguồn ngân sách quan trọng.
NHỮNG NHÂN TỐ THÚC ĐẨY ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI:
Chênh lệch về năng suất cận biên của vốn giữa các nước
Helpman & Sibert, Richard S. Eckaus cho rằng có sự khác nhau về năng suất cận biên của vốn giữa các nước
Một nước thừa vốn thường có năng suất cận biên thấp hơn. Còn một nước thiếu vốn thường có năng suất cận biên cao hơn. Tình trạng này sẽ dẫn tới sự di chuyển dòng vốn từ nơi dư thừa sang nơi khan hiếm nhằm tối đa hóa lợi nhuận
Chu kỳ sản phẩm
Akamatsu Kaname (1962) cho rằng sản phẩm ban đầu được phát minh và sản xuất ở nước đầu tư sau đó mới được xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Tại nước nhập khẩu, ưu điểm của sản phẩm mới làm cho nhu cầu của thị trường nội địa tăng lên, nên nước nhập khẩu chuyển sang sản xuất để thay thế sản phẩm nhập khẩu này bằng cách chủ yếu dựa vào vốn, kỹ thuật của nước ngoài. Khi nhu cầu thị trường của sản phẩm mới trong thị trường trong nước bảo hòa, nhu cầu xuất khẩu lại xuất hiện. Hiện tượng này xảy ra theo chu kỳ và dẫn tới sự hình thành FDI
Raymond Vernon (1966) lại cho rằng, khi sản xuất một sản phẩm đạt tới giai đoạn chuẩn hóa trong chu kỳ phát triển của mình cũng là lúc thị trường sản phẩm này có rất nhiều nhà cung cấp. Ở giai đoạn này, sản phẩm ít được cải tiến, nên cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dẫn tới quyết định giảm giá và do đó dẫn tới quyết định cắt giảm chi phí sản xuất. Đây là lý do để các nhà cung cấp chuyển sản xuất sản phẩm sang những nước cho phép chi phí sản xuất thấp hơn.
Lợi thế đặc biệt của các công ty đa quốc gia
Stephen H. Hymes (1960) công bố năm 1976, John H Dunning (1981), Rugman A. A (1987) và một số người khác cho rằng các công ty đa quốc gia có những lợi thế đặc thù ( chẳng hạn như năng lực cơ bản) cho phép công ty vượt qua những trở ngại về chi phí ở nước ngoài nên họ sẵn sàng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Khi chọn địa điểm đầu tư, những công ty đa quốc gia sẽ chọn nơi nào có các điều kiện (lao động, đất đai, chính trị…) cho phép họ phát huy các lợi thế đặc thù nói trên.
Tiếp cận thị trường và giảm xung đột thương mại
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là một biện pháp để tránh xung đột thương mại song phương. VD: Nhật Bản hay bị Mỹ và các nước Tây Âu phàn nàn do Nhật Bản có thặng dư thương mại còn các nước kia bị `thâm hụt thương mại trong quan hệ song phương. Đối phó, Nhật Bản đã tăng cường đầu tư trực tiếp vào các thị trường đó. Họ sản xuất và bán ô tô, máy tính ngay tại Mỹ và châu Âu để giảm xuất khẩu các sản phẩm này từ Nhật Bản sang. Họ còn đầu tư trực tiếp vào các nước thứ 3 và từ đó xuất khẩu sang Bắc Mỹ và châu Âu.
Khai thác chuyên gia và công nghệ
Không phải FDI chỉ đi theo hướng từ nước phát triển hơn sang nước kém phát triển hơn. Chiều ngược lại thậm chí còn mạnh mẽ hơn nữa. Nhật Bản là nước tích cực đầu tư trực tiếp vào Mỹ để khai thác đội ngũ chuyên gia ở Mỹ. VD: các công ty ô tô của Nhật Bản đã mở các bộ phận thiết kế xe ở Mỹ để sử dụng các chuyên gia người Mỹ.
Tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên
Để có nguồn nguyên liệu thô, nhiều công ty đa quốc gia tìm cách đầu tư vào những nước có nguồn tài nguyên phong phú. Làn sóng đầu tư trực...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top