demen_xy_0504

New Member
Download Đề tài Thực trạng thương hiệu Việt Nam trên thị trường và xây dựng thương hiệu

Download Đề tài Thực trạng thương hiệu Việt Nam trên thị trường và xây dựng thương hiệu miễn phí





Muốn kinh doanh thành công trên thị trường thì các dịch vụ cần biết phát huy được thế mạnh của mình và tìm ra những yếu điểm, những vấn đề còn tồn tại để có giải pháp khắc phục. Mọi doanh nghiệp thi tham gia vào kinh doanh đều phải định hướng cho mình những mục tiêu kinh doanh xd những chiến lược kinh doanh . Các doanh nghiệp sẽ thành công trong việc tiêu thụ sản phẩm nếu tập trung vào việc sản xuất ra những mặt hàng chất lượng cao gía cả phù hợp với đội ngũ bán hàng có trình độ nghiệp vụ và điều quan trọng là làm thế nào để người tiêu dùng biết đến sản phẩm của công ty và có ấn tượng về nó. Trên thực tế những vấn đề nêu trên còn đang là một thách thức lớn đối với đa số các doanh nghiệp ở nước ta. Hầu hết các doanh nghiệp đã không coi việc phát triển thương hiệu là quan trọng nên khi có sản xuất ra các loại sản phẩm tốt giá hợp lý nhưng vẫn không được người tiêu dùng đón nhận nồng nhiệt vì hàng vn rất dễ làm nhái làm giả, tạo cảm giác không an toàn cho người tiêu dùng. Và người tiêu dùng cũng không mua những lợi ích mà thuộc tính đem lại nên khi quảng cáo, khuếch trương cần có chiến lược định vị cho sản phẩm của doanh nghiệp một cách đúng đắn. Hiện nay ở các doanh nghiệp nước ta không chỉ ở doanh nghiệp tư nhân mà ngay các doanh nghiệp Nhà nước cũng không có phòng Marketing, mà phòng kinh doanh sẽ kiêm luôn cả Marketing. Do không có đội ngũ làm chuyên môn nên việc điều hành rất khó khăn trong việc hoạch định các chính sách cũng như hướng mọi nhân viên vào làm Marketing nội bộ.



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

thị trường trong nước.
Việt Nam là nước đang phát triển, giàu tài nguyên thiên nhiên; nông, lâm, thuỷ sản, khoáng sản, nguồn nhân lực dồi dào là điều kiện rất thuận lợi cho việc sản xuất và kinh doanh. Là nước mà được nhiều quốc gia trên thế giới đầu tư cho quá trình phát triển kinh tế. Có điều kiện để hội nhập được với thị trường trong khu vực và trên thế giới. Mỗi năm có hàng ngàn công ty (doanh nghiệp) được hình thành và đăng ký kinh doanh đưa nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển. Việt Nam cũng là một thị trường tiêu thụ khả thi cho các doanh nghiệp đầu tư. Ngày càng nhiều được các nhà đầu tư nước ngoài, việt kiều về nước ủng hộ, cung cấp vốn đầu tư vào Việt Nam,…
2. Nhược điểm và nguyên nhân.
- Một số doanh nghiệp vẫn không chịu đăng ký ở các thị trường có khả thi tiêu thụ được sản phẩm của doanh nghiệp. Họ cho rằng không cần đăng ký thương hiệu thì sản phẩm của họ vẫn tiêu thụ được, đăng ký thương hiệu thêm tốn tiền mà lúc đó sản phẩm lại không tiêu thụ được thì phí, nói chung là ho vẫn còn kém về mặt pháp luật, họ chỉ lo đến việc tìm ra, làm ra các sản phẩm có khả năng cạnh tranh và tìm được thị trường tiêu thụ là đủ, chưa nghĩ cho tương lai. Tệ hơn nữa một số doanh nghiệp còn làm nhái hay ăn cắp nhãn mác của các doanh nghiệp cùng ngành,…
+ Nhận thức của các doanh nghiệp Việt Nam về tầm quan trọng của xây dựng thương hiệu còn hạn chế.
- Rất nhiều doanh nghiệp ở nước ta (có không ít các doanh nghiệp Nhà nước) chưa có ý thức được rằng cần coi việc xây dựng, quảng bá, khuếch trương thương hiệu là một chiến lược lâu dài và phải đặt nó ngang tầm với các chiến lược kinh doanh khác. Họ cho rằng cứ sản xuất cho tốt, bán hàng cho nhiều rồi sau đó đăng ký thương hiệu cũng chưa muộn. Chính vì vậy mà đầu tư cho nghiên cứu triển khai thương hiệu còn chưa thoả đáng. Trừ một số tổng công ty lớn, còn hầu hết các khoản chi cho nghiên cứu trển khai thương hiệu ở các doanh nghiệp còn quá ít (dưới 0.2% doanh thu).
+ Các thương hiệu Việt Nam bị các thương hiệu nước ngoài lấy cắp ngay trên thị trường nội địa đẩy vào những đoạn thị trường chật hẹp.
Các Pano, Appích quảng cáo mọc lên như nấm, khắp các siêu thị, các đại lý từ thành thị đến nông thôn đâu đâu cũng tràn ngập các thương hiệu của Unilivar, P&G, Colgte, Palmorlive, …theo số hiệu của thời báo Sài Gòn tiếp thị số ra gần đây thì các sản phẩm mang thương hiệu nước ngoài đang chiếm 80% sản phẩm được bán trong các siêu thị. Cũng theo tờ báo kinh tế Sài Gòn số 31/2003 thì máy tính được lắp ráp trong nước chiếm 85% tổng số máy tính mang thương hiệu Mekong GREEN, T&H, CMS (các thương hiệu Việt Nam).
Thông thường các nhà đầu tư nước ngoài đưa vốn FDI vào Việt Nam dưới hình thức liên doanh, liên kết hay thành lập các công ty 1002 vốn nước ngoài thì cũng đồng thời đem thương hiệu của họ gắn lên địa phương của liên doanh. Mặc dù luật đầu tư nước ngoài đã có những quy định và tỷ lệ xuất khẩu nhưng vẫn có một khối lượng lớn sản phẩm của các công ty có vốn FDI được tiêu thụ tại thị trường nội địa, các mặt hàng tiêu dùng như bột giặt, cũng giảm, nước giải khát … thì có đến 60% sản phẩm được tiêu thụ bởi người Việt Nam. Sự kết hợp giữa công nghệ hiện đại, kinh nghiệm, quản lý với lao động rẻ, nguyên vật liệu dồi dào ở Việt Nam đã tạo ra cho các thương hiệu liên doanh nước ngoài có khả năng cạnh tranh lớn hơn. Hơn nữa trong chiến lược Marketing, các nhà đầu tư nước ngoài rất khéo gợi tâm lý "sùng ngoại" của người tiêu dùng. Do đó sản phẩm mang thương hiệu thuần Việt Nam (ngay cả những thương hiệu đạt danh hiệu hàng Việt Nam, chất lượng cao) đang phải chen chân trong những phần thị trường vô cùng nhỏ bé, thị trường hoá mỹ phẩm. Những năm 90 trở về trước người tiêu dùng đã khá quen thuộc với bột giặt Daso, Net, Đức Giang, kem giặt Lix, kem đánh răng Dạ Lan…, thì này nhiều thương hiệu trên đã mất, còn lại đang tồn tại thay vào đó là OMO, TIDE, Colgate, Close - up … của 2 đại gia Unilever và P&G. Chỉ riêng OMO và TIDE đã chiếm hơn 90% thị phần trên thị trường bột giặt Việt Nam, các thương hiệu khác như Daso, Bay, Net, Lix…, chung nhau 10% còn lại, không dừng ở lại đó cuộc đại hạ giá của OMO và TIDE trong tháng 8/2002 P&G và Unilever Việt Nam còn có tham vọng gặm nhấm nốt 10% kể trên.
Có thể nói rằng hàng hoá mang thương hiệu Việt Nam đang chống chọi một cách yếu ớt trước cuộc xâm lấn mạnh mẽ của thương hiệu nước ngoài trong một tình thế tưởng như bình đẳng.
+ Người Việt Nam đang từng ngày, từng giờ đổ mồ hôi chắt lọc chất xám để làm rạng danh những thương hiệu không phải của Việt Nam.
Đội ngũ công nhân viên cũng như cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật đang làm việc trong các công ty có bốn FDI được đánh giá là có chất lượng hơn cả tiếc rằng sản phẩm họ làm ra là đôi giày mang nhãn hiệu NIKE, là chai nước ngọt nang nhãn hiệu Coca - cola, là chiếc điện thoại di động mang thương hiệu Ericson, là chiếc máy tính mang nhãn hiệu Compa…, như vậy nên không có cơ sở để nói rằng hàng hoá do người Việt Nam sản xuất là không tốt, không bền, không đẹp. Nhưng trên thực tế sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam lại gặp khó khăn ngay trong việc thuyết phục người tiêu dùng Việt Nam. Phải chăng ra vẫn chưa tìm được lối ra trong quảng bá khuếch trương thương hiệu?.
II. THƯƠNG HIỆU VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ.
1. Nhận thức hạn chế về tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu.
Các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu kiến thức về pháp luật, họ nghĩ rằng chỉ đăng ký thương hiệu ở Việt Nam là hoàn tất thủ tục. Họ không biết rằng phải tiến hành đăng ký thương hiệu trước 6 tháng đến một năm khi muốn đưa sản phẩm của mình vào bất kỳ thị trường nào ở nước ngoài. Cho nên các doanh nghiệp thường chờ khi có thị trường có sản phẩm xuất khẩu rồi mới đăng ký thương hiệu. Như vậy là đã quá muộn.
Một tâm lý khá phổ biến là các doanh nghiệp rất tự ti và cái gì cũng muốn "ăn chắc". Họ thường nghĩ không biết có làm ăn được ở thị trường đó không mà lại bỏ ra một khoản tiền để đăng ký thương hiệu. Do đó họ chờ khi sản phẩm có chỗ đứng chân rồi mới đăng ký thương hiệu. Đây cũng là tâm lý làm ăn nhỏ mang đậm nét của một nước nông nghiệp là chủ yếu. Nhưng họ không nghĩ đăng ký thương hiệu là làm giấy khai sinh cho một đứa trẻ mới ra đời, không thể chờ đến khi trẻ đến tuổi đi học mới làm giấy khai sinh hay đến năm 18 tuổi cần đi làm … mới ra phường xã làm giấy khai sinh. Nếu ta có tư tưởng làm ăn lớn và muốn sản phẩm của Việt Nam xâm nhập cạnh tranh được trên thị trường quốc tế thì cần đăng ký thương hiệu ở những thị trường mà mình có ý định quảng bá sản phẩm.
Một số doanh nghiệp lại có tư tưởng làm ăn ngày nào biết ngày ấy cho nên họ cần gây dựng tên tuổi của mình và đăng ký thương hiệu, họ viện đủ lý do để không tiến hành đăng ký thương hiệu như vẫn xuất khẩu mà có đăng ký thương hiệu đâu…
Nhiều thươn...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực trạng hoạt động thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Bình Dương Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Á Chi nhánh Bình Dương Luận văn Kinh tế 0
D Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Thực Trạng Và Giải Pháp Nhằm Đẩy Mạnh Chính Sách Cho Vay Bất Động Sản Ở Các Ngân Hàng Thương Mại Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ chương trình du lịch tại Công ty thương mại và dịch vụ du lịch Thiên Hà Esy Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích thực trạng xuất khẩu tại công ty TNHH sản xuất thương mại Đức Hân giai đoạn 2005 - 2009 Luận văn Kinh tế 0
N Thực trạng phát triển thương hiệu dịch vụ ngân hàng thương mại của ngân hàng Tiên phong (TPbank) Quản trị thương hiệu 0
V Đánh giá thực trạng đầu tư phát triển tại công ty Cổ phần sản xuất và Thương mại bao bì C.N.D Luận văn Kinh tế 0
W Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hệ thống phân phối dược phẩm của công ty TNHH thương mại và Dược phẩm Hưng Việt Luận văn Kinh tế 3
W Đánh giá thực trạng hệ thống kênh phân phối của công ty TNHH thương mại và dược phẩm Hưng Việt Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top