Download Đề tài Thực trạng hoạt động marketing mix của khách sạn quốc tế Asean

Download Đề tài Thực trạng hoạt động marketing mix của khách sạn quốc tế Asean miễn phí





Sau đại hội Đảng toàn quốc lần thứVI, nền kinh tếViệt Nam có
những bước chuyển đổi lớn, tà tập chung quan liêu bao cấp sang cơchế
thịtrường, đẩy mạnh hợp tác và đầu tưquốc tế. Nền kinh tếnước ta đã
thu được nhiều thành công đáng kểtới ngành kinh doanh khách sạn du
lịch. Cùng với sựmởcửa và đường lối ngoại giao "Việt Nam sẵn sàng
làm bạn cùng với tất cảcác nước trên thếgiới" thì trong thời gian gần
đây Chính phủ đã tạo một sốcông trình thuận lợi cho việc kinh doanh du
lịch phát triển, thu hút ngày càng đông lượng khách quốc tế đến thăm
quan. Đây là một điều kiện tốt đối với các khách sạn cao cấp nhưkhách
sạn ASEAN, nếu biết thu hút và khai thác có hiệu quảthì sựthành công
sẽnằm trong tầm tay.



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

chơi giải trí, thư giãn ăn uống nhẹ của khách. Bộ phận
này có các hoạt động như bóng bàn, bi da, phòng tập thể hình, phòng
tắm hơi sauna, massage, ti vi với các kênh truyền hình quốc tế, ngoài ra
cá câu lạc bộ còn có một quầy bar có thể cung cấp cho khách đầy đủ các
loại đồ uống, các món ăn nhẹ… số nhân viên của bộ phận này gồm có 6
người, 2 người, 2 người phụ trách khu thể thao, 2 người phụ trách bar
và 2 người phụ trách sauna. Hiện nay khách sạn đang muốn mở rộng quy
mô hoạt động câu lạc bộ như bể bơi, sân tenis, phòng tập thể dục thẩm
mỹ, vũ trường… Đây cũng là những dịch vụ hết sức quan trọng nó
không chỉ làm tăng thêm doanh thu của khách sạn mà còn tạo ra cho
18
khách sạn có được sản phẩm với sự trọn gói cao, thu hút ngày càng nhiều
khách đến với khách sạn.
Bộ phận kế toán: gồm có 6 người, gồm 1 kế toán trưởng và 5 kế
toán viên. Chuyên thực hiện về các công việc như tiền lương, chứng từ,
sổ sách kế toán. Ngoài ra bộ phận kế toán còn chịu trách nhiệm thống kê
các khoản chi tiêu trong khách sạn nộp thuế…
Bộ phận bảo dưỡng: Gồm có 5 người, chuyên chịu trách nhiệm về
việc sửa chữa và bảo dưỡng các trang thiết bị trong khách sạn. Bộ phận
này là việc 24/24 giờ trong ngày. Gồm có 1 tổ trưởng chịu trách nhiệm
phân công công việc hàng ngày cho các nhân viên trong tổ như kiểm tra
các trang thiết bị, đồ dùng đặc biệt là về điện nước, hệ thống phòng cháy
chữa cháy…
Bộ phận bảo vệ: Bộ phận này gồm có 8 người, có 1 tổ trưởng là
người phân công công việc và chịu trách nhiệm về sự an ninh trong
khách sạn ngoài ra còn đảm bảo không thể để thất thoát tài sản của
khách sạn.
Bộ phận kho: Chuyên chịu trách nhiệm về việc xuất nhập lương
thực, thực phẩm, trang thiết bị, đồ dùng cho khách sạn. Tại khách sạn
ASEAN bộ phận kho gồm có 2 nhân viên có nhiệm vụ quản lý, chịu
trách nhiệm đối với những thất thoát xảy ra tại kho. Ngoài ra 2 nhân viên của
bộ phận này còn có nhiệm vụ ghi chép sổ sách xuất nhập hàng vận dụng kho.
Bộ phận nhân sự: Bộ phận này đảm nhiệm công việc tuyển dụng
nhân viên, tổ chức phân bố công việc cho từng bộ phận cũng như từng
nhân viên trong khách sạn. Song song với những công việc trên bộ phận còn
kết hợp trực tiếp với phó giám đốc để quản lý nhân viên trong khách sạn.
1.2. Các lĩnh vực kinh doanh của khách sạn:
Nói đến kinh doanh khách sạn cũng là nói tới hoạt động kinh
doanh lưu trú, đáp ứng các yêu cầu về nghỉ ngơi của khách du lịch. Đăng
ký ngành nghề kinh doanh của khách sạn bao gồm:
+ Sản xuất kinh doanh các mặt hàng thực phẩm.
+ Kinh doanh khách sạn.
+ Kinh doanh dịch vụ ăn uống.
+ Kinh doanh dịch vụ du lịch.
+ Kinh doanh bất động sản.
19
+ Thể thao vui chơi giải trí.
+ Hội chợ, triển lãm.
+ Hội nghị, hội thảo.
+ Đại lý giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm.
+ Xuất nhập khẩu trang thiết bị hàng hoá phục vụ sản xuất tiêu dùng.
Ngoài các lĩnh vực kinh doanh nói trên thì khách sạn còn có một
số dịch vụ bổ xung khác như: dịch vụ ăn uống, dịch vụ hàng tiêu dùng,
lưu niệm, dịch vụ thông tin liên lạc, dịch vụ vui chơi giải trí, thể thao,
dịch vụ vận chuyển, dịch vụ đổi tiền, giặt là… Nhìn chung tất cả các
dịch vụ trên đây đã được đưa vào hoạt động song hiệu quả đem lại còn
chưa cao. Bên cạnh đó khách sạn ASEAN lại thiếu hẳn một số dịch vụ
bổ xung khác như: bể bơi, sân tennis, vũ trường, phòng tập thể dục thẩm
mỹ… Hiện nay khách sạn đang có ý định xây dựng và đưa vào hoạt
động những dịch vụ bổ xung trên nhằm thu hút khách đến với khách sạn
để tăng thêm doanh thu đồng thời tạo ra cho khách sạn có được sản
phẩm với sự trọn gói cao.
2.2. Môi trường kinh doanh của khách sạn:
Môi trường chính trị - pháp luật:
Sau đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, nền kinh tế Việt Nam có
những bước chuyển đổi lớn, tà tập chung quan liêu bao cấp sang cơ chế
thị trường, đẩy mạnh hợp tác và đầu tư quốc tế. Nền kinh tế nước ta đã
thu được nhiều thành công đáng kể tới ngành kinh doanh khách sạn du
lịch. Cùng với sự mở cửa và đường lối ngoại giao "Việt Nam sẵn sàng
làm bạn cùng với tất cả các nước trên thế giới" thì trong thời gian gần
đây Chính phủ đã tạo một số công trình thuận lợi cho việc kinh doanh du
lịch phát triển, thu hút ngày càng đông lượng khách quốc tế đến thăm
quan. Đây là một điều kiện tốt đối với các khách sạn cao cấp như khách
sạn ASEAN, nếu biết thu hút và khai thác có hiệu quả thì sự thành công
sẽ nằm trong tầm tay.
Bên cạnh đó những hoạt động tích cực của Chính phủ nhằm tạo ra
môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp khách sạn du lịch như: đơn
giản hoá thủ tục xuất nhập cảnh cho du khách thuộc khối ASEAN, đồng
thời tạo cơ hội tốt cho các hoạt động đầu tư nước ngoài nên đã thu hút
một số lượng lớn khách du lịch công vụ và khách thương gia. Họ đến
20
Việt Nam với mục đích chính là thăm dò thị trường, tìm kiếm cơ hội đầu
tư, họ là những khách hàng mang lại nguồn doanh thu lớn cho khách sạn.
Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi đã nói trên đây còn có vô vàn
khó khăn mà khách sạn ASEAN cũng như những doanh nghiệp khách
sạn khác đang phải đương đầu.
- Chủ trương chính sách của Nhà nước là mở cửa tạo mọi thuận lợi
cho các hoạt động đầu tư, song thực chất bên trong vẫn còn những quy
định mang tính chất đóng: Các chính sách, quy định, luật pháp của Nhà
nước không ổn định, còn nhiều chặt chẽ đối với các doanh nghiệp khách
sạn du lịch.
- Chi phí cho khách sạn ASEAN cũng như các khách sạn khác là
rất lớn, do phải đóng nhiều khoản thuế cho Nhà nước, mức thuế xuất
phải chịu là rất cao. Mặt khác trong các điều luật và dự luật sửa đổi lại
mở rộng diện đánh thuế chủ yếu nhằm vào các dịch vụ du lịch hay các
dịch vụ ngoại vi của khách sạn.
Chính những nguyên nhân trên đây không chỉ làm cho nguồn
khách đến khách sạn ASEAN ngày càng giảm xuống mà đây còn là tình
trạng chung của toàn ngành kinh doanh khách sạn tại Việt Nam.
Môi trường cạnh tranh: Trong cạnh tranh phần thắng sẽ thuộc về
kẻ nào mạnh mẽ và khôn ngoan hơn, đó là quy luật bất biến và không thể
phủ nhận được. Sự cạnh tranh trên thị trường khách sạn du lịch hiện nay
càng khẳng định rõ tính đúng đắn của chân lý đó. Sau khoảng thời gian
từ năm 1995 trở lại đây, tình hình kinh doanh khách sạn du lịch ở Việt
Nam đã bắt đầu đi vào suy thoái. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là
do việc đầu tư vào ngành kinh doanh khách sạn du lịch trong vòng mấy
năm gần đây chủ yếu là dành cho việc xây dựng khách sạn, kể cả đầu tư
nước ngoài. Thêm vào đó là sự bùng nổ hàng loạt của khách sạn mini,
kết quả là làm cho cung cầu chênh lệch, hệ thống khách sạn lâm vào
khủng hoảng thừa. Để khắc phục tình trạng sử dụng buồng giừng tụt
xuống một cách đáng kể, có nhiều doanh nghiệp đã quá nôn nóng hạ giá
bất ngờ nhằm mục đích cố gắng vớt vát "được ít còn hơn không" tạo nên
...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực trạng hoạt động của tổ chức Tài Chính Vi Mô CEP Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng hoạt động thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Bình Dương Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Á Chi nhánh Bình Dương Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và giải pháp hoạt động bù trừ thanh toán và lưu ký Chứng khoán ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng phát triển hoạt động logistics của nhật bản và bài học kinh nghiệm cho việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu của công ty cổ phần May 10: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng hoạt động của công ty Bảo Hiểm Việt Nam - Bảo Việt trong thời gian qua Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng hoạt động của bảo hiểm tiền gửi việt nam Chi nhánh khu vực Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu than và tập đoàn công nghiệp thanh Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top