chauminhlinh

New Member
Download Tiểu luận Mô hình phân bổ nguồn lực tài chính

Download Tiểu luận Mô hình phân bổ nguồn lực tài chính miễn phí





Trong những năm 90 thực hiện chủ trương thu hút ĐTNN, Chính phủ ban hành chính sách ưu đãi, khuyến khích các dự án : (i) sản xuất sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu, (ii) sản xuất hàng xuất khẩu (có tỷ lệ xuất khẩu 50% hay 80% trở lên), (iii) sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước và có tỷ lệ nội địa hoá cao.
Sau khi gia nhập và thực hiện cam kết với WTO (năm 2006), Việt Nam đã bãi bỏ các quy định về ưu đãi đối với dự án có tỷ lệ xuất khẩu cao, không yêu cầu bắt buộc thực hiện tỷ lệ nội địa hoá và sử dụng nguyên liệu trong nước.
Qua các thời kỳ, định hướng thu hút ĐTNN lĩnh vực công nghiệp- xây dựng tuy có thay đổi về lĩnh vực, sản phẩm cụ thể nhưng cơ bản vẫn theo định hướng khuyến khích sản xuất vật liệu mới, sản phẩm công nghệ cao, công nghệ thông tin, cơ khí chế tạo, thiết bị cơ khí chính xác, sản xuất sản phẩm và linh kiện điện tử. Đây cũng chính là các dự án có khả năng tạo giá trị gia tăng cao và Việt Nam có lợi thế so sánh khi thu hút ĐTNN.
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

ạnh chống tham nhũng hơn nữa, tiếp tục cải cách hành chính, làm trong sạch bộ máy, nhất là trong các việc như: đơn giản hóa thủ tục gia nhập thị trường, xóa bỏ các loại “giấy phép con” không cần thiết; tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tư nhân trong tiếp cận đất đai, mở rộng mặt bằng…
NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH TỪ KHỐI NGÂN HÀNG:
Hệ thống các TCTD phát triển nhanh cả về số lượng và loại hình. Tính đến nay, hệ thống các TCTD đã có 5 NHTM Nhà nước với 1203 chi nhánh cấp 1 và sở giao dịch, 39 NHTMCP với 898 chi nhánh cấp 1 và sở giao dịch, 40 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 5 ngân hàng liên doanh, 17 công ty tài chính, 13 công ty cho thuê tài chính, 53 văn phòng thay mặt ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, 1 quỹ tín dụng nhân dân trung ương và gần 1000 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.
Năm
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
Tốc độ tăng tín dụng (%)
32,1
37,1
34,7
24,7
50,2
21,5
32,7
Tăng trưởng tín dung các năm qua đạt tỷ lệ rất cao, nhất là năm 2007 có tỷ lệ tăng quá mức lên đến 50.2% so với năm 2006. Ước tính cả năm 2009, tổng dư nợ tín dụng tăng trưởng khoảng trên 30% so với 2008.
Trong tiếp cận nguồn vốn, nếu như doanh nghiệp tư nhân chỉ được vay tối đa là 70% trên vốn tự có thì các doanh nghiệp nhà nước có thể vay được gấp hàng chục lần.
Tuy vậy, khối doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng được ngân hàng chú trọng đầu tư vốn để phát triển, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu, nông nghiệp nông thôn. Hiện nay, đang có 50% trong tổng số DNNVV có quan hệ tín dụng với ngân hàng và tỷ trọng vốn vay ngân hàng của các doanh nghiệp này chiếm 45,31% trong tổng nguồn vốn hoạt động của họ. Trong 7 tháng của năm 2008, doanh số cho vay của các ngân hàng thương mại đối với DNNVV là 289.100 tỷ đồng, trong đó, khối NHTM Nhà nước chiếm 47,7%, khối NHTM cổ phần chiếm 47,07%; khối ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chiếm 2,5%. Dư nợ cho vay DNNVV đến 31/7/2008 của các ngân hàng thương mại đạt 299.472 tỷ đồng (chiếm 27,3% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế), tăng 16,65% so với 31/12/2007. Riêng trong lĩnh vực nông nghiệp, dư nợ chiếm 5,1% trên tổng dư nợ, lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm 38,51%, lĩnh vực thương mại, dịch vụ 56,39% . Đi đầu trong việc cho vay các DNNVV là các NHTM Nhà nước, chiếm tỷ trọng 56,98% toàn ngành; tiếp đến là các NHTM cổ phần.
Theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước, 23% trong số các DNNVV có quan hệ tín dụng với các ngân hàng thương mại hiện đang hoạt động kinh doanh có hiệu quả; 73,2% hoạt động trung bình và 3,8% gặp khó khăn; trong đó chỉ có 1,42% có khả năng mất vốn. Tỷ lệ nợ xấu cho vay DNNVV của toàn hệ thống ngân hàng khoảng 3,64% , tăng 1% so với năm 2007 nhưng giảm 0,19% so với năm 2006.
NGUỒN TÀI CHÍNH TỪ THị TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN:
Thị trường chứng khoán là một kênh huy động vốn dài hạn rất tốt của các doanh nghiệp. Số vốn huy động thường được sử dụng chủ yếu cho các mục đích sau:
Bổ sung vốn kinh doanh
Đầu tư các dự án
Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp
Đầu tư vào việc mua thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh
Mục đích huy động vốn được các công ty phát hành cổ phiếu giải trình thông qua các phương án phát hành. Tuy nhiên trong thực tế, nguồn vốn thu đựơc từ việc phát hành các trái phiếu, cổ phiếu thường được các doanh nghiệp đầu tư không đúng với các mục đích ban đầu.
Trong cuối tháng 11 và tháng 12/2007, hàng loạt ngân hàng thương mại cổ phần phát hành trái phiếu và cổ phiếu tăng vốn điều lệ, doanh nghiệp tranh thủ lúc thị trường sôi động đã tiến hành phát hành thêm chứng khoán và thu về được rất nhiều lợi ích, cụ thể như:
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn phát hành 1.000 tỷ đồng trái phiếu. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh phát (VP Bank) hành 50 triệu cổ phiếu mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu, tăng vốn điều lệ từ 1.500 tỷ đồng lên 2.000 tỷ đồng.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MB) cũng phát hành 45,28 triệu cổ phiếu, mệnh giá 10.000 đồng và giá bán là 15.000 đồng, tăng vốn điều lệ từ 1.547,2 tỷ đồng lên 2.000 đồng.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế (VIB) phát hành 500 tỷ đồng tăng vốn từ 1.500 tỷ đồng lên 2.000 tỷ đồng.
VP Bank cũng phát hành 500 tỷ đồng cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 1.500 tỷ đồng lên 2.000 tỷ đồng
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương (Techcombank) cũng thực hiện kế hoạch tăng thêm gần 1. 000 tỷ đồng vốn điều lệ...
PHẦN B
THU HÚT VÀ PHÂN BỔ NGUỒN TÀI CHÍNH
TỪ NƯỚC NGOÀI
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NGUỒN VỐN FDI TẠI VIỆT NAM
Hiểu biết chung về nguồn vốn FDI:
a/ Khái niệm:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại một quốc gia là việc nhà đầu tư ở một nước khác đưa vốn bằng tiền hay bất kỳ tài sản nào vào quốc gia đó để có được quyền sở hữu và quản lý hay quyền kiểm soát một thực thể kinh tế tại quốc gia đó với mục tiêu tối đa hóa lợi ích cho mình.
b/ Sự cần thiết phải thu hút và sử dụng vốn FDI hiệu quả tại Việt Nam:
Khu vực kinh tế ĐTNN đã bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển và ngày càng đóng góp tích cực hơn vào quá trình chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Tỷ trọng của khu vực kinh tế ĐTNN trong GDP vẫn tiếp tục tăng lên qua các năm, từ 17,02% năm 2006 (so với 15,99% năm 2005) lên 17,66% năm 2007; đồng thời, góp phần đưa tỷ lệ đầu tư toàn xã hội bình quân lên mức trên 45% GDP trong 3 năm đầu kế hoạch 2006 – 2010.Trong hoạt động xuất khẩu, khu vực kinh tế ĐTNN giữ vị trí trọng yếu, chiếm 44% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước trong năm 2008, tăng 24% so với cùng kỳ năm 2007. Trong 3 năm 2006 – 2008, các doanh nghiệp ĐTNN đã tạo thêm 370.000 việc làm, nộp ngân sách nhà nước khoảng 5 tỷ USD. Do vai trò đặc biệt quan trọng của FDI mà việc thu hút và sử dụng Vốn FDI hiệu quả là việc làm cấp thiết.
(Nguồn: Nghị Quyết Số: 13/NQ-CP ngày 07 tháng 04 năm 2009 về Định hướng, giải pháp thu hút và quản lý vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới)
Các hình thức phân bổ, thực trạng phân bổ nguồn lực tài chính FDI tại Việt Nam và hiệu quả của việc sử dụng nguồn lực FDI:
2.1 Phân bổ theo vị trí địa lý và các vùng kinh tế:
a/ Mục đích:
Phân bổ nguồn lực trải rộng khắp cả nước, không còn địa phương “trắng” ĐTNN nhưng tập trung chủ yếu tại các địa bàn trọng điểm, có lợi thế, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương, làm cho các vùng này thực sự là vùng kinh tế động lực, lôi kéo phát triển kinh tế-xã hội chung và các vùng phụ cận.
b/ Thực trạng phân bổ tại Việt Nam:
Sau 21 năm thu hút(bắt đầu từ 1987 – năm ra đời của Luật Đầu tư nước ngoài), tính đến cuối năm 2008, chúng ta có bảng phân bổ nguồn vốn FDI theo vị trí địa lý như sau:
Khu vực
Số dự án
Tổng vốn đăng ký (tỷ USD)
Phía Bắc
2.752
33.882.860.037
Miền Trung
500
32.144.804.297
Phía Nam
6.685
90.872.123.997
Các vùng khác
168
2.864.670.731
Tổng cộng
10.105
159.764.459.062
Nguồn: Số liệu điều chỉnh về FDI năm 2008 của
Bộ K
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top