daomytriduc

New Member
Download Khóa luận Phân tích tình hình tài chính tại Công ty xây lắp An Giang

Download Khóa luận Phân tích tình hình tài chính tại Công ty xây lắp An Giang miễn phí





MỤC LỤC
Lời Thank
Tóm tắt
Mục lục
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
Danh mục các hình
Danh mục các chữviết tắt
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT Trang
1. LÝ DO CHỌN ĐỀTÀI . 1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU . 1
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 2
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU. 2
CHƯƠNG 2. CƠSỞLÝ LUẬN
1. NHỮNG VẤN ĐỀCHUNG VỀPHÂN TÍCH TÀI CHÍNH . 3
1.1 Những khái niệm cơbản. 3
1.1.1 Khái niệm vềtài chính . 3
1.1.2 Khái niệm vềphân tích Báo cáo tài chính . 3
1.2 Ý nghĩa, nhiệm vụvà mục đích của việc phân tích Báo các tài chính . 3
1.2.1 Ý nghĩa . 3
1.2.2 Nhiệm vụ. 3
1.2.3 Mục đích . 4
1.3 Giới thiệu hệthống Báo cáo tài chính . 4
2. NỘI DUNG TRONG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH. 5
2.1 Phân tích Bảng cân đối kếtoán . 5
2.1.1 Đánh giá khái quát tình hình tài sản và nguồn vốn . 5
2.1.2 Phân tích mối liên hệcân đối giữa tài sản và nguồn vốn. 5
2.1.3 Phân tích kết cấu của các khoản mục trên Bảng cân đối kếtoán. 6
2.1.3.1 Phân tích kết cấu tài sản. 6
2.1.3.2 Phân tích kết cấu nguồn vốn . 6
2.2 Phân tích báo cáo kết quảhoạt động kinh doanh . 7
2.3 Phân tích các tỷsốtài chính . 7
2.3.1 Các tỷsốvềkhảnăng thanh toán. 7
2.3.1.1 Tỷsốthanh toán hiện hành . 7
2.3.1.2 Tỷsốthanh toán nhanh. 7
2.3.1.3 Tỷsốthanh toán bằng tiền. 8
2.3.2 Các tỷsốvềquản trịnợ. 8
2.3.2.1 Tỷsốnợtrên vốn chủsởhữu . 8
2.3.2.2 Tỷsốnợtrên tổng tài sản. 8
2.3.2.3 Hệsốthanh toán lãi nợvay . 8
2.3.3 Các tỷsốvềhiệu quảsửdụng vốn. 8
2.3.3.1 Vòng quay các khoản phải thu. 9
2.3.3.2 Vòng quay hàng tồn kho. 9
2.3.3.3 Vòng quay tài sản cố định . 9
2.3.3.4 Vòng quay tổng tài sản . 10
2.3.3.5 Vòng quay vốn chủsởhữu . 10
2.3.4 Các tỷsốvềkhảnăng sinh lời . 10
2.3.4.1 Tỷsốlợi nhuận trên doanh thu . 10
2.3.4.2 Tỷsốlợi nhuận trên tổng tài sản. 10
2.3.4.3 Tỷsốlợi nhuận trên vốn chủsởhữu . 10
2.4 Phân tích Dupont . 11
3. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH . 13
3.1 Phương pháp so sánh . 13
3.2 Phương pháp liên hệcân đối . 14
CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU CHUNG VỀCÔNG TY XÂY LẮP AN GIANG
1. LỊCH SỬHÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN . 15
1.1 Giới thiệu sơlược vềcông ty . 15
1.2 Quá trình hình thành và phát triển . 15
2. CƠCẤU TỔCHỨC VÀ NHIỆM VỤCỦA CÁC PHÒNG BAN . 15
2.1 Cơcấu tổchức của công ty. 15
2.2 Nhiệm vụcủa các phòng ban. 17
3. TỔCHỨC CÔNG TÁC KẾTOÁN TẠI CÔNG TY . 17
3.1 Chính sách kếtoán áp dụng tại công ty . 17
3.2 Cơcấu tổchức phòng kếtoán . 18
4. CÁC MẶT HÀNG KINH DOANH VÀ VỊTRÍ TRÊN THỊTRƯỜNG . 20
4.1 Các mặt hàng kinh doanh hiện nay. 20
4.2 Chất lượng sản phẩm và vịtrí trên thịtrường . 20
5. KHÁI QUÁT KẾT QUẢKINH DOANH CỦA CÔNG TY XÂY LẮP AN GIANG
QUA BA NĂM 2007 – 2009 . 21
6. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY . 21
6.1 Thuận lợi. 21
6.2 Khó khăn . 22
7. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG NĂM 2010. 22
CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY XÂY LẮP AN
GIANG
1. PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY . 24
1.1 Phân tích tình hình tài chính của công ty thông qua Bảng cân đối kếtoán. 24
1.1.1 Đánh giá khái quát vềtổng tài sản và tổng nguồn vốn . 24
1.1.1.1 Đánh giá khái quát tổng tài sản. 24
1.1.1.2 Đánh giá kháo quát tổng nguồn vốn . 25
1.1.2 Phân tích mối liên hệcân đối giữa tài sản và nguồn vốn. 26
1.1.3 Phân tích sựbiến động của các khoản mục trên Bảng cân đối kếtoán. 28
1.1.3.1 Phân tích phần tài sản . 28
1.1.3.2 Phân tích phần nguồn vốn. 33
1.2 Phân tích tình hình tài chính của công ty thông qua Báo cáo kết quảhoạt động
kinh doanh . 37
2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY THÔNG QUA MỘT SỐ
CHỈTIÊU CHỦYẾU . 40
2.1 Phân tích tình hình tài chính thông qua các chỉtiêu. 40
2.1.1 Phân tích nhóm tỷsốthanh toán . 40
2.1.1.1 Tỷsốthanh toán hiện hành . 40
2.1.1.2 Tỷsốthanh toán nhanh. 41
2.1.1.3 Tỷsốthanh toán bằng tiền. 42
2.1.2 Phân tích nhóm tỷsốquản trịnợ. 43
2.1.2.1 Tỷsốnợtrên vốn chủsởhữu . 43
2.1.2.2 Tỷsốnợtrên tổng tài sản. 44
2.1.2.3 Hệsốthanh toán lãi nợvay . 45
2.1.3 Phân tích nhóm tỷsốhiệu quảsửdụng vốn . 46
2.1.3.1 Vòng quay các khoản phải thu. 46
2.1.3.2 Vòng quay hàng tồn kho. 47
2.1.3.3 Vòng quay tài sản cố định . 50
2.1.3.4 Vòng quay toàn bộtài sản . 51
2.1.3.5 Vòng quay vốn chủsởhữu . 52
2.1.4 Phân tích nhóm tỷsốkhảnăng sinh lời . 53
2.1.4.1 Tỷsốsinh lợi trên doanh thu . 53
2.1.4.2 Tỷsốsinh lợi trên tổng tài sản . 54
2.1.4.3 Tỷsốsinh lợi trên vốn chủsởhữu. 55
2.2 Phân tích Dupont . 57
2.3 Tóm tắt các tỷsốtài chính. 59
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN. 60
2. KIẾN NGHỊ. 61
2.1 Quản lý vốn lưu động . 61
2.1.1 Quản trịtiền mặt . 61
2.1.2 Quản trịcác khoản phải thu . 62
2.1.3 Quản trịhàng tồn kho. 62
2.2 Quản lý vốn cố định . 62
2.3 Gia tăng doanh sốtiêu thụ. 63
2.4 Nâng cao khảnăng sinh lợi . 63
2.5 Xây dựng các kếhoạch tài chính dài hạn . 63
Tài liệu tham khảo



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

i hỏi phải
chi trả trong thời gian ngắn hạn. Sau đây ta sẽ xem xét vốn luân chuyển qua các năm:
 Năm 2007
Nguồn vốn dài hạn = 6.751 + 120.823 = 127.574 triệu đồng
Vốn luân chuyển = 184.578 – 165.383 = 19.195 triệu đồng
= 127.574– 108.379 = 19.195 triệu đồng
GVHD: ThS Nguyễn Đăng Khoa Trang 27 SVTH: Thạch Thị Ngọc Lan
Phân tích tình hình tài chính tại công ty Xây Lắp An Giang
GVHD: ThS Nguyễn Đăng Khoa Trang 28 SVTH: Thạch Thị Ngọc Lan
 Năm 2008
Nguồn vốn dài hạn = 1.749.506 + 130.998 = 132.747 triệu đồng
Vốn luân chuyển = 212.033 – 199.342 = 12.691 triệu đồng
= 132.747 – 120.056 = 12.691 triệu đồng
 Năm 2009
Nguồn vốn dài hạn = 15.993 + 146.580 = 162.573 triệu đồng
Vốn luân chuyển = 258.299 – 228.135 = 30.164 triệu đồng
= 162.573 – 132.409 = 30.164 triệu đồng
’ Nhận xét:
Qua các số liệu đã phân tích ta thấy số vốn luân chuyển trong cả ba năm đều dương
tuy trong năm 2008 có thấp hơn so với năm 2007, nhưng sang năm 2009 đã tăng trở lại với
một lượng rất lớn 17.473 triệu đồng với tốc độ tăng là 137,69%, đây là một dấu hiệu tốt.
Trong ba năm nguồn vốn dài hạn đều lớn hơn tài sản dài hạn và phần nợ ngắn hạn vẫn được
đảm bảo bởi phần tài sản lưu động. Điều này chứng tỏ việc tài trợ từ các nguồn vốn là tốt,
công ty có khả năng thanh toán cao, có thể trang trải được những khoản nợ ngắn hạn và các tài
sản được quay vòng nhanh. Tuy nhiên số vốn luân chuyển lớn cũng chưa đảm bảo cho nợ
được trả khi đến hạn bởi vì sự gia tăng của vốn luân chuyển do tài sản tăng vì nguyên vật liệu
đầu vào được đầu tư quá mức, thành phẩm hàng hóa không tiêu thụ được bị mất phẩm chất
hay các khoản phải thu chậm thu hồi… Do vậy ta cần kết hợp phân tích thêm một vài chỉ tiêu
thanh toán nữa.
Để có thể hiểu rõ việc sử dụng các loại vốn và nguồn vốn của công ty như thế nào ta
sẽ đi sâu vào các phần phân tích sau.
1.1.3 Phân tích sự biến động của các khoản mục trên Bảng cân đối kế toán
1.1.3.1 Phân tích phần tài sản
Phân tích khoản mục tài sản trên Bảng cân đối kế toán là việc xem xét đánh giá sự
biến động của các nhân tố cấu thành nên tổng tài sản của công ty. Trên cơ sở đó, nhận ra các
đặc trưng trong cơ cấu tài sản của công ty, xác định việc sử dụng vốn cũng như phân bổ các
loại vốn trong từng thời kỳ kinh doanh như thế là hợp lý chưa. Từ đấy đề ra biện pháp nhằm
nâng cao hiệu quả của việc sử dụng vốn.
Như phần đánh giá trước, tổng tài sản của công ty biến động qua ba năm. Để hiểu về
sự thay đổi này chúng ta sẽ lần lượt phân tích sự thay đổi các yếu tố cấu thành nên tài sản cũng
như những nguyên nhân đã đến dẫn sự thay đổi ấy.
Số liệu phục vụ cho việc phân tích tình hình tài sản của công ty được thể hiện qua
bảng sau:
Phân tích tình hình tài chính tại công ty Xây Lắp An Giang
GVHD: ThS Nguyễn Đăng Khoa Trang 29 SVTH: Thạch Thị Ngọc Lan
BẢNG 4.6: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI SẢN CỦA ACC QUA BA NĂM 2007 - 2009
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch 08/07 Chênh lệch 09/08 Chỉ tiêu
Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị % Giá trị %
A. Tài sản lưu động 184.578 63,01 212.033 63,85 258.299 66,11 27.455 14,87 46.266 21,82
I. Tiền và các khoản tương đương tiền 5.946 2,03 4.721 1,42 7.206 1,84 (1.225) (20,60) 2.485 52,64
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạ n - - - - -- - - - -
III. Các khoản phải thu ngắn hạn 90.381 30,85 58.688 17,67 98.721 25,27 (31.693) (35,07) 40.033 68,21
IV. Hàng tồn kho 80.657 27,53 139.416 41,98 139.228 35,63 58.759 72,85 (188) (0,13)
V. Tài sản ngắn hạn khác 7.594 2,59 9.208 2,77 13.144 3,36 1.614 21,25 3.936 42,75
B. Tài sản dài hạn 108.379 36,99 120.056 36,15 132.409 33,89 11.677 10,77 12.353 10,29
I. Các khoản phải thu dài hạn 5.445 1,86 5.916 1,78 8.742 2,24 471 8,65 2.826 47,77
II. Tài sản cố định 79.005 26,97 77.001 23,19 79.970 20,47 (2.004) (2,54) 2.969 3,86
III. Bất động sản đầu tư
- - - - -- - - - -
IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 18.306 6,25 29.797 8,97 33.757 8,64 11.491 62,77 3.960 13,29
V. Tài sản dài hạn khác 5.623 1,92 7.342 2,21 9.940 2,54 1.719 30,57 2.598 35,39
Tổng cộng tài sản 292.957 100,00 332.089 100,00 390.708 100,00 39.132 13,36 58.619 17,65
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của ACC qua ba năm 2007 - 2009)
Phân tích tình hình tài chính tại công ty Xây Lắp An Giang
Từ bảng 4.6 cho ta thấy phần tài sản sẽ bao gồm hai khoản mục lớn đó là tài sản lưu
động và tài sản dài hạn do đó sự thay đổi hai khoản mục này cũng sẽ ảnh hưởng đến tổng tài
sản của công ty. Đầu tiên ta sẽ cùng xem xét tình hình tài sản lưu động của công ty trong ba
năm qua.
™ Phân tích tình hình tài sản lưu động
Tài sản lưu động là những tài sản tham gia trực tiếp vào hoạt động kinh doanh và
chiếm một vị trí rất quan trọng đối với công ty.
BIỂU ĐỒ 4.3: TỶ LỆ TÀI SẢN LƯU ĐỘNG TRÊN TỔNG NGUỒN VỐN
0
100.000
200.000
300.000
400.000
500.000
2007 2008 2009 Năm
T
ri
ệu
đ
ồn
g
61,00 %
62,00 %
63,00 %
64,00 %
65,00 %
66,00 %
67,00 %
Tài sản lưu động Tổng tài sản Tỷ lệ
Tài sản lưu động của công ty liên tục tăng qua ba năm với tốc độ tăng khá nhanh. Từ
184.578 triệu đồng chiếm tỷ trọng 63,01% trong năm 2007 đã lên đến 258.299 triệu đồng
tương đương khoảng 66,11% trong năm 2009. Để thấy được sự biến động của các khoản mục
hình thành nên tài sản ngắn hạn với lượng là bao nhiêu chúng ta sẽ đi vào phân tích cụ thể
từng khoản mục:
¾ Tiền và các khoản tương đương tiền
Tiền và các khoản tương đương tiền là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ số tiền hiện có cũng
như những khoản đầu tư ngắn hạn có tính thanh khoản cao của công ty tại thời điểm lập báo
cáo, đây là loại tài sản dễ sử dụng nhất trong hoạt động kinh doanh. Khoản mục này chiếm tỷ
trọng rất nhỏ trong tổng tài sản.
Sự biến động của khoản mục Tiền và các khoản tương đương tiền tại công ty không
theo xu hướng tăng liên tục hay giảm liên tục mà là sự đan xen vừa giảm lại vừa tăng. Năm
2007 khoản mục này chiếm tỷ trọng 2,03% trong Tổng tài sản tương ứng với một lượng là
5.946 triệu đồng. Sang năm 2008 khoản mục này đã giảm đi 1.225 triệu đồng tương đương
khoảng 20,3% so với năm 2007. Nguyên nhân của sự biến động này là do trong năm 2008,
công ty rút một lượng tiền tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ đồng thời thanh toán tiền mua hàng
cho người bán. Nhưng sang đến năm 2009, khoản mục này lại tăng lên 52,64% tương ứng với
giá trị là 2.485 triệu đồng là do cuối năm khách hàng thanh toán nợ cho công ty tiền mặt lẫn
chuyển khoản, bên cạnh đó do chi phí hoạt động của công ty cũng tăng nên đòi hỏi công ty cần
phải có một lượng tiền để kịp thanh toán.
Tiền là một loại tài sản rất nhạy cảm với những gian lận và biển thủ do vậy để tăng
tính an toàn cũng như dễ kiểm soát thì tốt nhất công ty nên dự trữ tiền mặt ở một tỷ lệ nhỏ vừa
đủ cho những khoản cần thanh toán. Tuy nhiên việc xem xét lượng tiền của công ty phân bổ
trong ba năm qua như thế là hợp lý chưa ta cần kết hợp với tỷ số thanh toán bằng tiền mặt.
¾ Các khoản phải thu ngắn hạn
Các khoản phải thu ngắn hạn là số vốn của công ty n...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top