Download Tiểu luận Phân tích hiệu ứng của phá giá nội tệ lên cán cân thanh toán miễn phí



Nội dung
I. Các khái niệm
1. Phá giá nội tệ
2. Cán cân thanh toán
II. Phân tích hiệu ứng của phá giá nội tệ lên cán cân thanh toán
Phương pháp tiếp cận Marshall – Lerner
III. Hiệu ứng tuyến J
IV. Thực tiễn
1. Một số nước trên thế giới
2. Việt Nam
V. Bài học

I. Các khái niệm:
1. Phá giá tiền tệ :
- Là việc giảm giá trị của đồng nội tệ so với các loại ngoại tệ so với mức mà chính phủ đã cam kết duy trì trong chế độ tỷ giá hối đoái cố định. Việc phá giá VND nghĩa là giảm giá trị của nó so với các ngoại tệ khác như USD, EUR...
2. Cán cân thanh toán(BP):
- Là một bản báo cáo thống kê tổng hợp có hệ thống ghi chép lại giá trị tất cả các giao dịch kinh tế (hàng hóa, dịch vụ, tài sản thực, tài sản tài chính, và một số chuyển khoản) giữa người cư trú với người không cư trú trong một kì nhất định thường là 1 năm.
Như chúng ta đã biết, bất kỳ một nước nào cũng mong đồng tiền nước mình là đồng tiền mạnh và ổn định, chứng tỏ vị thế của nước mình. Vậy tại sao chính phủ lại phá giá làm mất giá đồng nội tệ như vậy? Có thể đưa ra một số giải thích sau đây:
• Chính phủ sử dụng biện pháp phá giá tiền tệ để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn so với cơ chế để nền kinh tế tự điều chỉnh theo hướng suy thoái (vì khả năng cạnh tranh kém nên cầu xuất khẩu ròng giảm dẫn đến tổng cầu giảm) đi kèm với mức lạm phát thấp kéo dài cho đến khi năng lực cạnh tranh tăng lên (do tiền lương, giá cả giảm xuống đến mức có khả năng cạnh tranh). Chính phủ các nước thường sử dụng chính sách phá giá tiền tệ khi có một cú sốc mạnh và kéo dài đối với cán cân thương mại.
• Trong trường hợp cầu về nội tệ giảm thì chính phủ sẽ phải dùng ngoại tệ dữ trữ để mua nội tệ vào nhằm duy trì tỷ giá hối đoái và đến khi ngoại tệ dự trữ cạn kiệt thì không còn cách nào khác, chính phủ phải phá giá tiền tệ.
***Vấn đề đầu tiên được đặt ra: Phạm vi ảnh hưởng của tỷ giá lên cán cân thanh toán là như thế nào? Cán cân thanh toán tổng thể bao gồm: cán cân vãng lai và cán cân vốn
Chúng ta thấy rằng:
- Đối với cán cân vốn: Yếu tố tỷ gía hầu như không ảnh hưởng lên cán cân vốn, nghĩa là khi tỷ giá thay đổi thì cán cân vốn hầu như không thay đổi. Nhân tố chủ yếu tác động lên cán cân vốn là lãi suất. Khi mức lãi suất nội tệ thay đổi sẽ kích thích làm cho các luồng vốn chạy vào hay chạy ra khỏi quốc gia, làm cho cán cân vốn thay đổi.
- Đối với cán cân vãng lai:
+ Yếu tố tỷ giá tác động trực tiếp lên cán cân thương mại và cán cân dịch vụ.
+ Cán cân thu nhập phụ thuộc vào những khoản đã đầu tư trước đó; còn cán cân chuyển giao vãng lai một chiều phụ thuộc vào mối quan hệ hay lòng tốt giữa người cư trú và người không cư trú  yếu tố tỷ giá không tác động lên cán cân thu nhập, chuyển giao vốn một chiều.
Qua phân tích ở trên, phá giá nội tệ chỉ ảnh hưởng tới cán cân thương mại và cán cân dịch vụ. Chính vì vậy, khi phân tích hiệu ứng phá gía nội tệ lên cán cân thanh toán chúng tui chỉ nói đến cán cân vãng lai trong đó không bao gồm cán cân thu nhập và chuyển giao vãng lai một chiều.
II.Phân tích hiệu ứng phá gía nội tệ lên cán cân thanh toán
Thông thường có 2 cách tiếp cận để nghiên cứu vấn đề này. Đó là phương pháp tiếp cận hệ số co dãn và phương pháp tiếp cận chi tiêu. Ở đây chúng tui sử dụng phương pháp tiếp cận hệ số co dãn - Điều kiện Marshall – Lerner để phân tích.
Trước hết ,cần thấy rằng cán cân thương mại được biểu thị bằng giá trị hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu.Nếu giá trị hàng hóa xuất khẩu lớn hơn giá trị nhập khẩu thì cán cân thương mại thặng dư và ngược lại.
 Cán cân thương mại tính bằng nội tệ:
TB = P.QX - E.P*.QM
Trong đó:
P : giá hàng hóa XK tính bằng nội tệ.
QX : khối lượng XK
E : tỷ giá
P* : giá hàng hóa NK tính bằng ngoại tệ
QM : khối lượng NK
-Gọi giá trị XK: X = P.QX , giá trị NK: M = P.QM
 TB = X - EM (*)
-Lấy đạo hàm 2 vế (*):
dTB = dX - E.dM - M.dE (**)
dTB/dE = dX/dE - E.dX/dE - M.dE/dE
-Thay hệ số co gĩan nx = , nm =
dTB/dE = M(nx. + nm-1)
-Giả sử ban đầu cán cân thương mại cân bằng: TB = X – EM = 0
=>dTB/dE = M(nx - nm - 1) (1)
 Điều kiện Marshall-Lerner phát biểu rằng: nếu trạng thái ban đầu CCTM cân bằng, khi phá giá nội tệ làm cho:
Cải thiện CCTM: để cho việc phá giá tiền tệ có tác động tích cực tới cán cân thanh toán, thì giá trị tuyệt đối của tổng hai độ co dãn theo giá cả của xuất khẩu và độ co dãn theo giá cả của nhập khẩu phải lớn hơn 1. (nx+nm)>1
Phá giá dẫn tới giảm giá hàng xuất khẩu định danh bằng ngoại tệ, do đó nhu cầu đối với hàng xuất khẩu (ngoại nhu) tăng lên. Đồng thời, giá hàng nhập khẩu định danh bằng nội tệ trở nên cao hơn, làm giảm nhu cầu đối với hàng nhập khẩu.
Hiệu quả ròng của phá giá đối với cán cân thanh toán tùy thuộc vào các độ co dãn theo giá. Nếu hàng xuất khẩu co dãn theo giá, thì tỷ lệ tăng lượng cầu về hàng hóa sẽ lớn hơn tỷ lệ giảm giá; do đó, kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng. Tương tự, nếu hàng nhập khẩu co dãn theo giá, thì chi cho nhập khẩu hàng hóa sẽ giảm. Cả hai điều này đều góp phần cải thiện cán cân thanh toán.
 Nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, hàng hóa thường không co dãn theo giá cả trong ngắn hạn, bởi vì thói quen tiêu dùng của người ta không thể thay đổi dễ dàng. Do đó, điều kiện Marshall-Lerner không được đáp ứng, dẫn tới việc phá giá tiền tệ chỉ làm cho cán cân thanh toán trong ngắn hạn xấu đi. Trong dài hạn, khi người tiêu dùng đã điều chỉnh thói quen tiêu dùng của mình theo giá mới, cán cân thanh toán mới được cải thiện.
Thâm hụt CCTM khi : nx+nm<1
CCTM không thay đổi khi : nx+nm=1
 Phá giá tạo ra 2 hiệu ứng: hiệu ứng lên giá cả và hiệu ứng khối lượng.
• Hiệu ứng giá cả: ( xuất rẻ, nhập đắt) là nhân tố làm cho cán cân vãng lai xấu đi.
• Hiệu ứng khối lượng: (tăng khối lượng xuất khẩu, giảm khối lượng nhập khẩu) là nhân tố góp phần cải thiện CCVL
 Tình trạng cán cân vãng lai sau khi phá giá sẽ phụ thuộc vào tính trội của hiệu ứng khối lượng hay hiệu ứng giá cả. Cụ thể là:
Đối với cán cân thương mại tính bằng VND:
TBVND = P.QX - E.P*.QM
- Hiệu ứng khối lượng: phá giá làm QX tăng, QM giảm làm cho cán cân thương mại được cải thiện.
- Hiệu ứng giá: phá giá tức E tăng  hàng hóa NK tính bằng nội tệ tăng tức E.P* tăng làm cho TBVND xấu đi.
Đối với cán cân thương mại tính bằng USD:
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

TrngPhcNgh

New Member
Re: [Free] Tiểu luận Phân tích hiệu ứng của phá giá nội tệ lên cán cân thanh toán

cho mình xin tài liệu này nhé :)
 

tctuvan

New Member
Re: [Free] Phân tích hiệu ứng của phá giá nội tệ lên cán cân thanh toán

link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phân tích chiến lược truyền thông của thương hiệu COOLMATE tại việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng TMCP Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích hiệu quả kinh tế đối với nhà máy điện gió Bạc Liêu có xét đến các yếu tố về sự thay đổi giá điện, giảm khí thải CO2 Khoa học Tự nhiên 0
A Hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh trong các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích các nhân tố tác động đến quyết định chọn thương hiệu laptop của sinh viên trường đại học cần thơ Luận văn Kinh tế 0
D Tính toán phân tích độ tin cậy của hệ thống cung cấp điện và đánh giá hiệu quả của các thiết bị phân đoạn Khoa học kỹ thuật 0
D Phân tích tác động của qui trình sản xuất nông nghiệp tốt (gap) trên cây rau đến hiệu quả sản xuất c Luận văn Kinh tế 0
P Phân tích và nâng cao hiệu quả kinh doanh tại khách sạn Đông Á Luận văn Kinh tế 1
T Phân tích tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng TSLĐ tại Công ty Công trình Hàng không Luận văn Kinh tế 6

Các chủ đề có liên quan khác

Top