t.lengoctu

New Member
Download Chuyên đề Phân tích và đánh giá chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam giai đoạn 2008 – 6 tháng đầu năm 2010

Download Chuyên đề Phân tích và đánh giá chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam giai đoạn 2008 – 6 tháng đầu năm 2010 miễn phí





MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
2.1. Mục tiêu chung: 2
2.2. Mục tiêu cụ thể: 2
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2
3.1. Phương pháp thu thập số liệu 2
3.2. Phương pháp phân tích số liệu 2
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
4.1. Phạm vi về thời gian 2
4.2. Phạm vi về không gian 2
PHẦN NỘI DUNG 3
CHƯƠNG 1 – THỰC TRẠNG CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG (CPI) CỦA VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ SỞ VỀ CPI 3
1.1 Một số khái niệm cơ sở về chỉ số giá tiêu dùng CPI. 3
1.1.1 Định nghĩa CPI. 3
1.1.2 Cách tính CPI. 3
1.1.3. Sự khác nhau giữa CPI và lạm phát. 3
1.2 Thực trạng chỉ số giá tiêu dùng CPI hiện nay của Việt Nam. 4
CHƯƠNG 2 - PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG (CPI) 6
2.1. Phân tích tình hình biến động CPI 6
2.1.1.Phân tích mức độ biến động của chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2008 – 2010 tháng sau so với tháng trước (tháng trước = 100): 6
2.1.2. Phân tích mức độ biến động của chỉ số giá tiêu dùng cùng kỳ năm trước từ năm 2008 – 2010 (năm trước = 100): 9
2.2. Các nhân tố tác động đến chỉ số CPI hiện nay. 11
2.2.1. Tỷ giá hối đoái: 11
2.2.2. Xăng dầu, năng lượng : 11
2.2.3. Thiên tai : 11
2.2.4. Sự biến động của vàng: 12
2.2.5. Chính sách tiền tệ: 12
2.3. Tác động của CPI đến GDP: 12
2.4. Tác động của CPI đến nền kinh tế: 12
2.5. Tác động của CPI đến thị trường chứng khoán Việt Nam. 13
CHƯƠNG 3 – MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG CỦA CPI 15
PHẦN KẾT LUẬN 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO 18
 
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

à đề tài: “ Phân tích và đánh giá chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam giai đoạn 2008 – 6 tháng đầu năm 2010”, nhằm thấy được thực trạng và nguyên nhân tăng giảm của chỉ số CPI, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm duy trì chỉ số này ở một tỷ lệ cho phép.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu chung:
- Phân tích tình hình biến động chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong những năm qua, các nhân tố ảnh hưởng đến CPI. Qua đó có thế biết được những tác động của CPI đối với nền kinh tế, từ đó có thể đề xuất một số giải pháp nhằm kiểm soát chỉ số giá tiêu dùng tốt hơn.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Thực trạng chỉ số giá tiêu dùng trong những năm qua.
- Phân tích tình hình biến động chỉ số giá tiêu dùng.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số CPI.
- Một số giải pháp nhằm kiểm soát chỉ số giá tiêu dùng tốt hơn.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Phương pháp thu thập số liệu
- Số liệu thứ cấp:
+ Tổng hợp những thông tin từ tạp chí, tài liệu, báo cáo của tổng cục thống kê, Internet…
3.2. Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp so sánh, thống kê mô tả tổng hợp số liệu: Thu thập số liệu thứ cấp từ việc tổng hợp các tài liệu từ báo, tạp chí, truyền hình và internet để phân tích.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Phạm vi về thời gian
- Thời gian nghiên cứu là hạn chế nên các số liệu thứ cấp được thu thập chủ yếu tập trung từ năm 2008, 2009 đến 6 tháng đầu năm 2010.
4.2. Phạm vi về không gian
- Đề tài tập trung nghiên cứu ở Việt Nam
Tuy nhiên, do điều kiện thời gian và khả năng nghiên cứu còn nhiều hạn chế, đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót, nhóm kính mong có sự cảm thông và góp ý của cô để hoàn thiện hơn.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 – THỰC TRẠNG CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG (CPI) CỦA VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ SỞ VỀ CPI
1.1 Một số khái niệm cơ sở về chỉ số giá tiêu dùng CPI.
1.1.1 Định nghĩa CPI.
Chỉ số giá tiêu dùng (hay được viết tắt là CPI, từ các chữ tiếng Anh Consumer Price Index) là chỉ số tính theo phần trăm để phản ánh mức thay đổi tương đối của giá hàng tiêu dùng theo thời gian. Sở dĩ chỉ là thay đổi tương đối vì chỉ số này chỉ dựa vào một số hàng hóa thay mặt cho toàn bộ hàng tiêu dùng. ( Ví dụ như: gạo, thịt, cá, hàng may mặc, xăng dầu, vật liệu xây dựng, điện, nước, ...) 1.1.2 Cách tính CPI.
Việc tính toán CPI ở Việt nam do Tổng cục Thống kê đảm nhiệm. Quyền số để tính CPI được xác định năm 2000 và bắt đầu áp dụng từ tháng 7 năm 2001. Quyền số này dựa trên kết quả của hai cuộc điều tra là Điều tra mức sống dân cư Việt nam 1997-1998 và Điều tra kinh tế hộ gia đình năm 1999. Điều đáng chú ý là quyền số của nhóm hàng Lương thực - Thực phẩm chiếm tới 47,9% trong khi Văn hoá - Thể thao - Giải trí chỉ chiếm 3,8%.
Để làm được điều đó phải tiến hành như sau:
1. Cố định giỏ hàng hoá: thông qua điều tra, người ta sẽ xác định lượng hàng hoá, dịch vụ tiêu biểu mà một người tiêu dùng điển hình mua.
2. Xác định giá cả: thống kê giá cả của mỗi mặt hàng trong giỏ hàng hoá tại mỗi thời điểm.
3. Tính chi phí (bằng tiền) để mua giỏ hàng hoá bằng cách dùng số lượng nhân với giá cả của từng loại hàng hoá rồi cộng lại.
4. Lựa chọn thời kỳ gốc để làm cơ sở so sánh rồi tính chỉ số giá tiêu dùng bằng công thức sau:
=> CPIt = 100 x (Chi phí để mua giỏ hàng hoá thời kỳ t)/(Chi phí để mua giỏ hàng hoá kỳ cơ sở).
Thời kỳ gốc sẽ được thay đổi trong vòng 5 đến 7 năm tùy ở từng nước
1.1.3. Sự khác nhau giữa CPI và lạm phát.
Chỉ số giá tiêu dùng là tỷ số phản ảnh giá cả của một rổ hàng hóa chọn lựa qua các năm khác nhau so với giá của cùng rổ hàng hóa đó trong một năm được chọn là năm gốc. Như vậy, chỉ số giá tiêu dùng không hoàn toàn phản ảnh chính xác mức độ lạm phát do chỉ số này chỉ phản ảnh sự gia tăng trong giá cả các hàng hóa tiêu dùng trong khi lạm phát không những chỉ phản ảnh sự thay đổi giá cả các hàng hóa tiêu dùng mà còn là sự thay đổi trong giá cả của các hàng hóa mà người tiêu dùng không trực tiếp mua, ví dụ như các loại máy móc dùng trong công nghiệp... Nhiều nhà kinh tế trên thế giới cho rằng tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng thường cao hơn tốc độ lạm phát thực tế trong nền kinh tế. Dù vậy, giá tiêu dùng là một thước đo của lạm phát, giá tiêu dùng tăng cao ắt sẽ dẫn đến lạm phát.
1.2 Thực trạng chỉ số giá tiêu dùng CPI hiện nay của Việt Nam.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước tháng 10/2010 đã tăng 1,05% so với tháng 9 và tăng 9,66% so với tháng 10 năm 2009, đưa CPI 10 tháng qua tăng 7,58% so với tháng 12/2009 và tăng 8,75% so với bình quân 10 tháng năm 2009. Với đà tăng này, cộng với những diễn biến bất lợi tác động và quy luật tiêu dùng “nóng” cuối năm, khả năng CPI cả năm 2010 không giữ được mốc 8,5%.
Theo số liệu công bố ngày 23/10 của Tổng cục Thống kê, CPI tháng 10 tăng ở 10/11 nhóm trong rổ hàng hóa chung. Nhóm giáo dục tiếp tục dẫn đầu tháng thứ 2 liên tiếp với mức tăng phát triển nhất là 3,9%. Tiếp đến là hai nhóm có mức tăng trên 1% gồm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,32%, trong đó lương thực tăng 1,89%, thực phẩm tăng 1,22%, ăn uống ngoài gia đình tăng 1,03%, Nhà ở và vật liệu xây dựng với mức tăng 1,04%.
Các nhóm có mức tăng dưới 1% gồm đồ uống và thuốc lá; hàng hóa và dịch vụ khác, thiết bị và đồ dùng gia đình, may mặc, mũ nón, giày dép, thuốc và dịch vụ y tế, văn hóa giải trí và du lịch. Riêng nhóm bưu chính viễn thông tiếp tục nhiều tháng liên tiếp giảm 0,07%.
Nguyên nhân, do giá gạo xuất khẩu thế giới tiếp tục tăng mạnh (nguồn cung lương thực giảm) trong khi tại các tỉnh phía Nam, các doanh nghiệp xuất khẩu tăng cường thu mua lúa gạo để thực hiện các hợp đồng xuất khẩu đã “đẩy” giá gạo trong nước tăng rõ rệt. Mặt khác, giá một loạt các mặt hàng thiết yếu như khí hóa lỏng, vật liệu xây dựng, thuốc chữa bệnh, sữa tiếp tục tăng giá đã kéo CPI tháng 10 tăng mạnh. Đặc biệt, do ảnh hưởng nặng nề của các đợt thiên tai, lũ lụt ở các tỉnh miền Trung, giá lương thực, thực phẩm…đã bị tăng đột biến bởi nguồn cung bị giảm mạnh.
Ngoài các yếu tố bất lợi tác động kép đẩy CPI tháng 10 tăng như Tổng cục Thống kê nhận định, chính sách lãi suất và chính sách tỷ giá giữa USD và đồng Việt Nam hiện nay tiếp tục tạo sức ép bất lợi khiến giá cả nhiều nguyên nhiên liệu đầu vào phục vụ sản xuất và các hàng hóa thiết yếu nhập khẩu phục vụ tiêu dùng như sữa, thuốc… tăng mạnh.
Thêm vào đó, CPI tháng 10 tăng còn có sự đóng góp đáng kể tăng CPI của đầu tàu kinh tế Hà Nội (tăng 1,22%, cao hơn mức tăng bình quân cả nước) khi nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh trong dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long-Hà Nội.
Theo dự báo của các chuyên gia kinh tế, với diễn biến bất lợi của thiên tai trên thế giới và ở trong nước, giá lương thực, thực phẩm (nhóm hàng có quyền số cao nhất trong rổ hàng hóa chung) sẽ tiếp tục tăng mạnh trong tháng 11, nhất là tại Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc cũng như miền Trung bởi nguồn cung về thực phẩm chủ yếu như thịt bò, thủy sản, thịt lợn... sẽ ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phân tích nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập và vận dụng quy luật đó Môn đại cương 0
D PHÂN TÍCH CHƯƠNG TRÌNH IMC của bột GIẶT OMO và PHÁC THẢO CHƯƠNG TRÌNH IMC Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích môi trường Singapore và phương thức xâm nhập cho cà phê hạt Việt Nam Nông Lâm Thủy sản 0
D Kỹ thuật phân tích và kiểm soát chất Bia thành phẩm Nông Lâm Thủy sản 0
D Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ an toàn thực phẩm và các khuyến cáo cho chuỗi cung ứng thủy sản tại Việt Nam Ngoại ngữ 0
D Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích tình hình tài chính và kết quả HĐKD của CTCP Thủy Sản Bạc Liêu năm 2018 Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích liên minh chiến lược của apple: case study với microsoft và paypal Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích và định giá cổ phiếu công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp sông đà Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu, phân tích giải pháp mobile backhaul và ứng dụng triển khai trên mạng viễn thông của VNPT tuyên quang Công nghệ thông tin 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top