Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Lời nói đầu
Chương1: Lý luận chung về lạm phát 2
1.Khái niệm về lạm phát 2
1.1Một số quan niệm về lạm phát 2
1.2.Đo lường 3
1.3.Phân loại 3
1.4.Nguyên nhân gây ra lạm phát 4
1.4.1.Lạm phát cầu kéo .4
1.4.2.Lạm phát chi phí đẩy 5
1.4.3.Lạm phát tiền tệ 5
1.5. ảnh hưởng và hậu quả của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế 5
1.5.1.ảnh hưởng của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế 5
1.5.2. Hậu quả của lạm phát 6

Chương 2: Thực trạng lạm phát tiền tệ ở Việt Nam 7
2.1. Tổng quan tình hình lạm phát Việt Nam qua các giai đoạn 7
2.1.1. Thời kì đổi mới( trước năm 1986) 7
2.1.2. Thời kì bắt đầu đổi mới (1986 - 1990) 8
2.1.3. Thời kì kinh tế đi vào ổn định (1991 - 1995) 8
2.1.4. Thời kì có dấu hiệu trì trệ (1996 - 2000) 8
2.1.5. Thời kì nền kinh tế có bước phát triển mới (2001 - 2004) 9
2.1.6. Lạm phát từ năm 2004 đến hết năm 2006 9
2.1.7. Lạm phát từ đầu năm 2007 đến đầu năm 2008 10
2.2. Nguyên nhân lạm phát 10
Chương 3:Chống lạm phát và giải pháp ở Việt Nam 12
3.1. Định hướng chiến lược chống lạm phát ở Việt Nam 12
3.2.Giải pháp ổn định lạm phát trong năm 2006 và các năm tiếp theo 15
3.2.1. Xây dựng cách tính lạm phát cơ bản, dự báo lạm phát 15
3.2.2. NHNN tăng cường phát triển các nghiệp vụ 16
3.2.3. Tăng cường quản lý và nâng cao dự trữ quốc tế, quốc gia 17
3.2.4. Sự phối hợp của cơ quan nhà nước 18
3.2.5. Chính sách thuế 18
3.2.6. Đối với Ngân sách Nhà nước 19
3.2.7. Các giải pháp trên lĩnh vực kinh tế đối ngoại 19


1.5.1.Ảnh hưởng của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế:
Có rất nhiều tranh luận xung quanh mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Các nhà kinh tế theo trường phái lập luận cho rằng chúng có mối liên hệ chặt chẽ tỷ lệ thuận, nếu có tăng trưởng kinh tế tất nhiên có lạm phát. Với lập luận này, ở một số nước đang phát triển, lạm phát được coi là yếu tố tích cực để đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế. Bởi lẽ lạm phát làm tăng đầu tư và tiết kiệm do chuyển thu nhập từ người làm công ăn lương sang tăng thu nhập của các nhà kinh doanh lấy lãi. Và nếu tăng nhanh sẽ có xu hướng làm tăng khoản tiết kiệm từ lợi nhuận cao hơn tăng khoản tiết kiệm từ tiền lương. Kết quả là đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế.
1.5.2. Hậu quả của lạm phát:
Lạm phát cao sẽ làm lệch cơ cấu giá cả, kéo theo là nguồn tài nguyên, vốn và nhân lực không được phân bố một cách hiệu quả làm cho tăng trưởng kinh tế chậm lại.Giá cả tăng khi có lạm phát làm đời sống kinh tế trở nên khó khăn hơn do số lượng tiền tệ gia tăng quá nhiều trong khi khối lượng hàng hóa sản xuất ra không tăng kịp. Vì giá cả tăng quá cao nên cần có khối lượng tiền tệ thật lớn mới mua được một món hàng có giá trị không cao lắm. Trật tự kinh tế bị đảo lộn do vật giá tăng lên tình trạng đầu tư tích trữ tràn lan. Hàng hóa khan hiếm người mua phải chấp nhập mua bằng mọi giá. Những người có thu nhập cố định như công nhân viên chức cán bộ hưu trí… nay nhận thấy rằng mức thu nhập thực tế của mình đã giảm xuống vì giá cả tăng sức mua của đồng tiền giảm mặc dù tiền lương tăng. Xu hướng người dân mua hàng hóa tích trữ thay vì gửi tiền vào ngân hàng hay đem đầu tư đã làm cầu tăng lên một cách giả tạo do vậy nguy cơ lạm phát bùng nổ càng cao.
Hoạt động tín dụng trở nên khó khăn hơn vì không ai muốn bỏ tiền ra cho vay sau đó thu về đồng tiền mất giá. Tính không chắc chắn của lạm phát là kẻ thù của tăng trưởng và đầu tư dài hạn. Các nhà đầu tư không giám đầu tư dài hạn vì độ rủi ro quá cao. Vì vậy, nó ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ hoạt động kinh tế xã hội quốc gia: hoạt động kinh tế biến dạng, gây tâm lý xã hội phức tạp,lãng phí sản xuất. Định vị quốc gia suy yếu trên thế giới do mất giá đối nội và đối ngoại của đồng tiền, khiến cho tỷ giá hối đoái gia tăng, khuynh hướng chuyển chuyển dịch tài sản và ngoại tệ ra nước ngoài nhiều hơn ngoại tệ và tài sản ở nước ngoài vào. Kết quả khiến cho dự trữ vay và ngoại tệ giảm sút.
Xây dựng bị đình trệ do các bản hợp đồng không được kí hay bị bán rẻ, thà chịu lỗ chứ không đợi vật giá leo thang.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM
2.1. Tổng quan tình hình lạm phát Việt Nam qua các giai đoạn:
H1. Biểu đồ lạm phát cho đến hết tháng 12 năm 2007
Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình chuyển từ nền kinh tế kế hoạch tập trung, quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN. Đây là con đường đã được khẳng định trong nghị quyết đại hội lần thứ VI của Đảng cộng sản Việt Nam. Chính sách và cơ chế quản lý giá ở Việt Nam cần được hoàn thiện và đổi mới nhằm vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô: Đảm bảo sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân, kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, xây dựng ngân sách và cán cân thương mại lành mạnh, đảm bảo sự công bằng xã hội trên cơ sở một nền kinh tế phát triển toàn diện và có hiệu quả.
2.1.1. Thời kì trước đổi mới( trước năm 1986):
Nền kinh tế vân hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp nên vấn đế giá cả chưa chụi tác động của cơ chế thị trường và do đó lạm phát không xuất hiện. Tuy nhiên, giai đoạn 1976 - 1985 nền kinh tế có nhiều biểu hiên suy thoái khủng hoảng và lạm phát. Thời kì này, vay nợ nước ngoài chiếm 38,2% tổng số thu NSNN và bằng 61,9% tổng số thu trong nước. Bội chi ngân sách và năm 1980 là 18,1% và năm 1985 là 36,6% so với GDP. Hình thành hệ thống 2 giá: giá nhà nước quy định và giá thị trường tự do, chênh lệch nhau hàng chục lần. Chính sách tín dụng tùy tiện, giá bao cấp, bất chấp quy luật phát triển vốn và không cân nhắc đến yêu cầu chống lạm phát, là tác nhân quan trọng làm bùng nổ lạm phát trong 5 năm 1981 -1985. Quý IV - 1985 cuộc cải cách giá lương tiền đưa mặt bằng giá lên mức phản ánh được sức mua thực tế đồng tiền đã bị mất giá quá lớn năm 1981-1985 và chuyển đổi từ cơ chế 2 giá sang cơ chế 1 giá.
2.1.2. Thời kì kinh tế bắt đầu đổi mới(1986 - 1990):
Bước sang thời kì đổi mới, nền kinh tế nước ta vẫn là thời kì khủng hoảng kinh tế xã hội, kinh tế phát triển chậm và bất ổn định. Mức lạm phát kéo dài trong vòng 3 năm với tỷ lệ lạm phát trung bình đạt 463,9%/ năm( đạt mức đỉnh điểm là 774,7% vào năm 1986 và 398,8% vào năm 1988). Sự kiện hiếm có không những trong lịch sử Việt Nam mà cả đối với phần lớn các nền kinh tế trên thế giới. Sau đó giảm dần xuống lạm phát 2 chữ số nhưng vẫn còn ở mức cao( năm 1989 là 34.7% và năm 1990 là 67,1%).
2.1.3. Thời kì kinh tế đi vào ổn định(1991 - 1995):
Giai đoạn này tình hình kinh tế có nhiều chuyển biến tích cực, tốc độ tăng trưởng khá cao, liên tục và toàn diện. Tổng sản phẩm trong nước tăng hơn 8,2% và lạm phát bắt đầu được đẩy lùi( chỉ số CPI từ 67,1% (1990) còn 12,7% (1995).
2.1.4. Thời kì có dấu hiệu trì trệ(1996 - 2000):
Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực có tách động không nhỏ đến nền kinh tế nước ta. Nền kinh tế phải đối mặt với thách thức quyết liệt từ những yếu tố không thuận lợi bên ngoài và thiên tai liên tiếp ở trong nước. Điểm đặc biệt của thời kì này là đi cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế có chiều hướng chững lại là việc giảm xuống của tỷ lệ lạm phát dưới mức kiểm soát và chuyển sang xu thế thiểu phát( tỷ lệ lạm phát năm 1996 là 4,5% xuống còn -0.6% năm 2000). Làm cho nhu cầu hàng hóa trên thế giới giảm, nhu cầu nhập khẩu hàng hóa dịch vụ giảm xuống. Nhà nước đã áp dụng giải pháp hỗ trợ cán bộ công chức nhà nước như từng bước cải thiện cơ bản đời sống và từng bước tiền tệ hóa tiền lượng. Thực thi chính sách nới lỏng tiền tệ với sự điều chỉnh kịp thời linh hoạt theo tín hiệu thị trường. Dùng nhiều biện pháp kích cầu nhà nước đã có hàng loạt giải pháp nhằm hỗ trợ cho người cùng kiệt như: tăng bù lãi suất cho ngân hàng người cùng kiệt và nâng mức cho vay đối với hộ gia đình. Kiểm soát chặt chẽ tình trạng buôn lậu qua biên giới, trên biển và đất liền. Hỗ trợ tìm kiếm thị trường, tổ chức nguyên cứu và tìm kiếm thị trường hỗ trợ các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh.
2.1.5. Thời kì nền kinh tế có bước phát triển mới (2001 - 2004):
Với mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững và ổn định, trong bốn n

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

NgocDo1984

New Member
Re: [Free] Lý luận về lạm phát tiền tệ: Thực trạng lạm phát ở Việt Nam hiện nay và giải pháp khắc phục

minh xin link de tham khao xin cam on
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top