minhthien101988

New Member
Download Báo cáo Thực tập tại công ty dịch vụ thương mại số 1

Download Báo cáo Thực tập tại công ty dịch vụ thương mại số 1 miễn phí





MỤC LỤC
PHẦN I 1
ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ – KỸ THUẬT CỦA CÔNG TY DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI SỐ 1 1
I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI SỐ 1 1
1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 1
2 Chức năng và nhiệm vụ hoạt động của Công ty Dịch vụ số 1 5
3 Kết quả hoạt động một số năm gần đây 5
II ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY THƯƠNG MAỊ DỊCH VỤ SỐ 1 7
1 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 7
2 Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 10
PHẦN II 13
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN TẠI CÔNG TY THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ SỐ 1 13
I. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ SỐ 1 13
II. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ SỐ1 15
1 Những thông tin chung về tổ chức công tác kế toán 15
2.Tổ chức vận dụng chứng từ kế toán 16
3. Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán 16
4 Sổ kế toán 17
III. ĐẶC ĐIỂM QUY TRÌNH KẾ TOÁN CỦA CÁC PHẦN HÀNH KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ 19
1 Kế toán TSCĐ 19
2 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 24
3. Kế toán mua hàng và thanh toán với người bán 31
3.1 Chứng từ và quy trình luân chuyển chứng từ 31
4 Kế toán bán hàng và thanh toán với khách hàng 38
8 Kế toán lợi nhuận và phân phối lợi nhuận 11
PHẦN III 13
ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ SỐ 1 13
I . ƯU ĐIỂM 13
II. NHỮNG TỒN TẠI 15
 
 
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

.Tổ chức vận dụng chứng từ kế toán
Chứng từ công ty sử dụng là: Hợp đồng kinh tế; hoá đơn GTGT; các loại thẻ như thẻ kho, thẻ TSCĐ; Biên bản thanh lý TSCĐ, phiếu kế toán, phiếu thu, phiếu chi, Giấy đề nghị thanh toán; phiếu nhập kho, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, bảng kê bán lẻ; Tờ khai thuế giá trị gia tăng …
3. Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán
Công ty sử dụng hệ thống tài khoản ban hành theo QĐ số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 và sửa đổi, bổ xung theo TT số 89/2002/TT- BTC ngày09/10/2002 của BTC.
Hướng chi tiết tài khoản công ty áp dụng là:
- Tài khoản các loại tiền: Ngoài tài khoản tiền mặt, Tài khoản TGNH công ty chi tiết theo các Ngân hàng và ngoại tệ gửi tại các Ngân hàng
- Tài khoản công nợ khách hàng công ty: Công ty chi tiết theo hướng khách hàng của công ty( phòng NV1 và NV2), khách hàng của phòng NV3, khách hàng phòng NV4, khách hàng của quầy lẻ, công nợ khoán xe, dịch vụ nhà nghỉ.
- Tài khoản thuế GTGT: Công ty chi tiết theo hướng thuế GTGT được khấu trừ và thuế GTGT phải nộp cho các kho Công ty, kho cửa hàng 3 (Trung tâm Dệt may 3), cửa hàng 12 Bờ hồ, hàng nhập khẩu
- Tài khoản chi phí sản xuất dở dang và thành phẩm: Công ty chi tiết theo chi phí sản xuất dở dang của công ty (TK1541), của CH3 ( cửa hàng 3) (TK1543), của xưởng chỉ (154C)
- Tài khoản hàng hoá:
+ Tài khoản Giá mua hàng hoá: Chi tiết theo hàng hoá của công ty, của CH3 (cửa hàng 3), CH4 (phòng phụ liệu), hàng hoá của quầy lẻ Bình, cửa hàng 12 Bờ hồ
+ Tài khoản Chi phí thu mua hàng hoá
- Tài khoản vay ngắn hạn:
+Tài khoản Vay ngắn hạn VNĐ: Chi tiết tại Ngân hàng Công thương Việt Nam, tại Công ty tài chính dệt may, của CBCNV
+Tài khoản Vay ngắn hạn USD : Chi tiết tại Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và phát triển
- Tài khoản doanh thu, giá vốn : Công ty chi tiết theo doanh thu bán hàng và giá vốn của công ty, của CH3, của CH4 (phòng phụ liệu), của quầy lẻ Bình, cửa hàng 12 Bờ hồ, của xưởng chỉ, doanh thu tiền hoa hồng.
4 Sổ kế toán
Hình thức sổ kế toán áp dụng: sử dụng phần mềm kế toán của công ty FAST theo hình thức Nhật ký chung
+ Các loại sổ chi tiết công ty sử dụng:
Vì sử dụng hệ thống kế toán máy nên các sổ chi tiết của các tài khoản được lưu trữ trong máy. Đến cuối năm công ty in ra tất cả sổ Cái của các tài khoản tổng hợp coi đó là sổ chi tiết theo dõi cho từng năm. Ngoài ra, công ty sử dụng một số sổ chi tiết để theo dõi ngoài như : Sổ chi tiết TK 1311, TK3311, TK154, TK3331
+ Quy trình ghi sổ kế toán theo hình thức NKC
Sơ đồ 3 : TRÌNH TỰ GHI SỔ TRÊN MÁY VI TÍNH
Chứng từ ban đầu
Nhập dữ liệu vào máy
Xử lý tự động theo chương trình
Sổ kế toán chi tiết
Nhật ký chung
Các báo cáo kế toán
Việc trang bị vi tính tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kế toán, giảm nhẹ bớt được những phần đơn giản, từ những chứng từ ban đầu, tuỳ theo từng công việc của mỗi kế toán, sẽ nhập dữ liệu vào máy theo từng phần hành theo từng ngày phát sinh các nghiệp vụ. Máy sẽ tự động xử lý theo chương trình. Hàng ngày, cuối tháng, cuối quý kế toán in ra các sổ tổng hợp, Sổ Cái, Báo cáo kế toán phục vụ cho công tác kế toán tại đơn vị
+ Báo cáo tài chính
Kỳ lập báo cáo: Theo quý
Các báo cáo được lập:
Bảng Cân đối kế toán
Báo cáo kết quả SX – KD (phần 1)
Báo cáo thực hiện nghĩa vụ với nhà nước (phần 2)
Thuế GTGT được khấu trừ (phần 3)
Thuyết minh báo cáo tài chính
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh
III. ĐẶC ĐIỂM QUY TRÌNH KẾ TOÁN CỦA CÁC PHẦN HÀNH KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ
1 Kế toán TSCĐ
1.1 Chứng từ và luân chuyển chứng từ
µ Chứng từ sử dụng
Hoá đơn GTGT (hoá đơn mua TSCĐ)
Biên bản giao nhận TSCĐ
Thẻ TSCĐ
- Quyết định thanh lý TSCĐ
Biên bản thanh lý TSCĐ theo mẫu 03-TSCĐ ban hành theo QĐ số 1141- TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ TC
- Bảng tính khấu hao TSCĐ
Phiếu kế toán
µ Quy trình luân chuyển chứng từ
*Quy trình luân chuyển chứng từ tăng TSCĐ tai Công ty
Sơ đồ 4 : QUY TRÌNH LUÂN CHUYỂN CHỨNG TỪ TĂNG TSCĐ TẠI CÔNG TY
Nghiệp
vụ mua TSCĐ
Giám đốc
Công ty
Quyết định mua TSCĐ
-Lập biên bản giao nhận
-Giao nhận TSCĐ
P.TCHC & P. Kế toán và bên bán
Kế toán TSCĐ
-Lập thẻ TSCĐ
-Nhập số liệu vào máy lên sổ chi tiết, sổ tổng hợp TSCĐ
-Lưu
Lưu và bảo quản
(1) (2) (3)
(1) (2) )
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh , TSCĐ của công ty thường xuyên biến động. Để quản lý tốt TSCĐ, kế toán phải theo dõi chặt chẽ đầy đủ mọi trường hợp biến động.
(1): Giám đốc công ty dựa trên tình hình về TSCĐ của công ty do nhu cầu về sản xuất kinh doanh quyết định mua TSCĐ.
(2): Công ty nhận được HĐ mua TSCĐ (HĐ GTGT hay HĐ bán hàng). Hội đồng giao nhận TSCĐ của công ty gồm có phòng TCHC và phòng Kế toán, hội đồng này có nhiệm vụ nghiệm thu và cùng với thay mặt của đơn vị giao TSCĐ lập “Biên bản giao nhận TSCĐ”. Biên bản này lập cho từng đối tượng TSCĐ bao gồm Máy móc thiết bị và công cụ quản lý, sau đó sao cho mỗi bên lưu giữ một bản để lưu vào hồ sơ riêng. Hồ sơ đó bao gồm biên bản giao nhận TSCĐ, các bản sao tài liệu kỹ thuật, các HĐ GTGT, giấy vận chuyển bốc dỡ. Phòng kế toán giữ lại hồ sơ đó để làm căn cứ tổ chức hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết TSCĐ.
(3): Kế toán TSCĐ sẽ lập thẻ TSCĐ và cập nhật thông tin về TSCĐ vào phần hệ “Kế toán TSCĐ” sau đó vào phần “Khai báo thông tin về tài sản” ở phần mềm FAST, dựa trên đó làm cơ sở để lên sổ Cái và sổ tổng hợp TSCĐ và lưu, bảo quản thông tin về TSCĐ trên máy. Số liệu về tài sản cố định được lưu theo năm. Vì vậy mỗi khi sang một năm làm việc mới phải thực hiên việc kết chuyển danh mục TSCĐ sang năm làm việc mới, kế toán TSCĐ Vào phần “Chuyển số liệu cuối năm về tài sản sang năm làm việc mới”
Khai báo thông tin về tài sản
Các thông tin chính về tài sản được Fast Accounting quản lý bao gồm:
Mã tài sản (số thẻ), tên tài sản, Đơn vị tính, phân loại nhóm tài sản, Nước sản xuất, năm sản xuất, Lý do tăng tài sản, Ngày tăng tài sản, Bộ phận sử dụng, Nguyên giá(theo nguồn vốn khấu hao), Giá trị đã khấu hao, Giá trị còn lại, Ngày ghi nhận giá trị còn lại, Ngày bắt đầu tính khấu hao, tài sản có/không tính khấu hao, Tài khoản TSCĐ (TK 211), tài khoản hao mòn TSCĐ (TK 214), Tài khoản chi phí ( TK 642), Số tháng khấu hao, Tỷ lệ khấu hao tháng, giá trị tính khấu hao.
*Quy trình luân chuyển chứng từ giảm TSCĐ tại Công ty
Sơ đồ 5 : QUY TRÌNH LUÂN CHUYỂN CHỨNG TỪ GIẢM TSCĐ TẠI CÔNG TY
Nghiệp vụ thanh lý TSCĐ
Giám đốc công ty
Quyết định thanh lý TSCĐ
Lập biên bản thanh lý TSCĐ
Ký biên bản thanh lý TSCĐ
Nhập dữ liệu vào máy
Lưu
Ban thanh lý TSCĐ (P.TCHC và P.Kế toán)
Giám đốc và kế toán trưởng
Kế toán TSCĐ
(1) (2) (3) (4)
(4)
(1): Giám đốc công ty căn cứ vào thủ tục mà kế toán TSCĐ xác định là TSCĐ không dùng được, ra quyết định thanh lý TSCĐ.
(2): Dựa trên quyết định của giám đốc, ban thanh lý TSCĐ bao gồm P.TCHC và P. Kế toán lập biên bản thanh lý TSCĐ.
(3): Giám đốc và kế toán trưởng ký biên bản thanh lý TSCĐ.
(4): Kế toán TSCĐ dựa vào biên bản thanh lý TSCĐ làm căn cứ để nhập nghiệp vụ th...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top