detamgai_78

New Member
Download Khóa luận Khai thác giá trị văn hóa của các làng nghề truyền thống ở Thủy Nguyên để phát triển du lịch làng nghề ở Hải Phòng

Download Khóa luận Khai thác giá trị văn hóa của các làng nghề truyền thống ở Thủy Nguyên để phát triển du lịch làng nghề ở Hải Phòng miễn phí





MỤC LỤC
Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài.1
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài .2
3. Phạm vi nghiên cứu.2
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.3
5. Phương pháp nghiên cứu.3
6. Khả năng đóng góp của đề tài.3
7. Nội dung và bố cục của khoá luận.3
Chương 1
Cơ sở lý luận về du lịch, làng nghề và làng nghề truyền thống
1.1. Khái niệm chung về du lịch.4
1.2. Làng nghề và làng nghề truyền thống.4
1.2.1. Làng nghề.4
1.2.2. Làng nghề truyền thống.5
1.2.3. Vai trò, ý nghĩa của nghề truyền thống.6
1.2.4. Đặc trưng của nghề truyền thống.7
1.3. Du lịch làng nghề truyền thống.8
1.4. Điều kiện phát triển du lịch làng nghề truyền thống.8
1.5. Vai trò của du lịch trong phát triển các làng nghề truyền thống.9
1.6. Vai trò của làng nghề truyền thống trong phát triển du lịch.10
1.7. Tiểu kết.11
Chương 2
Khai thác giá trị văn hoá các làng nghề truyền thống
ở Thuỷ Nguyên
 
2.1. Khái quát về huyện Thuỷ Nguyên.12
2.1.1. Điều kiện tự nhiên.12
2.1.2. Điều kiện xã hội.13
2.2. Khai thác giá trị văn hoá một số làng nghề truyền thống ở Thủy Nguyên
2.2.1. Làng nghề Đúc cơ khí Mỹ Đồng. 16
2.2.1.1. Khái quát về xã Mỹ Đồng. 16
2.2.1.2. Truyền thuyết về ông tổ nghề. 18
2.2.1.3. Lịch sử hình thành và phát triển làng nghề. 19
2.2.1.4. Quy trình sản xuất.21
2.2.1.5. Đặc trưng sản phẩm.23
2.2.1.6. Lễ hội làng nghề.23
2.2.1.7. Ảnh hưởng của làng nghề đối với đời sống cư dân.23
2.2.2. Làng nghề trồng và chế biến Cau Cao Nhân
2.2.2.1. Khái quát về xã Cao Nhân.24
2.2.2.2. Nguồn gốc cây cau.24
2.2.2.3. Nghề ươm, trồng cau Cao Nhân.26
2.2.2.4. Chế biến cau khô.27
2.2.2.5. Làng nghề cau với đời sống cư dân.28
2.2.3. Làng nghề khai thác, nuôi trồng, và dịch vụ thuỷ sản Lập Lễ
2.2.3.1. Khái quát về xã Lập Lễ.29
2.2.3.2. Quá trình hình thành và phát triển nghề cá Lập Lễ.30
2.2.3.3. Ảnh hưởng của làng nghề đối với đời sống của cư dân.33
2.2.4. Làng nghề Vận tải thuỷ An Lư
2.2.4.1. Khái quát về xã An Lư .39
2.2.4.2. Lịch sử hình thành và phát triển làng nghề.39
2.2.4.3. Đời sống văn hoá của cư dân làng nghề .41
2.2.5. Làng nghề Mây tre đan Chính Mỹ
2.2.5.1. Khái quát về xã Chính Mỹ.42
2.2.5.2. Lịch sử hình thành và phát triển làng nghề.43
2.2.5.3. Quy trình tạo ra sản phẩm.45
2.2.5.4. Ảnh hưởng của làng nghề đối với cư dân.46
2.3. Tiểu kết.47
 
 
 
Chương 3
Thực trạng hoạt động du lịch tại một số làng nghề và giải pháp phát triển du lịch tại một số làng nghề ở Thuỷ Nguyên
3.1. Đôi nét về hoạt động du lịch ở Thuỷ Nguyên.48
3.2. Thực trạng hoạt động du lịch tại một số làng nghề.50
3.3. Đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch tại các làng nghề ở Thuỷ Nguyên .
3.3.1. Đẩy mạnh công tác bảo tồn làng nghề truyền thống ở Thuỷ Nguyên .51
3.3.2. Đầu tư xây dựng phát triển làng nghề và du lịch làng nghề.52
3.3.3. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch .52
3.3.4. Tổ chức không gian du lịch làng nghề .52
3.3.5. Xây dựng các tour du lịch chuyên đề làng nghề.53
3.3.6. Tăng cường hoạt động quảng bá, quảng cáo.56
3.3.7. Phát triển nguồn nhân lực tại các làng nghề.57
3.4. Giải pháp riêng cho từng làng nghề.58
3.4.1. Làng nghề Đúc cơ khí Mỹ Đồng.58
3.4.2. Làng nghề Cau Cao Nhân.59
3.4.3. Làng nghề cá Lập Lễ.59
3.4.4. Làng nghề Mây tre đan Chính Mỹ .59
3.4.5. Làng nghề Vận tải thuỷ An Lư.59
3.5. Tiểu kết.60
Kết luận
Phụ Lục
Tài liệu tham khảo
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

ng thép Thái Nguyên, Cao Bằng (giá nguyên liệu là do hai bên tự thỏa thuận một ký hợp đồng)
* Công đoạn sản xuất (các công đoạn sản xuất được chuyên môn hóa)
Sau khi đã chuẩn bị đủ nguyên vật liệu cũng như lực lượng lao động thì tiến hành các công đoạn tạo ra sản phẩm:
1) Công đoạn chế tạo mẫu:
Đây là khâu quan trọng cũng là khâu đầu tiên vì tại đây người thợ phải rất tài năng và chính xác từ những chi tiết hiển thị trên bản vẽ. Người thợ mẫu thiết kế mẫu sao cho thuận lợi nhất cho các khâu tiếp theo.
2) Công đoạn làm khuôn (tạo hình sản phẩm)
Công đoạn này làm nhiều khâu khác nhau và được chuẩn bị kỹ càng, tỷ mỷ.
Nguyên liệu để làm khuôn là bằng nhôm (gỗ) và cát. Đầu tiên là chuẩn bị cát. Cát ở đây phải đảm bảo được các yếu tố kỹ thuật như độ kết dính, độ chịu nhiệt, độ thoát hơi và thoát khí tốt. Tiếp theo là chuẩn bị làm khuôn sao cho phù hợp với hình thù sản phẩm (mẫu sản phẩm)
Khi đã chuẩn bị tốt các khâu trên là đến khâu làm khuôn. Tại đây chúng ta được thấy sự khéo léo với những đường bay nhát búa, người thợ làm khuôn đã đưa mẫu vào cát tạo ra những bản sao hệt chức năng của bản mẫu, sản phẩm được tạo ra có đẹp có bắt mắt hay không quyết định phần lớn ở khâu này. Tại khâu này, yếu tố tay nghề kinh nghiệm sự sáng tạo được huy động tối đa. Người thợ làm khuôn ở đây được gọi với cái tên là thợ nền hay thợ cả. Để trở thành một người thợ cả giỏi phải mất rất nhiều năm lao động mới tích lũy được kinh nghiệm. Người thợ cả đa phần xuất phát từ thợ phụ từ sự học hỏi, rèn luyện mà nên.
3) Công đoạn nấu luyện
Cùng song hành với các thợ cả, thợ phụ là những chú, bác công nhân nấu luyện kim loại. Đây là công đoạn đòi hỏi kinh nghiệm, trình độ hiểu biết về khoa học, hiểu bết về đặc tính của từng kim loại và có thể chịu được sức nóng, cái bụi từ lò luyện.
Người trong làng nghề thường nấu kim loại bằng 2 kiểu lò. Đó là lò điện hay còn gọi là lò trung tần và thông dụng, thường xuyên từ khi có làng nghề người làng sử dụng cách nấu thủ công bằng lò than hay còn gọi là “lò tẽo”. Đứng từ xa ta cũng cảm nhận được sức nóng và cái bụi ấy thế mà các chú vẫn làm miệt mài, hăng say. Có thể thấy cái nóng đã làm làn da của người thợ đen xạm mồ hôi ướt đẫm. Có thể mới biết họ phải yêu nghề đến mức nào.
Các thanh mảnh kim loại đang ở thể rắn được đưa vào lò luyện chỉ sau ít phút các thanh kim loại sáng rực, nóng chảy hòa quyện vào nhau. Sau đó người thợ rót hay còn gọi là thợ “đổ” đưa đến khu vực khuôn đã làm sẵn để đổ. Tại đây ta như đang chiêm ngưỡng màn biểu diễn thử sức nóng, sự cân bằng trong thao tác đổ vì nếu không khéo sẽ bị vương kim loại nóng gây bỏng khi mà nhiệt độ kim loại lúc này lên tới 10000C.
4) Công đoạn làm nguội, làm sạch bề mặt sản phẩm
Sau khi sản phẩm nguội thì được làm sạch để bỏ những phần thừa, phụ để cho sản phẩm đạt theo đúng ý, yêu cầu........
2.2.1.5. Đặc trưng sản phẩm
Khi làng đúc mới hình thành, người thợ đúc ra những sản phẩm là những công cụ thô sơ, phục vụ cho ngành nông nghiệp như: ống tay xe ba gác, cuốc, xẻng, lưỡi cày hay những vật dụng trong sinh hoạt: nồi, chảo... ở thời kỳ này họ làm hoàn toàn bằng thủ công.
Khi thị trường phát triển, nhu cầu của khách yêu cầu có nhiều sản phẩm đa dạng hơn để phục vụ cho công nghiệp nắp giáp, khai khoáng, vận tải, cầu đường... thì người thợ đúc ra những sản phẩm đòi hỏi kỹ thuật cao hơn, lúc này họ phải dựa vào máy móc (dùng cẩu, lò điện thay thế lò than) tuy nhiên bàn tay thủ công của người thợ vẫn là chính (bán thủ công). Những sản phẩm hiện nay được thị trường trong nước và thế giới (châu Âu, châu Mỹ, châu Á) biết đến như: chân máy khâu, vỏ động cơ, bệ máy, nắp ga, bếp nướng, sản phẩm hoa gang, cột đèn trang trí. Các mặt hàng đạt chất lượng cao, cung cấp cho nhiều nhà máy lớn như đóng tàu, nắp giáp xe máy. Đó là: chân vịt, bạc biên, tăng bua, mô tơ, máy bơm...
2.1.6. Lễ hội làng nghề
Nghề đúc truyền thống ở Phương Mỹ – Mỹ Đồng được tổ chức theo kiểu “gia đình công nghệ”. Mỗi gia đình là một công xưởng, mọi người có quan hệ bà con ruột thịt, trong làng ngoài xã với nhau dưới sự điều hành của một người gia trưởng chứ không có quan hệ chủ thợ như ở các nước công nghiệp khác. Các thợ đúc Phương Mỹ đã lập nên phường đúc. Hàng năm phường thợ họp và tổ chức tế lễ vào ngày 25 tháng giêng. Vào ngày này làng xóm Phương Mỹ vô cùng nhộn nhịp, vui tươi, tiệc tùng linh đình. Gặp năm làm ăn khá giả, phường thợ còn mời cả cô đào, đoàn chèo về ca hát góp vui. Tham gia phường có đầy đủ các gia đình thợ đúc trong làng nhằm giữ vũng tình đồng nghiệp để cùng giúp đỡ nhau khi có việc vui mừng hay buồn lo. Hàng năm, phường đúc Phương Mỹ tổ chức họp một hay hai kỳ để cử ra một trưởng họ và lo làm lễ giỗ tổ nghề.
Tuy nhiên khi kinh tế thị trường phát triển, làng nghề đúc mang tính công nghiệp hóa vẫn có hiệp hội làng nghề nhưng lễ hội đã không còn.
2.2.1.7. Ảnh hưởng của làng nghề đối với đời sống cư dân
Làng nghề đúc trở thành niềm tự hào của người dân Mỹ Đồng trước đây nghề đúc chỉ là nghề phụ nhưng đến nay nó đã trở thành nghề chính nuôi sống người dân. Làng nghề đúc đã tạo công ăn việc làm cho hầu hết lực lượng thanh niên trong độ tuổi lao động có công ăn việc làm ổn định, đời sống khá giả. Thấy rõ được tầm quan trọng của làng nghề mà mỗi một người thợ lao động đều cố gắng hết sức trong việc phát triển làng nghề, khẳng định chỗ đứng trên thị trường trong và ngoài nước với thương hiệu làng nghề đúc cơ khí Mỹ Đồng
2.2.2. Làng nghề trồng và chế biến cau Cao Nhân
2.2.2.1. Khái quát về xã Cao Nhân
Xã Cao Nhân nằm ở phía bắc của thành phố Hải Phòng và huyện Thủy Nguyên, cách trung tâm thành phố khoảng 12km, cách trung tâm huyện 7km. Giáp với Kiền Bái, Mỹ Đồng, Hợp Thành, Chính Mỹ, Sông Cấm. Xã Cao Nhân có lịch sử tương đối giống với xã Mỹ Đồng. Là một xã nông nghiệp với diện tích tự nhiên 557,87ha, dân số là 9445 người, số hộ: 2623 (2007)
Xã Cao Nhân là một trong những xã có số khẩu đông của huyện Thủy Nguyên song diện tích đất trồng cây hàng năm quá ít, diện tích đất trồng hàng năm được chia theo số khẩu khoảng 180m2 trên một khẩu. Do đó đời sống nhân dân trong những năm tháng sử dụng đất để trồng lúa vô cùng khó khăn, vì địa hình dân cư của xã ở không tập trung, đồng đất không bằng phẳng, đất có độ phèn cao. Do đó năng xuất cây lúa không cao. Chính vì điều kiện tự nhiên này mà cây cau được trồng ở đây. Các cụ có câu nói ngược “thiếu đất trồng dừa, thừa đất trồng cau” cây cau là loại cây trồng không cần nhiết đất, không cần chăm sóc nhiều, ít bệnh và thu hoạch lâu năm. Chính vì vậy mà cây cau đã thích ứng được với mảnh đất Cao Nhân và nơi đây đã trở thành làng nghề trồng cau làng Nhân Lý chủ yếu. Cụ Tứ (người có kinh nghiệm trồng cau lâu năm) kể rằng: x...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
A Khai thác các giá trị văn hoá của lễ hội đền Sóc (đền Gióng) – Sóc Sơn để phục vụ du lịch Khoa học Tự nhiên 0
M Đánh giá tình trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động khai thác than của dự án Đồng Vông – Uông bí – Q Công nghệ thông tin 0
R Bước đầu đánh giá hiệu quả kinh tế của việc khai thác các công trình thuỷ nông trên địa bàn huyện Th Luận văn Kinh tế 0
W Đánh giá một số mặt quản lý của Trung tâm khai thác ga Nội Bài trong năm 2008 Luận văn Kinh tế 0
B Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội môi trường của dự án mở rộng khai thác mỏ than Núi Béo Luận văn Kinh tế 0
Z Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phi sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Xí nghiệp khai thác - Dịch Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá tình hình khai thác, tiêu thụ và phát triển lâm sản ngoài gỗ ở xã Hồng Trung, huyện A Lưới, Nông Lâm Thủy sản 0
B Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ đánh giá tác động môi trường đối với các dự án khai thác khoáng sả Luận văn Sư phạm 2
A Đánh giá hoạt động khai thác thư viện nhà trường phục vụ cho việc học tập của sinh viên năm cuối hệ Luận văn Sư phạm 0
X Đánh giá hiệu quả đầu tư trong hoạt động khai thác hải sản tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top